Những điều bạn nhất định phải biết về bảng cân đối kế toán ngân hàng

bảng cân đối kế toán ngân hàng

Với bất cứ doanh nghiệp nào muốn phát triển thì bộ phận kế toán đóng vào trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là bảng cân đối kế toán ngân hàng. Đây là tài liệu tài chính tổng kết và theo dõi thu chi của doanh nghiệp từ đó hoạch định chiến lược phát triển trong tương lai. Vậy bảng cân đối kế toán là gì? Các nguyên tắc nào cần nắm khi lập bảng cân đối kế toán? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé!

Bảng cân đối kế toán ngân hàng là gì?

Bảng cân đối kế toán ngân hàng là thuật ngữ vô cùng quen thuộc đối với dân tài chính. Bạn có thể hiểu đây là một bảng tổng hợp các thông tin về tài chính của một tổ chức bất kỳ như: Nguồn vốn, tài sản. Thông qua bảng tải chính chúng ta có thể nắm rõ được phần nào sự phát triển của doanh nghiệp. Bởi bảng cân đối sẽ cung cấp các con số nói lên tiềm lực kinh tế của công ty trong thời điểm đó.

Ngoài ra thì những con số trên bảng cân đối kế toán ngân hàng còn phản ánh tình hình về tài sản, dòng vốn của một tổ chức. Thông qua những chỉ tiêu trên bảng này doanh nghiệp có thể nắm được tình hình hoạt động và đưa ra mục tiêu, định hướng cụ thể trong tương lai.

Bảng cân đối kế toán ngân hàng là gì?
Bảng cân đối kế toán ngân hàng là gì?

Một bảng cân đối kế toán ngân hàng đầy đủ gồm những thành phần gì?

Sau khi nắm bắt được tổng quan về bảng cân đối kế toán ngân hàng thì tiếp theo chúng ta cùng đến với những thành phần cần có trong loại bảng này. Sau đây là một số yếu tố cần biết để có được bảng cân đối kế toán hoàn thiện.

  • Về phần tài sản: 
  • Xét mặt kinh tế: Phần này bao gồm các số liệu phản ánh các thông tin về tài sản của công ty bao gồm: Dòng tiền, tài sản cố định, các khoản đầu tư, hàn hóa, khoản nợ.
  • Xét mặt pháp lý: Bao gồm những con số thể hiện tài sản thuộc quyền sở hữu của những đơn vị nào để quản lý, sử dụng.
  • Về phần nguồn vốn: 
  • Xét mặt kinh tế: Những số liệu thể hiện trong cột này nêu rõ quy mô và tính hình tài chính của doanh nghiệp.
  • Xét về mặt pháp lý: Những số liệu này nêu rõ trách nghiệm của việc quản lý, sử dụng nguồn vốn của nhà đầu tư,…
Những thành phần cần có trong bảng cân đối kế toán
Những thành phần cần có trong bảng cân đối kế toán

Tìm hiểu thêm về Luật kế toán

Nguyên tắc cần biết khi lập bảng cân đối kế toán ngân hàng

Nếu bạn là nhân viên mới trong lĩnh vực này và muốn lập một bảng cân đối kế toán sao cho chuẩn nhất thì tuyệt đối không được bỏ qua các nguyên tắc sau đây. 

Thứ nhất khi lập một bảng cân đối kế toán tất cả các số liệu về tài sản cũng như nợ bạn cần phân theo trình tự ngắn hạn và dài hạn. Cụ thể với những thành phần này bạn cần tuân thủ các điều kiện như:

  • Số nợ, tài sản cần đảm bảo thanh toán và thu hồi trong một năm kể từ ngày hết kỳ kế toán sẽ thuộc vào ngắn hạn.
  •  Còn số nợ, tài sản mà được thanh toán hay thu hồi hơn một năm kể từ ngày hết kỳ kế toán sẽ được cho là dài hạn.

Thứ hai đối với các công ty chu kỳ kinh doanh thường niên trên 12 tháng thì được phân loại như sau:

  • Số tài sản, nợ được thu hồi hay thanh toán trong chu kỳ được gọi là ngắn hạn.
  • Ngược lại số tài sản, chu kỳ được thu hồi và thanh toán dài hơn 1 chu kỳ kinh doanh gọi là dài hạn.

Thứ ba, đối với các doanh nghiệp không có chu kỳ kinh doanh cụ thể thì các khoản nợ và tài sản được xây dựng theo tính thanh khoản giảm dần. 

Nguyên tắc cần biết khi lập bảng cân đối kế toán ngân hàng
Nguyên tắc cần biết khi lập bảng cân đối kế toán ngân hàng

Tham khảo thêm dịch vụ Thành lập mới tại WinPlace

Những thứ cần chuẩn bị khi lập bảng cân đối kế toán ngân hàng?

Một bảng cân đối kế toán hoàn chỉnh bên cạnh những nguyên tắc thì người thực hiện cũng cần có những nghiệp vụ kế toán cơ bản. Bao gồm các kiến thức phát sinh trong sổ kế toán, thông tin về vấn đề kiểm kê, phản ánh về hàng tồn kho trong sổ kế toán. 

Bên cạnh đó cần biết so sánh khoản thu, chi thông qua việc đối chiếu số liệu dựa trên sổ kế toán. Ngoài ra cũng cần nắm các con số thực tế trong hoạt động kinh doanh của đơn vị. Bảng cân đối kế toán làm ra cần đảm bảo dễ hiểu để người dùng có thể dễ dàng phân tích. Thêm nữa bạn không được bù trừ giữa các khoản thu – khoản phải trả.

Để giúp bạn dễ dàng hơn trong việc lập bảng cân đối chuẩn thì sau đây là các bước cần thực hiện:

  • Bước 1: Kiểm tra tính chân thật các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của đơn vị.
  • Bước 2: Khóa sổ kế toán rồi tiến hành đối chiếu số liệu với các sổ có liên quan.
  • Bước 3: Tiến hành bút toán kết chuyển trung gian và khóa hoàn toàn sổ kế toán.
  • Bước 4: Lập bảng cân đối các số liệu phát sinh.
  • Bước 5: Lập bảng cân đối kế toán, kiểm tra và duyệt sổ.
Cần chuẩn bị gì khi lập bảng cân đối kế toán ngân hàng?
Cần chuẩn bị gì khi lập bảng cân đối kế toán ngân hàng?

Bảng cân đối kế toán ngân hàng là một trong những tài liệu quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Bởi vậy bất cứ nhân viên nào khi thực hiện xây dựng bảng này cần hết sức cẩn thận và tỉ mỉ tránh những sai sót không đáng có. Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn thiết lập nên một bảng cân đối kế toán hoàn chỉnh và chuyên nghiệp nhất.

WinPlace chúc các doanh nghiệp thành công!

Thiên Bình
Thiên Bình

Biên tập viên tại Winplace Coworking Space

Add Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài viết liên quan

CitiLight
Chi nhánh quận 1
CitiLight Tower, 45 Võ Thị Sáu, P.Đa Kao, Q.1

Toà nhà văn phòng ngay trung tâm Quận 1

Đem đến hình ảnh chuyên nghiệp, đẳng cấp cho DN

Quy mô: 10.150 m²- 14 tầng

Quản lý chuyên nghiệp từ Savills Việt Nam

jamona
Chi nhánh quận 7
Jamona Heights , 210 Bùi Văn Ba, P. Tân Thuận Đông, Q.7

Toà nhà hiện đại, thuộc khu đô thị ven sông sầm uất, tiện nghi

Không gian làm việc ‘xanh’, ôm trọn view Q.7

Quy mô: 5,768 m²

Gồm 2 blocks – 18 tầng