Quyết định thành lập công ty thể hiện trách nhiệm và quyền lợi của các chủ sở hữu. Nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo nên doanh nghiệp mới, là căn cứ để các cơ quan có thẩm quyền thực hiện nghĩa vụ của mình.
Vì vậy, trong hồ sơ đăng ký thành lập, bạn cần có văn bản này và điền đúng thông tin.
Dưới đây là các mẫu quyết định theo từng loại hình và lưu ý thực hiện cho bạn.
Mẫu quyết định thành lập Công ty TNHH

Công ty TNHH tồn tại dưới hai hình thức là công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên trở lên. Do đó mà mẫu quyết định thành lập doanh nghiệp sẽ có một số điểm khác biệt.
Trong đó, thông tin về chủ sở hữu của công ty sẽ có thay đổi. Bạn cần lưu ý kỹ vấn đề này để tiến hành làm hồ sơ đúng quy định.
Cụ thể, mẫu quyết định được áp dụng cho loại hình doanh nghiệp TNHH như sau:
Công ty TNHH 1 thành viên:
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên:
Quyết định thành lập loại hình là công ty cổ phần

Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp rất được ưa chuộng trong thời gian gần đây. Thủ tục để thành lập công ty cổ phần không quá phức tạp, trong hồ sơ cũng cần bổ sung thêm quyết định thành lập.
Quyết định này phải có đầy đủ thông tin của các thành viên sở hữu. Đồng thời, nó phải được lập ra dưới ý chí tự do thỏa thuận của các cổ đông.
Mẫu quyết định thành lập doanh nghiệp dưới loại hình công ty cổ phần như sau:
Mẫu quyết định thành lập công ty hợp danh

Công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp không quá phổ biến ở thời điểm hiện tại. Mỗi doanh nghiệp được thành lập theo loại hình này phải có ít nhất 2 thành viên trở lên.
Các thành viên chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình, trừ thành viên góp vốn. Quyết định thành lập có vai trò thể hiện nội dung này, có vai trò cực kỳ quan trọng.
Mẫu văn bản được sử dụng:
Lưu ý khi điền thông tin quyết định thành lập doanh nghiệp
Việc điền thông tin trong quyết định này có vai trò cực kỳ quan trọng. Bạn cần chú ý không bỏ qua bất cứ đề mục nào, đồng thời không được khai báo gian dối.
Việc sai sót trong văn bản sẽ khiến quá trình đăng ký doanh nghiệp của bạn lâu hơn. Đồng thời, bạn còn có thể gặp một số sự kiện không mong muốn phát sinh.
Vì vậy, trước khi tiến hành điền thông tin, bạn cần lưu ý các vấn đề sau:

Xác định ngành nghề kinh doanh, mục đích hoạt động
Ngành nghề kinh doanh bạn chọn không được nằm trong danh mục cấm của Bộ luật dân sự và Luật doanh nghiệp. Nếu vi phạm, hồ sơ của bạn sẽ không được duyệt, hành vi này của bạn còn là vi phạm quy định.
Trong trường hợp không biết tên gọi chính xác của ngành nghề kinh doanh, bạn có thể tra cứu theo danh sách hướng dẫn từ văn bản pháp luật.
Xác định địa chỉ trụ sở chính

Trụ sở chính phải có địa chỉ rõ ràng và công khai, tồn tại trong thực tế. Nơi đây cũng cần đáp ứng các yêu cầu về quyền sở hữu và sử dụng theo quy định.
Ngoài ra, để hỗ trợ hoạt động, bạn nên chọn vị trí đắc địa để tiến hành kinh doanh. Để tối giản thủ tục và tối thiểu chi phí, bạn có thể sử dụng dịch vụ cho thuê văn phòng ảo của Winplace.
Xác định vị trí và cơ cấu thành viên
Điều này có ý nghĩa quan trọng với việc vận hành của doanh nghiệp. Theo quy định trong văn bản pháp luật, tùy thuộc vào chủ sở hữu là cá nhân hay tổ chức mà sẽ có mô hình công ty khác nhau.
Do đó, việc điền thông tin vào quyết định thành lập và văn bản đi kèm sẽ có sự khác biệt. Cụ thể:

Khi chủ sở hữu là cá nhân
Trường hợp này chỉ cần điền thông tin của chủ sở hữu theo đúng mẫu văn bản hiện hành. Bạn không cần bổ sung thêm biên bản họp hội đồng thành viên và mẫu quyết định thành lập của các cổ đông/thành viên góp vốn.
Khi chủ sở hữu là tổ chức
Vì tính đặc thù trong từng loại hình và chủ sở hữu mà sẽ có trường hợp công ty có 1 người hoặc 2 người đại diện theo pháp luật. Trong trường hợp công ty có 1 người đại diện, mô hình sẽ là: Chủ tịch – Tổng giám đốc/Giám đốc – Kiểm soát viên.
Trong trường hợp doanh nghiệp có 2 người đại diện theo pháp luật: Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị – Tổng giám đốc/Giám đốc – Kiểm soát viên.
Nội dung chính xác, công khai, minh bạch và chi tiết
Tất cả những nội dung điền trong quyết định thành lập công ty phải chính xác và chi tiết. Thông tin cá nhân của chủ sở hữu, thành viên góp vốn cũng cần minh bạch, rõ ràng.
Đặc biệt, ngành nghề kinh doanh và địa chỉ trụ sở chính phải công khai cụ thể. Nếu bạn có ý định gian dối, cơ quan chức năng sẽ không chấp nhận hồ sơ thành lập.
Thông tin người chịu trách nhiệm quản lý phần vốn góp
Đây là một trong những nội dung nhiều người thắc mắc nhất khi hoàn thành quyết định. Người chịu trách nhiệm này phải được công khai đầy đủ thông tin cá nhân, cụ thể như họ và tên, CMND/CCCD, địa chỉ thường trú. Người này nắm giữ vai trò quan trọng trong doanh nghiệp nên bạn không được điền sai.
Đầy đủ chữ ký của người có liên quan
Nội dung thể hiện của quyết định thành lập là ý chí của các thành viên góp vốn muốn tạo nên một doanh nghiệp mới. Quyết định này được đưa ra dựa trên thỏa thuận chung nên cần có đủ chữ ký của mọi người để đảm bảo tính minh bạch. Phần ký tên nằm dưới cùng của văn bản, người ký phải ghi rõ cả họ và tên.
Trên đây là thông tin về các mẫu quyết định thành lập công ty mới nhất cho bạn tham khảo. Hy vọng với những chia sẻ này từ WinPlace, việc đăng ký thành lập doanh nghiệp của bạn sẽ thuận lợi, dễ dàng hơn.
Nếu đang có nhu cầu thuê văn phòng ảo và được hỗ trợ thủ tục đăng ký này, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được phục vụ nhé.
Add Comment