Hồ sơ đăng ký kinh doanh chi tiết nhất cho từng loại hình doanh nghiệp

Hồ sơ đăng ký kinh doanh

Hồ sơ đăng ký kinh doanh cho mỗi loại hình doanh nghiệp có sự khác biệt nhất định. Chuẩn bị đúng và đủ giúp đơn vị không cần sửa đổi/bổ sung thông tin. Từ đó, thời gian đăng ký doanh nghiệp trực tiếp hay online cũng được rút gọn. Thông tin hồ sơ đăng ký thành lập công ty mới nhất theo luật doanh nghiệp 2020 được chia sẻ chi tiết trong bài viết sau. 

  • Công ty TNHH
  • Công ty cổ phần
  • Doanh nghiệp tư nhân
  • Công ty hợp danh

Hồ sơ đăng ký kinh doanh cho công ty TNHH

Công ty TNHH là pháp nhân do tổ chức hoặc cá nhân sở hữu. Chủ sở hữu của chủ thể pháp luật này chịu trách nhiệm về nghĩa vụ và các khoản nợ của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. 

Đây là một trong những loại hình doanh nghiệp phổ biến tại Việt Nam. Bởi đây là đơn vị có tài sản độc lập, trụ sở, con dấu riêng, nhân dân danh chính mình trong các quan hệ pháp luật. Tách bạch tài sản của công ty với chủ sở hữu cũng là lý do đây là loại hình được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. 

Hồ sơ đăng ký kinh doanh

Hồ sơ thành lập công ty TNHH gồm những gì?

Khi đăng ký kinh doanh với mô hình trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

  1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh;
  2. Điều lệ công ty;
  3. Danh sách thành viên (với trường hợp 2 thành viên trở lên);
  4. Bản sao giấy tờ chứng thực của người đại diện theo pháp luật;
  5. Bản sao giấy tờ chứng thực/giấy tờ pháp lý của thành viên công ty (cá nhân/tổ chức); 
  6. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu được thành lập hoặc có thành viên là nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài);

Lưu ý: Bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự. 

Xem thêm >>> Hướng dẫn đăng ký kinh doanh qua mạng chi tiết

Hồ sơ đăng ký kinh doanh cho công ty cổ phần

Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân. Trong đó, vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau do thành viên công ty sở hữu (cổ đông). Cổ đông có thể là cá nhân hoặc tổ chức với số lượng tối thiểu là 3. Công ty cổ phần không hạn chế số lượng cổ đông tối đa. Cổ đông của công ty chịu trách nhiệm về nghĩa vụ và các khoản nợ trong phạm vi vốn góp. 

Khả năng huy động vốn linh động là lý do nhiều doanh nghiệp lựa chọn hình thức này cho công ty của mình. Không chỉ thông qua vay tổ chức, đơn vị có thể huy động qua phát hành trái phiếu và cổ phiếu. 

Hồ sơ đăng ký kinh doanh

Công ty cổ phần với khả năng gọi vốn linh động

Khi đăng ký kinh doanh dưới hình thức công ty cổ phần, bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau cho doanh nghiệp:

  1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh;
  2. Điều lệ công ty
  3. Danh sách cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài;
  4. Bản sao giấy chứng thực của người đại diện theo pháp luật;
  5. Bản sao giấy tờ chứng thực/giấy tờ pháp lý của thành viên công ty (cá nhân/tổ chức); 
  6. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu được thành lập hoặc có thành viên là nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài);

Lưu ý: Bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự. 

Tham khảo >>> Thủ tục đăng ký kinh doanh đơn giản với 4 bước

Hồ sơ đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp tư nhân

Khác với hai loại hình kể trên, doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Chủ sở hữu là cá nhân và phải chịu trách nhiệm cho nghĩa vụ và khoản nợ của công ty bằng toàn bộ tài sản của mình. 

Một điểm hạn chế khác của loại hình này, đơn vị không được phát hành chứng khoán. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp tự nhân bị giới hạn về khả năng huy động vốn. Tuy vậy, mô hình này cho phép doanh nghiệp tự chủ, tự quyết, định hướng kinh doanh theo mong muốn của riêng mình. 

Hồ sơ đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp tư nhân gồm:

  1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh;
  2. Bản sao giấy tờ chứng thực của chủ doanh nghiệp.

Hồ sơ đăng ký kinh doanh cho công ty hợp danh

Công ty hợp danh có ít nhất hai thành viên cùng là chủ sở hữu của công ty. Ngoài thành viên hợp danh, đây cũng là đơn vị có thành viên góp vốn. Trong đó, chủ sở hữu công ty phải chịu trách nhiệm cho nợ và nghĩa vụ bằng toàn bộ tài sản của mình. Trong khi đó, thành viên góp vốn chỉ cần chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn góp. 

Hồ sơ đăng ký kinh doanh

Mô hình công ty hợp danh cũng thường được lựa chọn

Hồ sơ đăng ký kinh doanh cho công ty hợp danh bao gồm:

  1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh;
  2. Điều lệ công ty
  3. Danh sách cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài;
  4. Bản sao giấy chứng thực của người đại diện theo pháp luật;
  5. Bản sao giấy tờ chứng thực/giấy tờ pháp lý của thành viên công ty (cá nhân/tổ chức); 
  6. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu được thành lập hoặc có thành viên là nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài).

Tham khảo thêm thông tin về thủ tục, quy trình đăng ký kinh doanh tại đây.

Kết luận

Trên đây là thông tin chi tiết về hồ sơ đăng ký kinh doanh cho 4 loại hình doanh nghiệp phổ biến tại Việt Nam. Cùng Winplace tham khảo để tiến hành đăng ký doanh nghiệp nhanh chóng, tiết kiệm thời gian.

Add Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài viết liên quan

CitiLight
Chi nhánh quận 1
CitiLight Tower, 45 Võ Thị Sáu, P.Đa Kao, Q.1

Toà nhà văn phòng ngay trung tâm Quận 1

Đem đến hình ảnh chuyên nghiệp, đẳng cấp cho DN

Quy mô: 10.150 m²- 14 tầng

Quản lý chuyên nghiệp từ Savills Việt Nam

jamona
Chi nhánh quận 7
Jamona Heights , 210 Bùi Văn Ba, P. Tân Thuận Đông, Q.7

Toà nhà hiện đại, thuộc khu đô thị ven sông sầm uất, tiện nghi

Không gian làm việc ‘xanh’, ôm trọn view Q.7

Quy mô: 5,768 m²

Gồm 2 blocks – 18 tầng