FOMO là gì? Vì sao chúng ta có tâm lý sợ bỏ lỡ

Bạn có cảm thấy bứt rứt, bồn chồn khi không thể cập nhật MXH trong thời gian dài? Bạn có đang dành quá nhiều thời gian cho TikTok đến nỗi trì hoãn công việc của mình? Nếu câu trả lời là có, bạn có thể đang gặp phải hiệu ứng FOMO giống như nhiều bạn trẻ khác. Vậy FOMO là gì?

FOMO là gì?

FOMO (Fear Of Missing Out) – là nỗi sợ bị bỏ lỡ cơ hội trải nghiệm những niềm vui mà người khác đang có. Hiệu ứng FOMO khiến bạn lầm tưởng rằng bạn bè xung quanh đang có cuộc sống thú vị hơn mình. Từ đó nảy sinh cảm giác tò mò, sốt sắng muốn biết người khác đang làm gì hay có thay đổi gì mới.

FOMO là hội chứng tâm lý song hành với sự phát triển của MXH

FOMO là hội chứng tâm lý song hành với sự phát triển của MXH

Khi đang ở trong trạng thái FOMO, những quyết định mà bạn đưa ra thường do cảm tính chứ không đến từ nhu cầu cá nhân. Do đó về lâu dài, hội chứng này làm chúng ta lãng phí thời gian, tiền bạc và tinh thần của mình cũng như hạn chế sự phát triển bản thân.

Chuyên gia Marketing, tiến sĩ Dan Herman đã khám phá ra hiệu ứng FOMO vào năm 1996. Bốn năm sau đó, ông xuất bản tựa báo học thuật đầu tiên viết về chủ đề này trên tạp chí The Journal of Brand Management. Đến năm 2004, thuật ngữ “FOMO” chính thức ra đời và được phổ biến rộng rãi cho đến ngày nay.

Vì sao chúng ta FOMO?

Thuyết tự quyết (self-determination theory)

FOMO xuất hiện trong đời sống của chúng ta với muôn hình vạn trạng. Chúng ta trải nghiệm nó theo cách khác nhau và trong những hoàn cảnh khác nhau.

Tuy nhiên, mọi trải nghiệm về FOMO đều có những điểm chung nhất định.

Theo học thuyết tự quyết (self-determination theory), con người có ba nhu cầu tâm lý cơ bản. Đó là nhu cầu gắn kết, nhu cầu năng lực và nhu cầu tự chủ.

Động lực nội sinh và động lực ngoại sinh của một người sẽ thúc đẩy họ hành động để thỏa mãn ba nhu cầu này. Từ đó tác động đến việc chúng ta đưa ra các quyết định để kiểm soát cuộc sống của mình.

Chúng ta sẽ tự điều chỉnh hành vi của mình để thỏa mãn nhu cầu tâm lý

Chúng ta sẽ tự điều chỉnh hành vi của mình để thỏa mãn nhu cầu tâm lý

Dựa theo yếu tố trên, hiệu ứng FOMO có thể được xem như một cách mà chúng ta sử dụng để thỏa mãn nhu cầu tâm lý cơ bản của mình.Một người gặp phải hội chứng FOMO có thể là do người đó đang cảm thấy bị thiếu sót về năng lực, sự tự chủ hoặc mất kết nối với những người khác.

Ví dụ như khi vừa được nhận vào làm ở một công ty mới, chưa thể làm quen được với môi trường làm việc mới, văn hóa công ty. Hay chưa thể làm quen và kết thân được với đồng nghiệp.Bạn sẽ dễ cảm thấy bị xa lạ, thua kém năng lực so với những đồng nghiệp khác. Từ đó rơi vào hiệu ứng tâm lý FOMO, lúc nào cũng lo lắng, bồn chồn vì sợ bỏ lỡ cơ hội.

Một số yếu tố khác

FOMO còn có thể xảy ra do nhiều yếu tố khác tác động. Chẳng hạn như:

  • Giới tính: Nghiên cứu cho thấy nam giới có tỷ lệ trải nghiệm hiệu ứng FOMO cao hơn nữ giới. Điều này có thể hiểu là vì nam giới bị tác động bởi động lực ngoại sinh cao hơn.
  • Tuổi tác: Những người từ 18 – 33 tuổi có xu hướng trải nghiệm hiệu ứng FOMO cao hơn những nhóm tuổi khác.
  • Nỗi ám ảnh về sự thành công: Áp lực buộc phải thành công khiến cho các nhà đầu tư, doanh nhân đưa ra các quyết định thiếu kiểm soát. Nhiều người trẻ cũng thường bị FOMO khi sợ có sự nghiệp thua kém bạn bè.
  • Nhu cầu được công nhận/chấp thuận từ người khác quá cao: Những người tự ti, bất an về bản thân không nhìn nhận được giá trị riêng của mình. Họ thường có xu hướng tìm kiếm sự công nhận từ bên ngoài để chứng minh là “tôi quan trọng”. Do đó, họ là đối tượng dễ bị FOMO nhất.
Những người bất an về bản thân là đối tượng dễ bị FOMO nhất

Những người bất an về bản thân là đối tượng dễ bị FOMO nhất

Gen Z – thế hệ trẻ “chung sống” với FOMO

Theo khảo sát, 56% người dùng MXH trải nghiệm hiệu ứng FOMO, đặc biệt là trên Facebook. Facebook, Instagram, TikTok ra đời và giúp cho con người ta kết nối với nhau vượt qua mọi giới hạn về địa lý, chủng tộc, tuổi tác.Tuy nhiên, thế hệ Gen Z có tỷ lệ gặp FOMO nhiều hơn so với Millennials, nguyên nhân là do đâu?

Sử dụng mạng xã hội quá lố

Bất cứ ai trong chúng ta cũng có nhu cầu được khẳng định bản thân với cộng đồng. Chúng ta muốn cho người khác thấy những điều tích cực và đáng tự hào ở mình.Vậy nên nhiều người thường có thói quen chia sẻ liên tục về những thứ tốt đẹp mà mình sở hữu.Từ đó, cảm giác thèm muốn, đố kỵ và tự ti về năng lực xuất hiện.

Chúng lan truyền từ tâm trí người này sang tâm trí người nọ trên MXH giống như một con virus.Thôi thúc chúng ta phải liên tục cập nhật những thông tin mới nhất về người khác. Như một cách để khỏa lấp cảm giác thua kém về năng lực cá nhân trong tâm trí của mình.

Sự đố kỵ về năng lực nảy sinh và lây lan trên MXH như một loại virus

Sự đố kỵ về năng lực nảy sinh và lây lan trên MXH như một loại virus

Gen Z lớn lên cùng với sự phát triển vượt bậc của Internet, của MXH và smartphone.

Trong thời đại này, thông tin được cập nhật liên tục và lan truyền với tốc độ chóng mặt. Chúng thu hút và ép buộc bạn phải sử dụng smartphone và lướt news feed một cách thiếu kiểm soát.

Chỉ cần rời chiếc smartphone từ 1 – 2 tiếng đồng hồ, bạn đã bỏ lỡ rất nhiều tin tức “sốt dẻo”. Việc sử dụng MXH hơn 5 tiếng mỗi ngày đang dần trở thành một chuyện quá đỗi bình thường của giới trẻ.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: DỊCH VỤ VĂN PHÒNG GIAO DỊCH TẠI WINPLACE

Sự hài lòng với cuộc sống thấp

Sự hài lòng về cuộc sống là sự bằng lòng của chúng ta với điều kiện sống hiện có

Sự hài lòng về cuộc sống là sự bằng lòng của chúng ta với điều kiện sống hiện có

Sự hài lòng với cuộc sống (life satisfaction) là sự bằng lòng hoặc chấp nhận với các điều kiện sống hiện có. Hoặc sự thỏa mãn nhu cầu và mong muốn về cuộc sống của một người.Sử dụng MXH để kết nối với người khác và thể hiện bản thân mang đến cho chúng ta cảm giác hưng phấn.

Nó khiến chúng ta thỏa mãn ngay lập tức và sản sinh ra dopamine (một loại hormone hạnh phúc) ở não bộ. Sự hài lòng về cuộc sống là sự bằng lòng của chúng ta với điều kiện sống hiện có.

Hãy tưởng tượng bạn vừa có một ngày dài mệt mỏi ở văn phòng. Tan làm, bạn về nhà và mở Facebook lên xem.

Nhìn kìa! Bức ảnh tối qua bạn đăng đã nhận được 200 lượt like và 50 bình luận. Mọi người yêu thích bức hình đó, họ cho rằng bạn thật thú vị.

Bạn sẽ ngay lập tức thấy hạnh phúc và vui vẻ vì được mọi người hưởng ứng. Từ đó, bạn “nghiện” cảm giác hưng phấn khi được ‘“like” để rồi không ngừng dành thời gian cho nó.

Nghiêm trọng hơn, mỗi khi không cảm thấy vui vẻ khi sử dụng MXH, người dùng sẽ mặc định điều này là do họ “không nổi tiếng”, “không thú vị”.

Cái “like” từ người dùng mạng mang lại những hệ quả tiêu cực cho người trẻ. Nó khiến họ có những nhận định sai lầm về bản thân.

Lâu dần, họ bị áp lực phải thú vị để được người khác yêu thích thay vì tập trung vào cuộc sống của mình.

Một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng sử dụng MXH nhiều làm giảm sự hài lòng với cuộc sống. Là nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm, rối loạn lo âu và nhiều vấn đề tâm lý khác.

04 cách giúp khắc phục tâm lý FOMO hiệu quả

Từ trước đến nay, FOMO chưa từng được xem là một trải nghiệm có tác động tích cực đến tâm lý. Dưới đây là 4 cách sẽ giúp bạn “trị” được hội chứng tâm lý đáng báo động này.

Tập trung vào những điều xứng đáng

 

Tập trung vào những điều xứng đáng thay vì chạy theo hư danh

Tập trung vào những điều xứng đáng thay vì chạy theo hư danh

Thay vì cứ mãi chạy theo những gì mà bạn không có, sao không thử để ý xem bạn có những gì?

Đúng là điều này nói được chứ khó mà làm được.Đặc biệt là ở trong thời đại mà cứ mỗi phút chúng ta lại bị “nhồi nhét” cả nghìn hình ảnh xa xỉ về những giá trị đáng thèm muốn mà chúng ta không có.Tuy nhiên, một chút thay đổi trong thói quen sử dụng MXH sẽ đem đến trải nghiệm khác hoàn toàn.Hạn chế theo dõi, hủy kết bạn hoặc thậm chí là chặn luôn những người bạn thích khoe khoang, những người tiêu cực hoặc luôn thù địch với bạn.

Bạn cũng nên giảm thiểu thời gian sử dụng MXH và tập trung tận hưởng cuộc sống thực tế. Dành nhiều thời gian ở bên gia đình, ăn một bữa tối thật ngon, đọc một quyển sách và chăm sóc bản thân.Khi biết cách để hướng về phía trước, bạn sẽ không còn bận tâm đến những thứ kìm hãm mình nữa.

Viết nhật ký mỗi ngày

Viết nhật ký ra giấy là cách hay để xả năng lượng tiêu cực

Viết nhật ký ra giấy là cách hay để xả năng lượng tiêu cực

Nhiều khi đăng tải nội dung lên MXH không phải vì chúng ta muốn được “like”. Mà là để ghi lại những khoảnh khắc vui vẻ mà bạn đã trải nghiệm.Tuy nhiên, chúng ta thường có xu hướng chú ý thái quá đến nhận định của người khác khi ở trên mạng.

Nếu vậy, hãy thay bằng việc ghi lại khoảnh khắc của mình trong một cuốn sổ tay. Sau đó viết ra những cảm nhận của bạn về kỷ niệm đáng nhớ đó. Viết nhật ký cũng là cách để bạn trút bỏ tiêu cực và học cách kiểm soát mình tốt hơn.Khi viết nhật ký, bạn sẽ tập trung vào đánh giá của bản thân về trải nghiệm của bạn.

Thay vì tập trung vào sự nhìn nhận và đánh giá chủ quan từ người khác. Chính những thay đổi nhỏ này sẽ giúp bạn gỡ bỏ tâm lý FOMO một cách dễ dàng.

Kết nối ngoài đời thật

 

MXH dù phát triển đến đâu vẫn là ảo, không quan trọng bằng cuộc sống thực

MXH dù phát triển đến đâu vẫn là ảo, không quan trọng bằng cuộc sống thực

Thú thật đi, đã bao lâu rồi bạn không đến thăm đứa bạn thân của mình? Đã bao lâu rồi bạn không về nhà ăn cơm cùng ba mẹ? Bạn có cảm thấy cô đơn không?

Nếu có, đừng lo lắng.Cảm giác cô đơn chính là dấu hiệu mà não bộ truyền đi nhằm nói với bạn rằng bạn nên tìm kiếm những sự kết nối lớn hơn.Dù Facebook, Instagram tạo ra cơ hội để chúng ta tiếp xúc và làm quen nhiều người. Nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng sẽ cảm thấy được “kết nối” ở trên mạng.

Hãy sắp xếp thời gian và lên kế hoạch để đến thăm bạn bè của mình đi nào. Sau đó các bạn có thể tham gia những hoạt động vui vẻ cùng nhau, hoặc đơn giản là ngồi luyên thuyên nhiều chuyện. Kể cả khi các bạn quá bận để gặp nhau, một cuộc gọi video cũng thắm thiết hơn là những cái “like” ảo.

Luyện tập sự biết ơn

Biết ơn là thái độ trân trọng với những gì chúng ta đang có ở hiện tại

Biết ơn là thái độ trân trọng với những gì chúng ta đang có ở hiện tại

Cảm ơn chú bảo vệ vì đã trông xe giúp bạn, nói với cấp dưới rằng bạn ghi nhận những đóng góp của họ. Gọi điện cho ba mẹ để cảm ơn những bữa cơm ngon mẹ nấu và những món quà ba tặng.Đây là những việc làm tuy nhỏ, nhưng có thể sẽ khiến cho một ngày của bạn và của người khác đẹp hơn nhiều.

Theo nghiên cứu, những hoạt động bày tỏ lòng biết ơn với người khác sẽ giúp tinh thần chúng ta tốt hơn. Đầu tiên là vì chúng ta lúc nào cũng muốn làm người tốt và khiến người xung quanh hạnh phúc.
Chúng ta sẽ khó mà cảm thấy thua kém khi nhìn thấy và tập trung vào những gì mình đang có.Cuối cùng, biết ơn cũng là cách để tăng dopamine nhanh chóng mà lại có ích cho tâm trí của bạn. Vậy thì ngại gì mà không thử nhỉ?

Lời kết

Khi đã biết cách tập trung vào việc trân trọng chính mình và những gì mình đang có. Thì đó cũng chính là lúc chúng ta thoát khỏi sự kìm kẹp của hiệu ứng FOMO.

MXH không có lỗi, nhưng nó cũng có thể là “con dao hai lưỡi” nếu chúng ta không biết sử dụng đúng cách.

WinPlace hy vọng rằng những chia sẻ trên đây đã phần nào giải đáp được câu hỏi “FOMO là gì?”. Cũng như gợi ý cho bạn những giải pháp phù hợp để làm chủ cuộc sống của mình.

Lâm Bảo Anh
Lâm Bảo Anh

Biên tập viên tại Winplace Coworking Space

Add Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài viết liên quan

CitiLight
Chi nhánh quận 1
CitiLight Tower, 45 Võ Thị Sáu, P.Đa Kao, Q.1

Toà nhà văn phòng ngay trung tâm Quận 1

Đem đến hình ảnh chuyên nghiệp, đẳng cấp cho DN

Quy mô: 10.150 m²- 14 tầng

Quản lý chuyên nghiệp từ Savills Việt Nam

jamona
Chi nhánh quận 7
Jamona Heights , 210 Bùi Văn Ba, P. Tân Thuận Đông, Q.7

Toà nhà hiện đại, thuộc khu đô thị ven sông sầm uất, tiện nghi

Không gian làm việc ‘xanh’, ôm trọn view Q.7

Quy mô: 5,768 m²

Gồm 2 blocks – 18 tầng