Để thành lập 1 công ty hay 1 doanh nghiệp cần rất nhiều yếu tố khác nhau như giấy tờ, kinh nghiệm và quan trọng là vốn. Vốn để thành lập công ty chia ra thành rất nhiều loại khác nhau. Trong giai đoạn đầu khi thành lập công ty cần phải tìm hiểu các quy định về vốn đăng ký kinh doanh. Cùng tìm hiểu về khái niệm cũng như các quy định về loại vốn này nhé.

Vốn đăng ký kinh doanh là gì?
Vốn đăng ký kinh doanh khi thành lập công ty sẽ còn được gọi là vốn điều lệ công ty. Vốn đăng ký kinh doanh sẽ được quy định tại khoản 34, Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020 như sau:
Vốn đăng ký kinh doanh hay von toi thieu de thanh lap cong ty sẽ được tính là tổng giá trị tài sản được góp hoặc cam kết bởi các thành viên công ty và người đứng đầu công ty. Ở những công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh vốn đăng ký kinh doanh chính là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hay đã được đăng ký mua khi công ty cổ phần được thành lập.
Vốn đăng ký kinh doanh hay là số vốn mà các thành viên công ty góp hoặc cam kết đóng góp sẽ được ghi nhận trong điều lệ công ty.
Theo luật kinh doanh không có quy định cụ thể về vốn đăng ký kinh doanh khi thành lập công ty. Chính vì vậy mà số vốn này sẽ tùy vào khả năng tài chính của từng thành viên của công ty. Ngoài ra nó sẽ còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như mục đích hoạt động, nhu cầu của doanh nghiệp để đưa ra mức vốn cụ thể.
Chính vì thế các thành viên của công ty sẽ dựa vào các yếu tố sau đây để xác định mức vốn điều lệ cần có khi thành lập công ty:
- Điều kiện tài chính cá nhân.
- Pham vi kinh doanh của công ty.
- Quy mô doanh nghiệp .
- Lĩnh vực kinh doanh của công ty.
- Khoản chi thực tế khi công ty đi vào hoạt động.

Những lưu ý về vốn đăng ký kinh doanh
Trước khi doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt động thì việc đăng ký vốn kinh doanh cho doanh nghiệp là điều rất quan trọng. Khi đăng kí vốn kinh doanh cho doanh nghiệp cần phải biết về các lưu ý sau đâu:
Tài sản dùng để góp vốn kinh doanh
Tại Điều 34 Luật doanh nghiệp năm 2022 thì tài sản mà các thành viên công ty dùng để đóng góp vào vốn đăng ký kinh doanh sẽ cần tuân thủ các quy định sau đây:
- Tài sản dùng để đóng góp phải là đồng Việt Nam hoặc các loại ngoại tệ tự do. Ngoài ra có thể đóng góp bằng các hiện vật khác như vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu công nghệ, trí tuệ,….Cùng các loại tài sản có thể quy ra tiền Việt Nam Đồng khác .
- Những người sử dụng tài sản có trong doanh mục tại mục 1 để đóng góp vào vốn đăng ký kinh doanh cần phải là người đứng tên sở hữu tài sản đó. Chỉ được góp vốn bằng tài sản chính chủ.
Có thể giải thích đơn giản là các thành viên có thể góp vốn bằng bất cứ tài sản nào đứng tên của chính mình. Và bạn cần phải trình bày rõ về thông tin của loại tài sản đó trong hồ sơ đăng ký vốn kinh doanh.
Về thời hạn góp vốn
Theo quy định của pháp luật thì các thành viên cần phải góp đủ số vốn đã thỏa thuận trước đó sau khi doanh nghiệp thành lập được 90 ngày. Tuy vậy pháp luật không bắt buộc doanh nghiệp phải chứng minh việc góp vốn khi thành lập công ty.
Trong tình huống đã đúng thời gian 90 ngày kể từ khi có giấy phép kinh doanh đúng quy định mà các thành viên không góp đủ số vốn đã thỏa thuận từ trước thì phải thông báo lại cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Cơ quan này sẽ điều chỉnh lại số vốn điều lệ của công ty đúng với mức vốn thực tế. Nếu doanh nghiệp không thông báo thì doanh nghiệp sẽ bị xử lý theo đúng pháp luật.
Tham khảo thêm dịch vụ Thành lập mới tại WinPlace
Các ngành nghề yêu cầu về mức vốn điều lệ tối thiểu
Dù không có những yêu cầu cụ thể về mức vốn đăng ký kinh doanh cụ thể mà 1 doanh nghiệp cần có. Nhưng đối với 1 số ngành nghề kinh doanh đặc biệt sẽ có những quy định về vốn điều lệ cần phải đáp ứng. Các ngành có thể kể đến như: lữ hành quốc tế, dịch vụ bất động sản,….
Vốn đăng ký kinh doanh quyết định đến mức đóng thuế môn bài
Tùy thuộc vào mức vốn đăng ký kinh doanh mà các doanh nghiệp sẽ nộp các số thuế môn bài khác nhau.
- Thuế môn bài cần đóng là 3 triệu VND/ năm với doanh nghiệp có mức vốn đăng ký kinh doanh trên 10 tỷ đồng.
- Thuế môn bài cần đóng là 2 triệu VND/ năm với doanh nghiệp có mức vốn đăng ký kinh doanh từ 10 tỷ đồng trở xuống .

Vốn đăng ký kinh doanh khi thành lập công ty TNHH
Pháp luật không có quy định bắt buộc đối với mức vốn đăng ký kinh doanh hay vốn điều lệ tối thiểu của công ty tnhh. Vì vậy mà số vốn các thành viên công ty cam kết đóng góp sẽ tùy thuộc vào quy mô công ty và tài chính cá nhân.

Kết luận
Vốn đăng ký kinh doanh là 1 phần rất quan trọng cần được tính toán cẩn thận khi quyết định thành lập công ty. Trước khi đưa doanh nghiệp vào hoạt động các cá nhân tổ chức cần phải tìm hiểu về loại vốn này .
WinPlace chúc các doanh nghiệp thành công!
Add Comment