Một trong những vấn đề quan trọng mà bất cứ doanh nghiệp nào khi mới thành lập đều phải quan tâm đó là vốn đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể hiểu một cách rõ ràng và đầy đủ về loại vốn này. Vốn đăng ký là gì? Những vấn đề pháp lý liên quan đến vốn đăng ký kinh doanh như thế nào? Bài viết sau đây sẽ cung cấp kiến thức cơ bản để giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.
Vốn đăng ký kinh doanh là gì?
Vốn đăng ký kinh doanh hay còn được biết đến với cái tên vốn điều lệ. Đây là thuật ngữ khá quen thuộc mà mọi doanh nghiệp khi đăng ký thành lập đều phải biết đến. Vốn đăng ký kinh doanh là mức vốn thành viên hay các cổ đông thành lập doanh nghiệp đã góp hoặc cam kết góp. Và số vốn này được ghi nhận rõ ràng trong điều lệ công ty. Cụ thể từng loại hình doanh nghiệp như sau

Đối với công ty cổ phần
Vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng giá trị số cổ phần đã phát hành. Tại thời điểm đăng ký thành lập công ty, vốn đăng ký kinh doanh là tổng giá trị các cổ phần do các cổ đông sáng lập công ty hay các cổ đông phổ thông khác đã đăng ký mua.
Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên
Vốn đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị các phần vốn góp của các các thành viên đã góp hoặc cam kết sẽ góp trong một thời hạn nhất định. Số vốn này được ghi nhận cụ thể và rõ ràng vào Điều lệ công ty.
Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Vốn đăng ký kinh doanh là tổng giá trị số vốn do chủ sở hữu doanh nghiệp đã góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn cụ thể. Và số vốn này cũng được ghi nhận vào Điều lệ công ty.
Căn cứ vào ngành nghề mà doanh nghiệp lựa chọn kinh doanh mà quy định về mức vốn điều lệ đăng ký cũng khác nhau. Căn cứ theo quy định của của pháp luật hiện hành
- Với ngành nghề có vốn pháp định, vốn đăng ký kinh doanh cần phải lớn hơn hoặc bằng số vốn pháp định
- Với ngành nghề không quy định có vốn pháp định, doanh nghiệp có thể chủ động trong việc đăng ký mức vốn điều lệ sao cho phù hợp. Một số tiêu chí mà doanh nghiệp có thể căn cứ để xác định được mức vốn hợp lý. Trong đó phải kể đến là khả năng tài chính, phạm vi và quy mô hoạt động, chi phí hoạt động thực tế của công ty sau khi thành lập.
Quy định về tài sản dùng để góp vốn đăng ký kinh doanh
Theo Luật doanh nghiệp năm 2020 mới nhất được ban hành có quy định cụ thể về tài sản được dùng làm vốn đăng ký kinh doanh như sau

Cần có sự thỏa thuận giữa các thành viên về giá trị tài sản để góp
- Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được.
- Cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản kể trên. Thì họ mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.
Các tài sản được công nhận để góp vốn kinh doanh cũng cần được định giá. Đồng thời phải có văn bản thỏa thuận giữa các thành viên về trị giá của tài sản đó. Sau khi được công nhận mới được ghi vào biên bản góp vốn của doanh nghiệp.
Thời hạn góp vốn đăng ký kinh doanh
Hiện nay, các doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam không cần chứng minh có đủ vốn điều lệ khi làm thủ tục đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên pháp luật Việt Nam lại có quy định cụ thể về thời hạn góp vốn đăng ký kinh doanh
- Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, thời hạn góp vốn lần cuối không vượt quá 36 tháng kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký doanh nghiệp.
- Đối với công ty cổ phần, thời hạn góp vốn lần cuối là 90 ngày tính từ thời điểm được cấp Giấy đăng ký doanh nghiệp.
- Nếu đến hạn mà doanh nghiệp chưa góp đủ vốn đã đăng ký thì phải thông báo với cơ quan có thẩm quyền để điều chỉnh lại. Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện thay đổi sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Tham khảo thêm dịch vụ Văn phòng giao dịch tại WinPlace
Thuế môn bài phải đóng theo mức vốn đăng ký kinh doanh
Một vấn đề liên quan đến vốn đăng ký kinh doanh nữa là thuế môn bài. Số vốn điều lệ mà doanh nghiệp đăng ký sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức đóng thuế môn bài hàng năm.Theo quy định của pháp luật thì việc đóng thuế môn bài phải nộp của doanh nghiệp được phân chia như sau
- Doanh nghiệp có vốn đăng ký kinh doanh trên 10 tỷ đồng tương ứng với mức đóng mức thuế môn bài 3 triệu đồng /năm.
- Doanh nghiệp có vốn đăng ký kinh doanh dưới 10 tỷ đồng tương ứng với mức đóng mức thuế môn bài 2 triệu đồng/năm.
Vốn đăng ký kinh doanh mối quan tâm hàng đầu của mỗi doanh nghiệp khi mới thành lập. Nó không chỉ liên quan việc quy định và ghi nhận số vốn mà các thành viên hay cổ đông đã và sẽ góp. Mà vốn điều lệ còn quyết định đến mức thuế môn bài mà công ty phải nộp sau này. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần phải xem xét và cân nhắc để đăng ký mức vốn phù hợp.
WinPlace chúc các doanh nghiệp thành công!
Add Comment