Tư duy khởi nghiệp là cụm từ đang được rất nhiều bạn trẻ có ý tưởng tự xây dựng sự nghiệp quan tâm hiện nay. Với lối tư duy đúng đắn, phù hợp sẽ góp phần giúp doanh nghiệp phát triển đúng hướng. Dưới đây là thông tin liên quan bạn cần phải biết về tư duy nếu muốn bắt tay vào quá trình khởi nghiệp.
Tư duy khởi nghiệp là gì? Tại sao cần có lối tư duy này
Khi khởi nghiệp, hành trình xuất phát từ việc lên ý tưởng cho đến lúc bắt tay thực hiện chắc chắn không thể tránh khỏi những khó khăn, thử thách. Tư duy khởi nghiệp giúp bạn có đủ năng lực, kiến thức và khả năng giải quyết các vấn đề trong quá trình này.

Tư duy khởi nghiệp bao gồm những hoạt động của tinh thần, cảm giác, khơi dậy nhận thức về khởi nghiệp. Từ đó xác định được đúng đắn hướng giải quyết, có giải pháp phát triển thế mạnh và cải thiện điểm yếu của bản thân.
Tư duy trong đời sống, học tập và làm việc thường ngày đã là một vấn đề vô cùng quan trọng. Tư duy trong khởi nghiệp lại càng chiếm vai trò lớn hơn gấp nhiều lần. Nếu không có một bộ óc tư duy minh mẫn, nhạy bén thì không thể thành công trong quá trình biến ý tưởng khởi nghiệp thành hiện thực.
Tham khảo thêm bài viết: 4 tư duy khời nghiệp của những người thành công
Tư duy khởi nghiệp đúng đắn, giúp doanh nghiệp phát triển
Bạn đang có ý tưởng kinh doanh? Hãy ghi nhớ những vấn đề này để đảm bảo bạn đang sở hữu một tư duy khởi nghiệp đúng đắn, phù hợp và có giá trị.
Không ngại thay đổi
Những người đã và đang trải qua hành trình khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, bằng cả tâm huyết và nỗ lực đều khẳng định rằng: Tư duy cũ hay mới đều không quan trọng. Điều quan trọng là tư duy đó phù hợp với hiện trạng của bạn. Từ đó, chúng ta đều có thể nhận thức được, nếu ngại thay đổi tư duy, chỉ giữ mãi một chiều hướng suy nghĩ sẽ chẳng thể đáp ứng được nhu cầu thực tế.

Không thể phủ nhận việc tư duy hình thành theo từng giai đoạn. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tồn tại và phát triển theo cách mà giai đoạn đó đang diễn ra. Sẽ có những tư duy đã cũ nhưng mang lại lợi nhuận và cơ hội để phát triển. Vậy thì tại sao không thay đổi để có được kết quả tốt hơn đúng không?
Tìm phương án giải quyết đúng đắn trước mọi vấn đề
Rủi ro trong kinh doanh là điều không thể tránh khỏi. Thay vì trốn tránh, buồn bã và buông bỏ thì cần phải bình tĩnh tìm ra phương án giải quyết từng vấn đề. Có thể nói, đây là tư duy khởi nghiệp cần được “lập trình” sẵn trong nhận thức mỗi bạn trẻ có ý định khởi nghiệp.

Bởi khởi nghiệp là một chuỗi hành trình giải quyết và khắc phục vấn đề. Đến cuối cùng, kết quả sẽ là một doanh nghiệp vững mạnh, hoạt động ổn định và bắt đầu cho thu lợi nhuận. Trên thực tế, nếu như không thể tự mình tìm phương án giải quyết, cần phải có sự trợ giúp từ cộng sự, cố vấn. Biết cách lắng nghe và tư duy sẽ là chìa khóa giúp bạn lúc này.
Khởi nghiệp phải đi cùng đam mê
Có thể khẳng định, bạn sẽ không thể thành công với một ý tưởng mới nào đó nếu như không đặt tâm huyết và đam mê vào nó. Khởi nghiệp cũng vậy. Tư duy này mang lại niềm tin và ý chí để người trẻ thêm vững bước và tự tin với quyết định của bản thân.

Tư duy cháy hết mình, khởi nghiệp cùng đam mê trong giai đoạn đầu sẽ rèn luyện cho người trẻ khả năng chịu đựng và gan dạ hơn. Thời điểm bắt tay vào làm việc lúc nào cũng là lúc khó khăn nhất. Chính vì vậy, bạn cần tập trung mọi nguồn lực của mình để thúc đẩy bản thân tiến về phía trước. Để từ đó, dù gặp bất cứ vấn đề nào bạn cũng đủ năng lực và nhiệt huyết để đối mặt.
Khủng hoảng là điều hiển nhiên
Như đã đề cập trước đó, rủi ro là điều chắc chắn không thể tránh khỏi. Và những rủi ro này cộng với nhiều yếu tố xung quanh vô tình tạo nên những khủng hoảng. Dù lớn hay nhỏ cũng sẽ phần nào tạo ra ảnh hưởng đến người khởi nghiệp. Nếu không biết cách kiểm soát nó, bạn sẽ đặt ý tưởng khởi nghiệp của mình vào dấu chấm hết.

Khủng hoảng khởi nghiệp thường có hai giai đoạn: trước khi bắt đầu (ngăn cản từ gia đình, thiếu vốn, chính sách pháp lý, thiếu nhân lực); trong giai đoạn đầu khởi nghiệp (sai hướng đi, khủng hoảng từ khách hàng, đối tác, khủng hoảng từ kinh tế thị trường…).
Như vậy, chỉ cần có tư duy kiểm soát tốt, đứng vững trong hai giai đoạn này thì bạn đã đạt được thành công nhất định. Việc còn lại là tiếp tục phát triển chiến lược, đánh đúng thị trường tiềm năng…
Nguyên tắc vàng trong tư duy khởi nghiệp
Hiểu rõ lợi ích và giá trị của tư duy khởi nghiệp. Tuy nhiên, bạn lại đang gặp vấn đề trong quá trình hình thành nó? Dưới đây là 5 nguyên tắc vàng giúp bạn có được hướng đi đúng đắn trong kinh doanh.
Nguyên tắc 1: Bắt đầu từ nguồn vốn đang có
Khởi nghiệp là không ngại dấn thân, không ngại thất bại và làm mọi thứ từ nguồn vốn hiện có. Bạn có kỹ năng, bạn có kiến thức, bạn có đam mê… Tất cả đã là yếu tố cần thiết để bắt đầu một cuộc khởi nghiệp.
Vốn nhiều là một lợi thế, tuy nhiên vốn ít cũng không là vật cản cho ý tưởng hay. Bởi nếu như bạn được đầu tư nhiều vốn, bạn có nguồn tiền mạnh nhưng kế hoạch khởi nghiệp không khả thi thì cũng sẽ nhanh chóng làm mất đi khoản tiền đó.
Nguyên tắc 2: Biến thách thức thành tiềm năng
Điều thứ hai cần ghi nhớ: biến thách thức thành tiềm năng. Nghe có vẻ khá trừu tượng và bất khả thi. Tuy nhiên, giữ vững được nguyên tắc này, bạn sẽ có thêm năng lực và khả năng tư duy tốt.
Có nghĩa rằng, khi gặp khó khăn, trong quá trình giải quyết nó, cần phải biết cách tìm được cơ hội trong những vấn đề. Nhìn tổng quát mọi mặt của những sự cố, chắc chắn sẽ có tiềm năng và cơ hội ở một khía cạnh nào đó. Có chăng chỉ là cách nhìn tiêu cực của bạn đang che lấp đi nó mà thôi!
Nguyên tắc 3: Chìa khóa nằm ở quan hệ với đối tác
Một sự thật cần phải ghi nhớ rằng: không một doanh nghiệp, công ty nào có thể tồn tại và phát triển nếu không có sự hợp tác, cộng tác với các đơn vị khác. Vì vậy, nguyên tắc thứ 3 đề cập đến mối quan hệ với đối tác.
Cần có những kế hoạch xây dựng mối quan hệ. Làm việc dựa trên chủ nghĩa: hợp tác cùng phát triển, hỗ trợ nguồn lực để cùng nhau thành công. Vấn đề này cũng cần phải có kế hoạch rõ ràng và một cái nhìn thực tế để xác định đâu là đối tác có thể làm việc lâu dài.
Nguyên tắc 4: Kiểm soát tốt mọi thứ
Mọi trường hợp đều có thể xảy ra. Nhất là trong nền kinh tế thị trường luôn luôn biến đổi và có xu hướng loại trừ như hiện nay. Để thành công, bạn cần ghi nhớ nguyên tắc kiểm soát mọi vấn đề, mọi lúc mọi nơi. Cần đảm bảo trước và trong quá trình khởi nghiệp, bạn có thể kiểm soát được tình hình và kịp thời có mặt để giải quyết nó.
Nguyên tắc 5: Tỉnh táo và biết lượng sức mình
Từ xưa chúng ta đã có câu: “ Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Ý nghĩa của câu nói này cũng được vận dụng để làm lời khuyên dành cho những bạn trẻ đang nung nấu ý tưởng khởi nghiệp. Phải minh mẫn, tỉnh táo nhận thức được khả năng hiện tại của bản thân.
Không nên quá tự tin, dấn thân vào những hướng đi không khả thi với công ty mình. Điều này được thể hiện rõ nhất ở cách xây dựng phương hướng phát triển kinh doanh.
Tư duy khởi nghiệp là chìa khóa giúp doanh nghiệp có hướng đi đúng đắn và đạt đến thành công. Có tư duy đúng, nhanh nhạy, nhận thức được tình hình là yếu tố cần có của một nhà lãnh đạo tài ba. WinPlace chúc bạn có bộ óc tư duy chính xác và khởi nghiệp thành công.
Add Comment