Nhiều tổ chức khi mới thành lập gặp phải khó khăn nhưng không thể giải quyết được, điều này dẫn đến tình trạng buộc họ phải làm thủ tục giải thể doanh nghiệp mới thành lập. Vấn đề này đã được quy định rõ trong hệ thống văn bản pháp luật, với quy trình rõ ràng để các đơn vị doanh nghiệp thực hiện đúng.
Nguyên nhân thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp mới thành lập
Nhà nước luôn tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp bắt tay vào khởi nghiệp. Tuy nhiên, bước vận hành doanh nghiệp không hề đơn giản. Thực tế đã cho thấy, mặc dù số lượng doanh nghiệp được thành lập rất nhiều, nhưng những đơn vị duy trì được hoạt động qua một đến hai năm đầu giảm hơn rất nhiều.
Vì vậy, chủ đề liên quan đến việc thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp luôn được quan tâm.

Một số nguyên nhân phổ biến khiến cho các doanh nghiệp dù mới thành lập, vẫn phải đối diện với nguy cơ giải thể gồm:
Các yếu tố chủ quan
Công ty khi bắt đầu thành lập gặp phải nhiều vấn đề khó khăn. Lúc này, ban quản trị công ty không đưa ra được phương án giải quyết thích hợp khiến cho hoạt động ngày càng kém hiệu quả. Các vấn đề khiến cho doanh nghiệp đối diện với nguy cơ giải thể có thể là: nguồn vốn trục trặc, nhân sự không đạt hiệu suất công việc, chiến lực không đúng đắn,…
Bên cạnh đó, lý do chủ quan khiến cho doanh nghiệp giải thể là số lượng thành viên không đảm bảo đáp ứng yêu cầu của pháp luật đã đề ra. Theo đó, khi số lượng thành viên làm việc có sự thay đổi, nhưng trong vòng 6 tháng, doanh nghiệp không làm thủ tục chuyển đổi loại hình kinh doanh thì sẽ giải thể.
Không gia hạn hoạt động
Thêm một nguyên nhân gây ra tình huống làm thủ tục giải thể doanh nghiệp mới thành lập. Đó chính là việc công ty không gia hạn hoạt động ở thời điểm kết thúc điều lệ hoạt động. Điều khoản này được ghi rất rõ ràng trong nội dung của Điều lệ công ty. Bản thân doanh nghiệp nếu không gia hạn cũng đồng nghĩa với việc chấp thuận giải thể, sau đó phải tiến hành hoàn thành các thủ tục theo yêu cầu.
Hoạt động vi phạm pháp luật
Nếu doanh nghiệp thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật trong quãng thời gian đang hoạt động. Nếu đã đến mức bị thu hồi Giấy phép kinh doanh bởi cơ quan nhà nước thẩm quyền thì bản thân doanh nghiệp cũng phải thực hiện thủ tục giải thể.
Ngoài những nguyên nhân đã được đề cập, có thể là bản quản lý, cùng những người có sức ảnh hưởng đối với công ty tự thống nhất với nhau đi đến việc kết thúc hoạt động sẽ làm thủ tục giải thể. Đây là hình thức giải thể tự nguyện.
Điều kiện thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp mới thành lập
Việc thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp mới thành lập không phải là quá khó khăn.

Tuy nhiên, nếu muốn thực hiện, doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện sau:
- Doanh nghiệp buộc phải thanh toán xong các khoản tiền nợ.
- Doanh nghiệp phải có biện pháp thực hiện một cách đầy đủ đối với nghĩa vụ tài sản .
- Nếu doanh nghiệp muốn giải thể phải đảm bảo trong thời gian nộp hồ sơ không đồng thời xảy ra các vấn đề kiện tụng và tranh chấp tại tòa.
Tham khảo thêm về điều kiện và thủ tục giải thể tại đây
Văn bản pháp luật về các trường hợp giải thể doanh nghiệp
Theo điều 207, Luật Doanh nghiệp 2020, nhà nước quy định các trường hợp giải thể doanh nghiệp như sau:
- Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
- Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
- Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
- Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.
Các bước hoàn thành thủ tục giải thể doanh nghiệp mới thành lập
Để thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp mới thành lập, các đơn vị phải thực hiện tuần tự theo các bước rõ ràng, đúng với yêu cầu đã được đặt ra.
Bước 1: Công bố quyết định giải thể doanh nghiệp qua văn bản
Đầu tiên, khi muốn thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp mới thành lập hay đã có nhiều năm xuất hiện trên thị trường cũng sẽ tổ chức một cuộc họp thành viên. Lúc này, hoạt động giải thể doanh nghiệp sẽ được thông báo thông qua văn bản.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần lưu ý về những nội dung cần có trong văn bản quyết định giải thể gồm:
- Tên của doanh nghiệp, kèm theo đó là địa chỉ của công ty.
- Lý do giải thể. Có hai lý do chính có thể xuất hiện trong văn bản gồm: doanh nghiệp tự nguyện giải thể hoặc nhà nước quyết định cho giải thể.
- Thông tin cụ thể về thời gian đảm bảo hoàn thành xong các thủ tục trong vòng 6 tháng gồm: thanh toán nợ mà doanh nghiệp chưa hoàn thành, thanh lý các hợp đồng.
- Trong trường hợp có phát sinh các hợp đồng lao động, doanh nghiệp cần có văn bản cụ thể để trình bày cách thức xử lý công việc.
- Trên văn bản quyết định giải thể doanh nghiệp bắt buộc có chữ ký của người đại diện hợp pháp.
Bước 2: Thông báo quyết định giải thể doanh nghiệp đối với các đối tượng liên quan
Trong 7 ngày,kể từ thời điểm có văn bản giải thể, các đơn vị doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo với các đối tượng gồm:
- Người lao động.
- Đơn vị cho vay, hay còn gọi với cái tên chủ nợ.
- Cơ quan thuế.
- Đơn vị đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
Đồng thời, doanh nghiệp cần phải đưa thông tin lên trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện để có thể công khai thông tin giải thể.
Bước 3: Xử lý các tài sản và khoản nợ của doanh nghiệp đã có trước đó
Theo điều 202 của Luật doanh nghiệp năm 2014, doanh nghiệp cần phải ưu tiên thứ tự trả nợ như sau:
- Thanh toán đầy đủ các khoản nợ lương cho nhân viên.
- Thanh toán các khoản trợ cấp thôi việc cho nhân viên.
- Thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp về quyền lợi bảo hiểm cho nhân viên.
- Thanh toán về tiền thuế và các khoản nộp khác.

Nếu sau khi hoàn thành các khoản nợ mà vẫn dư được một khoản tiền, số tiền đó sẽ được sử dụng để chia lại cho chủ doanh nghiệp, thành viên góp vốn theo mức tỷ lệ vốn ban đầu.
Ngoài thanh toán khoản nợ thì doanh nghiệp còn phải quyết toán thuế và đóng mã số thuế doanh nghiệp. Công đoạn này mất khá nhiều thời gian để hoàn thành. Doanh nghiệp phải hoàn thành đóng đầy đủ các khoản, nộp đủ tài liệu và giải trình theo yêu cầu của cơ quan thuế.
Lưu ý: Doanh nghiệp cần phải thực hiện đóng mã số doanh nghiệp trước khi thực hiện quyết toán thuế.
Tham khảo thêm dịch vụ Thành lập mới tại WinPlace
Bước 4: Hủy con dấu
Doanh nghiệp mang con dấu đến cơ quan công an gần nhất để có thể trả con dấu và nộp Giấy chứng nhận hủy con dấu. Nếu doanh nghiệp chưa có con dấu, họ phải xin giấy xác nhận chưa khắc dấu của cơ quan công an.
Bước 5: Nộp hồ sơ về việc giải thể doanh nghiệp
Sau khi hoàn thành xong 5 bước, doanh nghiệp tiến hành chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ để xin giải thể doanh nghiệp. Đây cũng là bước quan trọng trong thủ tục giải thể doanh nghiệp mới thành lập.

- Quyết định giải thể. Loại văn bản này có mẫu sẵn, nên doanh nghiệp có thể tải về và in kèm theo bộ hồ sơ.
- Thông báo giải thể. Đây cũng là loại văn bản có mẫu sẵn, nên doanh nghiệp có thể dễ dàng chuẩn bị.
- Báo cáo về vấn đề thanh lý tài sản doanh nghiệp.
- Bảng thanh toán nợ chi tiết nhất.
- Xác nhận của ngân hàng tất toán tài khoản doanh nghiệp.
- Xác nhận đóng mã số thuế từ cơ quan thuế.
- Xác nhận đã trả và hủy con dấu doanh nghiệp của cơ quan công an.
- Chứng minh doanh nghiệp đã thông báo giải thể.
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bắt buộc nộp bản gốc.
- Báo cáo về thủ tục giải thể.
Bước 6: Kiểm tra tình trạng doanh nghiệp đã giải thể chưa
Khi đã hoàn thành hồ sơ thủ tục giải thể doanh nghiệp mới thành lập, đơn vị doanh nghiệp sẽ cập nhật các thông tin kết quả trong vòng 7 ngày. Hồ sơ được giải quyết khi cơ quan Đăng ký kinh doanh đã xóa tên doanh nghiệp trong Sổ đăng ký kinh doanh và thông báo ở trang thông tin điện tử.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến vấn đề thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp mới thành lập. Quá trình hoàn thành hồ sơ giải thể trải qua từng bước cụ thể. Vì vậy, doanh nghiệp nên cẩn thận thực hiện đúng, đủ để không phải chỉnh sửa và bổ sung gây mất thời gian.
WinPlace chúc các doanh nghiệp thành công!
Add Comment