Những điều cần biết về thỏa thuận góp vốn thành lập công ty cổ phần

thỏa thuận góp thành lập vốn công ty cổ phần

Thỏa thuận về vốn là thỏa thuận quan trọng nhất được quy định trong hợp đồng thành lập doanh nghiệp. Đồng thời nó cũng có vai trò quyết định trong việc tạo lập công ty. Đối với công ty cổ phần là loại hình kinh doanh có cách thức tạo lập vốn đặc biệt đó là phát hành cổ phiếu.

Các cổ đông thực hiện góp vốn qua hình thức mua cổ phần của công ty. Trong quá trình đó cần phải có sự thỏa thuận góp vốn thành lập công ty cổ phần và được ghi nhận trong biên bản thỏa thuận góp vốn. Để hiểu rõ hơn về thỏa thuận này hãy cùng theo dõi bài viết sau đây nhé. 

Thế nào là công ty cổ phần? 

Công ty cổ phần là một trong năm loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất tại Việt Nam. Một doanh nghiệp được xem là công ty cổ phần khi có những đặc điểm sau đây:

Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp phổ biến tại Việt Nam
Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp phổ biến tại Việt Nam
  • Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần
  • Các cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân và số lượng tối thiểu là 03 và không giới hạn về số lượng tối đa
  • Có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.
  • Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp
  • Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình 
  • Có tư cách pháp nhân từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Thỏa thuận góp vốn thành lập công ty cổ phần là gì?

Góp vốn có thể nói luôn giữa vai trò quyết định trong việc thành lập doanh nghiệp. Thỏa thuận góp vốn thành lập công ty là việc làm thường gặp đối với những tổ chức và cá nhân có nhu cầu khởi nghiệp và mong muốn thành lập, xây dựng công ty của mình để thực hiện hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên một vấn đề mà họ gặp phải là hạn chế về nguồn vốn.

Đối với loại hình doanh nghiệp là công ty cổ phần thì thỏa thuận góp vốn thành lập công ty cổ phần được hiểu là việc góp tài sản của tổ chức và cá nhân thành viên vào để tạo thành vốn điều lệ của công ty khi thành lập. Đây là một trong những điều kiện quan trọng để tạo nên một khoản vốn nhất định phục vụ cho việc thành lập và duy trì hoạt động kinh doanh của công ty sau này. 

Thỏa thuận góp vốn có vai trò quyết định với việc thành lập và duy trì doanh nghiệp
Thỏa thuận góp vốn có vai trò quyết định với việc thành lập và duy trì doanh nghiệp

Những quy định về góp vốn của công ty cổ phần 

Vấn đề góp vốn được pháp luật quy định khác nhau tùy thuộc vào từng loại hình kinh doanh của doanh nghiệp. Với công ty cổ phần có những quy định riêng về thời hạn cũng như thủ tục góp vốn mà những ai có nhu cầu góp vốn cần lưu ý.

Tham khảo thêm về Quy định về công ty cổ phần

Thời hạn góp vốn của công ty cổ phần được quy định đầy đủ trong luật doanh nghiệp mới nhất 2020 cụ thể là:

Những quy định riêng trong thỏa thuận góp vốn thành lập công ty cổ phần
Những quy định riêng trong thỏa thuận góp vốn thành lập công ty cổ phần 
  • Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định trong điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần theo một thời hạn 
  • Trong thời hạn quy định hoàn thành thanh toán cổ phần, số phiếu biểu quyết của các cổ đông sẽ được tính theo số cổ phần phổ thông đã được đăng ký mua trừ trường hợp có quy định khác về điều lệ công ty
  • Cổ đông chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua sẽ không còn là cổ đông của công ty và không được chuyển nhượng quyền mua cổ phần đó cho người khác
  • Cổ đông chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua sẽ có quyền biểu quyết, nhận lợi tức và các quyền khác ứng với số cổ phần họ đã thanh toán và  không có quyền chuyển nhượng quyền mua số cổ phần chưa thanh toán cho người khác
  • Cổ phần chưa thanh toán tức là cổ phần chưa được bán và hội đồng quản trị của công ty sẽ có quyền để tiếp tục bán chúng 
  • Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký, trường hợp chưa bán được hết số cổ phần, doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký thay đổi vốn điều lệ bằng cổ phần đã được thanh toán, đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập

Số vốn cần có để thành lập công ty cổ phần

Thành lập công ty cổ phần cần số vốn là bao nhiêu? Đây là câu hỏi mà được các nhà đầu tư hết sức quan tâm. Tuy nhiên đối với quy định của pháp luật hiện hành, không có bất kỳ quy định ràng buộc nào về mức vốn tối thiểu để thành lập công ty cổ phần. Mức vốn này tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp của bạn lựa chọn.

  • Trường hợp doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh bình thường không yêu cầu mức vốn pháp định, thì theo luật không quy định mức vốn tối thiểu để thành lập công ty. Tuy nhiên thực tế doanh nghiệp cần phải xem xét để đăng ký mức vốn điều lệ phù hợp. Bởi vì nếu quá thấp thì sẽ không tạo được sự tin tưởng của đối tác hay các ngân hàng, cơ quan thuế khi đi giao dịch và làm việc 
  • Còn nếu doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh yêu cầu mức vốn pháp định để hoạt động, thì vốn tối thiểu để thành lập công ty chính là bằng với mức quy định của ngành nghề kinh doanh đó.

Tương tự thì pháp luật cũng không quy định mức vốn tối đa để thành lập công ty cổ phần, tùy thuộc vào tiềm lực kinh tế của công ty bạn. Năng lực kinh tế càng mạnh thì bạn có thể bỏ vốn càng nhiều vào kinh doanh.

Mẫu biên bản thỏa thuận góp vốn thành lập công ty cổ phần

Để tránh được những rủi ro cũng như những tranh chấp về mặt lợi ích cho công ty và cả người góp vốn thì việc thỏa thuận góp vốn thành lập công ty cổ phần sẽ được ghi nhận tại biên bản thỏa thuận góp vốn.

Tham khảo thêm về dịch vụ thành lập mới tại WinPlace

Nội dung của biên bản thỏa thuận góp vốn thành lập công ty cổ phần

Trong biên bản thỏa thuận góp vốn thành lập công ty cổ phần cần phải có những nội dung sau:

  • Thông tin cá nhân chi tiết các cổ đông như: họ và tên, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, số CMND/ CCCD, hộ khẩu
  • Loại tài sản sử dụng để góp vốn: Tiền mặt, tài sản, quyền sở hữu trí tuệ,..
  • Giá trị phần vốn góp 
  • Phương thức góp vốn: tiền mặt, chuyển khoản, ký séc…
  • Thời gian cam kết góp đủ vốn của các cổ đông và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp
  • Thỏa thuận về các chức danh trong công ty: Hội đồng quản trị, đại diện pháp luật, chức danh khác
  • Cam kết giữa các bên

Mẫu biên bản thỏa thuận góp vốn thành lập công ty cổ phần

Mẫu biên bản mới nhất về việc thỏa thuận góp vốn thành lập công ty cổ phần mà các nhà đầu tư có thể tham khảo 

NarzXjrOLKhRAXrsxh6cklCqwrVpdmWBcJa3c4 oW5JtGLBk44gnPd6BJvPkvI0tN5xbUbsYGwIQY55Ce gjGO0NREfiqwAWbq137mJV98nDEWKkhxUnscN507NWbnhjXSHYsD4A67Z7py vtw

Thỏa thuận góp vốn thành lập công ty cổ phần có thể được xem là việc làm vô cùng quan trọng và có tính quyết định trong quá trình thành lập doanh nghiệp. Việc các nhà đầu tư tìm hiểu về những quy định cũng như thủ tục của thỏa thuận này là điều kiện tiên quyết để hạn chế được những rủi ro có thể xảy ra những tranh chấp không đáng có. 

WinPlace chúc các doanh nghiệp thành công!

Lâm Bảo Anh
Lâm Bảo Anh

Biên tập viên tại Winplace Coworking Space

Add Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài viết liên quan

CitiLight
Chi nhánh quận 1
CitiLight Tower, 45 Võ Thị Sáu, P.Đa Kao, Q.1

Toà nhà văn phòng ngay trung tâm Quận 1

Đem đến hình ảnh chuyên nghiệp, đẳng cấp cho DN

Quy mô: 10.150 m²- 14 tầng

Quản lý chuyên nghiệp từ Savills Việt Nam

jamona
Chi nhánh quận 7
Jamona Heights , 210 Bùi Văn Ba, P. Tân Thuận Đông, Q.7

Toà nhà hiện đại, thuộc khu đô thị ven sông sầm uất, tiện nghi

Không gian làm việc ‘xanh’, ôm trọn view Q.7

Quy mô: 5,768 m²

Gồm 2 blocks – 18 tầng