Chi tiết thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh mới nhất

thay đổi đăng ký kinh doanh

Thay đổi đăng ký kinh doanh là thủ tục bắt buộc trong một số trường hợp. Doanh nghiệp cần tiến hành trong thời hạn yêu cầu để đảm bảo tuân thủ theo pháp luật. Chi tiết các bước thay đổi đăng ký doanh nghiệp được hướng dẫn chi tiết trong bài viết sau. 

3 lý trường hợp thường gặp doanh nghiệp cần thay đổi đăng ký kinh doanh

Thay đổi đăng ký kinh doanh là yêu cầu bắt buộc thực hiện khi doanh nghiệp có nhu cầu thay đổi nội dung trên giấy phép kinh doanh. Cụ thể, các thông tin này bao gồm: tên, địa chỉ, người đại diện, vốn điều lệ. Trong đó, những tình huống thường gặp cần thay đổi giấy phép kinh doanh bao gồm:

Thay đổi địa chỉ đăng ký kinh doanh

Địa chỉ trụ sở chính ảnh hưởng đến hình ảnh doanh nghiệp trong mắt đối tác/khách hàng. Vì vậy, một số đơn vị muốn đổi vị trí trụ sở chính nhằm nâng tầm đẳng cấp doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp có nhu cầu đổi địa chỉ kinh doanh đến khu vực trung tâm thuận tiện giao dịch với khách hàng. Số khác mong muốn mở rộng hoạt động, cần tìm địa chỉ mới với không gian đủ rộng cho nhân sự đơn vị. 

Nhìn chung, có rất nhiều lý do dẫn đến việc cần thay đổi địa chỉ kinh doanh. Khi chuyển trụ sở chính, bạn cần tiến hành thủ tục thay đổi địa chỉ đăng ký kinh doanh. Bởi công văn từ cơ quan nhà nước sẽ được chuyển đến địa chỉ bạn đã đăng ký. Nếu không thực hiện chuyển đổi theo quy định của pháp luật, bạn có thể bỏ lỡ thông tin. 

Winplace là đơn vị cung cấp văn phòng trọn gói cho thuê Quận 1 chất lượng, phù hợp với nhiều doanh nghiệp. Vị thế trung tâm giúp bạn thuận tiện khi giao dịch và làm việc cùng khách hàng. Không chỉ vậy, lựa chọn Winplace, doanh nghiệp được sử dụng văn phòng với đầy đủ trang thiết bị cần thiết (máy chiếu, photocopy, scan,…). 

Thay đổi đăng ký kinh doanh

Chọn văn phòng trọn gói Winplace

Bên cạnh tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu, doanh nghiệp sử dụng văn phòng trọi gói với mức giá tốt nhất. Sử dụng văn phòng trọn gói Winplace, đơn vị được hỗ trợ thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh. Tham khảo thêm >>>  Bảng giá văn phòng trọn gói.

Thay đổi đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp cần thay đổi đại diện theo pháp luật để phù hợp với định hướng phát triển. Đơn vị bắt buộc đăng ký thay đổi đại diện trên giấy phép kinh doanh theo quy định của pháp luật. 

Điều này ảnh hưởng đến tính pháp lý của giao dịch do người đại diện xác lập. Do đó, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đối tác, khách hàng của đơn vị, bạn cần tiến hành đăng ký thay đổi để xác lập quyền của đại diện mới trong hoạt động của đơn vị. 

Thay đổi đăng ký kinh doanh

Tiến hành thủ tục thay đổi đại diện theo pháp luật

Thay đổi loại hình doanh nghiệp

Để phù hợp với quá trình phát triển, nhiều doanh nghiệp mong muốn thay đổi loại hình hoạt động. Các trường hợp thay đổi bao gồm:

  • Thay đổi đăng ký kinh doanh công ty cổ phần thành công ty TNHH (và ngược lại);
  • Thay đổi đăng ký kinh doanh công ty TNHH MTV thành công ty TNHH 2 thành viên trở lên (và ngược lại);
  • Thay đổi đăng ký kinh doanh doanh nghiệp tư nhân thành công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh;

Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có quyền và nghĩa vụ riêng. Đặc biệt, trách nhiệm pháp lý của chủ doanh nghiệp/người góp vốn với khoản nợ cũng có sự khác biệt. Đó là lý do đơn vị cần tiến hành đăng ký chuyển đổi để thiết lập trách nhiệm pháp lý hợp pháp theo quy định.  

Thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh

Thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh hiện đang được thực hiện theo hai phương thức: đăng ký kinh doanh trực tiếp hoặc đăng ký kinh doanh qua mạng. Dưới đây là những thông tin cần nắm để tiến hành đăng ký chuyển đổi. 

Hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh

Mỗi trường hợp thay đổi, hồ sơ có sự khác biệt nhất định. Bài viết sẽ chia sẻ đến bạn 3 bộ hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh cho các trường hợp phổ biến nhất. 

Thay đổi địa chỉ đăng ký kinh doanh

Có hai trường hợp thay đổi trụ sở đăng ký kinh doanh: cùng quận/tỉnh hoặc khác quận/tỉnh. Nhìn chung, hồ sơ cần chuẩn bị cho 2 trường hợp này. Hồ sơ thay đổi địa chỉ đăng ký kinh doanh cũng có sự khác biệt với từng loại hình doanh nghiệp. Cụ thể, bạn cần chuẩn bị: 

  • Thông báo thay đổi GPKD theo mẫu tại đây.
  • Thông báo mẫu dấu theo mẫu tại đây
  • Giấy ủy quyền (nếu người nộp hồ sơ không phải chủ sở hữu/đại diện theo pháp luật);
  • Điều lệ công ty (trường hợp thay đổi khác tỉnh/khác quận);
  • Danh sách cổ đông/thành viên (trường hợp thay đổi khác tỉnh/quận);
  • Quyết định thay đổi địa chỉ của chủ sở hữu/hội đồng thành viên/hội đồng quản trị/đại hội đồng cổ đông;
  • Biên bản họp hội đồng thành viên/cổ đông về thay đổi địa chỉ. 

Thay đổi loại hình doanh nghiệp

Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp ban đầu và loại hình chuyển đổi, hồ sơ đăng ký thay đổi có sự khác biệt nhất định. Cụ thể, hồ sơ này bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu tại đây
  • Điều lệ công ty chuyển đổi
  • Danh sách cổ đông sáng lập (nếu có)
  • Hợp đồng chuyển nhượng vốn hoặc giấy tờ chứng minh hoàn tất chuyển nhượng (nếu có);
  • Biên bản họp về chuyển đổi loại hình công ty của hội đồng thành viên;
  • Quyết định về chuyển đổi loại hình công ty của hội đồng thành viên;
  • Giấy tờ chứng thực của thành viên hoặc cổ đông sáng lập;
  • Giấy ủy quyền (nếu người nộp hồ sơ không phải chủ sở hữu/đại diện theo pháp luật).

Thay đổi ngành nghề đăng ký kinh doanh

Hiện nay, ngành nghề kinh doanh không còn thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Do đó, sau khi nộp hồ sơ, doanh nghiệp chờ nhận Giấy xác nhận từ Phòng đăng ký kinh doanh là hoàn tất thủ tục. Hồ sơ đăng ký bao gồm:

  • Thông báo thay đổi ngành nghề đăng ký kinh doanh theo mẫu tại đây;
  • Quyết định của chủ sở hữu/đại diện theo pháp luật về bổ sung/thay đổi ngành nghề đăng ký kinh doanh;
  • Bản sao Giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ giá trị tương đương (nếu có);
  • Biên bản họp thay đổi/bổ sung ngành nghề kinh doanh của hội đồng thành viên/quản trị;
  • Giấy ủy quyền (nếu người nộp hồ sơ không phải chủ sở hữu/đại diện theo pháp luật).  

Các bước thay đổi đăng ký kinh doanh

Tùy từng trường hợp thay đổi đăng ký kinh doanh, thủ tục thực hiện có thể có những khác biệt nhất định. Dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn đọc các bước đăng ký theo hai phương thức đang được áp dụng:  

Thay đổi đăng ký kinh doanh trực tiếp

Đại diện theo pháp luật (hoặc theo ủy quyền) của doanh nghiệp tiến hành đăng ký thay đổi tại Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp. Đơn vị cần nộp hồ sơ và lệ phí đăng ký tại đây. 

Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy biên nhận xác nhận hồ sơ. Đồng thời, đơn vị này tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu cần sửa đổi/bổ sung thông tin, bạn sẽ nhận được thông báo trong thời hạn 03 ngày làm việc. 

Nếu thuộc trường hợp này, doanh nghiệp phải tiến hành bổ sung/sửa đổi theo yêu cầu. Khi hồ sơ đã hợp lệ, doanh nghiệp Phòng đăng ký kinh doanh sẽ phản hồi trong thời hạn 3 ngày làm việc. 

Lưu ý: Kể từ khi có thay đổi đăng ký kinh doanh, đơn vị phải tiến hành thủ tục trên trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi có thay đổi. Nếu không, đơn vị sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. 

Thay đổi đăng ký kinh doanh qua mạng

Trường hợp đăng ký qua mạng, các bước thực hiện cũng tương tự nộp trực tiếp. Tuy nhiên, thay vì phải lên làm việc trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh, bạn có thể scan hồ sơ và tải lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Phản hồi/xác nhận của Phòng đăng ký kinh doanh được thực hiện thông qua tài khoản doanh nghiệp đã đăng ký tại đây. Do đó, bạn cần theo dõi tài khoản để cập nhật tin tức và xử lý kịp thời. 

Thay đổi đăng ký kinh doanh

Có thể tiến hành đăng ký thay đổi online

Phí và lệ phí thay đổi đăng ký kinh doanh

Lệ phí thay đổi đăng ký kinh doanh phụ thuộc vào phương thức bạn chọn để tiến hành. Cụ thể:

  • Đăng ký trực tiếp: Lệ phí 100.000 đồng/lần
  • Đăng ký qua mạng điện tử: Miễn phí

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể phát sinh thêm các chi phí khác liên quan đến hoạt động này bao gồm:

  • Khắc lại con dấu: phí từ 150.000 đồng – 350.000 đồng;
  • Làm lại biển hiệu: từ 150.000 đồng – 500.000 đồng;

Thủ tục sau khi thay đổi đăng ký kinh doanh

Sau khi hoàn tất đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp cần tiến hành một số công việc nhất định theo yêu cầu của pháp luật. Đây là bước giúp doanh nghiệp đảm bảo hoạt động bình thường, ổn định, hạn chế thiệt lại. Cụ thể những công việc cần tiến hành có thể bao gồm (không giới hạn):

  • Đổi con dấu doanh nghiệp;
  • Đổi biển hiệu đặt tại trụ sở chính;
  • Thông báo đến cơ quan thuế;
  • In lại hóa đơn (nếu cần);
  • Thay đổi thông tin tại các cơ quan: Thuế, Ngân hàng, Bảo hiểm, Internet; Điện thoại;…
  • Cập nhật thông tin trên website;
  • Gửi công văn thay đổi thông tin đến đối tác/khách hàng;

Kết luận

Thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh cần tiến hành theo đúng quy định của pháp luật. Nếu có nhu cầu chuyển đổi doanh nghiệp đến vị trí đắc địa, trung tâm, thuận tiện giao thông và được hỗ trợ thủ tục thay đổi, liên hệ với Winplace. Chúng tôi sẽ giúp bạn hoàn thiện công việc theo cách trọn vẹn và nhanh chóng nhất.

Lâm Bảo Anh
Lâm Bảo Anh

Biên tập viên tại Winplace Coworking Space

Add Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài viết liên quan

CitiLight
Chi nhánh quận 1
CitiLight Tower, 45 Võ Thị Sáu, P.Đa Kao, Q.1

Toà nhà văn phòng ngay trung tâm Quận 1

Đem đến hình ảnh chuyên nghiệp, đẳng cấp cho DN

Quy mô: 10.150 m²- 14 tầng

Quản lý chuyên nghiệp từ Savills Việt Nam

jamona
Chi nhánh quận 7
Jamona Heights , 210 Bùi Văn Ba, P. Tân Thuận Đông, Q.7

Toà nhà hiện đại, thuộc khu đô thị ven sông sầm uất, tiện nghi

Không gian làm việc ‘xanh’, ôm trọn view Q.7

Quy mô: 5,768 m²

Gồm 2 blocks – 18 tầng