Khác với những doanh nghiệp thông thường, mục đích chính của họ là làm cách nào để có thể tối đa hóa được lợi nhuận thu được. Trong khi đó thành lập doanh nghiệp xã hội lại hướng đến cộng đồng và vì mục tiêu lợi ích của toàn xã hội. Để có thể thành lập loại hình doanh nghiệp đặc biệt này cần những điều kiện và thủ tục gì là điều mà không phải ai cũng nắm rõ. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Hiểu thế nào là doanh nghiệp xã hội?
Doanh nghiệp xã hội được hiểu đơn giản là một loại hình tổ chức hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu mang tính xã hội thay vì tối đa hóa lợi nhuận. Một doanh nghiệp sẽ được xem là doanh nghiệp xã hội khi đảm bảo điều kiện sau:
- Được đăng ký thành lập quy định theo Luật doanh nghiệp 2020
- Mục tiêu chính là giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích chung toàn xã hội.
- Dùng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hàng năm để tái đầu tư thực hiện mục tiêu trên.

Thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội
Để thực hiện đăng ký thành lập doanh nghiệp xã hội, chủ doanh nghiệp cần phải chuẩn bị đầu đủ bộ hồ sơ theo quy định của pháp luật. Đồng thời tiến hành thủ tục đăng ký doanh nghiệp xã hội theo một trình tự nhất định.

Cơ sở pháp lý
Căn cứ pháp lý để thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam dựa trên 3 văn bản chính mới nhất cập nhật theo pháp luật hiện hành. Chủ sở hữu đang có nhu cầu thành lập doanh nghiệp cần lưu ý và nắm rõ điều khoản trong đó để đảm bảo thực hiện đúng quy định của luật đề ra.
- Luật Doanh nghiệp 2020
- Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ( T1/2021): Quy định về đăng ký doanh nghiệp
- Thông tư 01/2021/ TT – BKHĐT: Hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp
Tham khảo thêm dịch vụ Văn phòng trọn gói tại WinPlace
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp xã hội
Hồ sơ là một phần vô cùng quan trọng trong thủ tục pháp lý. Nó là yếu tố quyết định liệu rằng doanh nghiệp có được chứng nhận và đăng ký kinh doanh thành công hay không? Bộ hồ sơ thành lập doanh nghiệp xã hội theo quy định pháp luật hiện hành sẽ bao gồm:

- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp xã hội theo mẫu có sẵn
- Điều lệ doanh nghiệp xã hội (có đủ chữ ký của ban thành lập doanh nghiệp)
- Danh sách thành viên/cổ đông góp vốn ( Đối loại hình với công ty cổ phần hoặc công ty TNHH 2 thành viên trở lên)
- Bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu của các thành viên hoặc cổ đông góp vốn và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ( với hiệu lực không quá 6 tháng)
- Giấy ủy quyền hợp pháp cho người nộp hồ sơ (trong trường hợp không phải người đại diện hợp pháp của công ty nộp)
- Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường đây là điểm khác biệt cần lưu ý mà chỉ có doanh nghiệp xã hội mới có.
Thủ tục đăng ký doanh nghiệp xã hội
Bên cạnh việc chuẩn bị bộ hồ sơ pháp lý đầy đủ. Chủ doanh nghiệp cần lưu ý tuân thủ quy trình đăng ký doanh nghiệp xã hội theo các bước như sau:
Bước 1: Đặt tên doanh nghiệp khi thành lập doanh nghiệp xã hội
Đây là bước quan trọng đầu tiên trong quá trình thành lập một doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xã hội nói riêng. Một số lưu ý khi đặt tên doanh nghiệp
- Đảm bảo 02 thành phần là loại hình doanh nghiệp và tên riêng (bao gồm cụm từ “xã hội”).
- Tuyệt đối không được trùng lặp với những doanh nghiệp đã được đăng ký trước để tránh gây nhầm lẫn, không được sử dụng tên của tổ chức chính trị, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước…
Bước 2: Chuẩn bị và soạn thảo bộ hồ sơ thành lập doanh nghiệp xã hội
Bước 3: Tiến hành nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp xã hội

Sau khi hồ sơ được hoàn thành chủ doanh nghiệp có thể tiến hành nộp hồ sơ theo hai hình thức:
Thứ nhất, nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh thuộc Sở Kế hoạch & Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
Thứ hai, đăng ký theo hình thức online tại https://dangkykinhdoanh.gov.vn của Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp thông qua tài khoản đăng ký kinh doanh hoặc chữ ký số công cộng.
Bước 4: Xử lý hồ sơ và cấp giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp
Sau thời hạn 5-7 kể từ ngày doanh nghiệp nộp hồ sơ, cơ quan đăng ký tiếp nhận hồ sơ sẽ xem xét và đưa ra quyết định
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ : Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ cập nhật thông tin cam kết thực hiện mục tiêu xã hội và môi trường vào hồ sơ doanh nghiệp và tiến hành công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp xã hội.
- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ : Cơ quan đăng ký sẽ ra thông báo bằng văn bản, nêu rõ tất cả lý do và đưa ra yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ cụ thể để doanh nghiệp biết mà sửa đổi cho hợp lệ.
Việc thành lập doanh nghiệp xã hội đòi hỏi điều kiện cũng như những thủ tục pháp lý nhất định theo pháp luật hiện hành tại Việt Nam. Việc tìm hiểu và nắm rõ những quy định và thủ tục này giúp cho chủ doanh nghiệp đang có nhu cầu thành lập công ty hạn chế được sai sót và nhanh chóng hơn trong quá trình đăng ký.
WinPlace chúc các doanh nghiệp thành công!
Add Comment