Thành lập doanh nghiệp tư nhân như thế nào?

thành lập doanh nghiệp tư nhân

Bạn đang muốn thành lập doanh nghiệp tư nhân để thực hiện những ý tưởng kinh doanh? Tuy nhiên, bạn hoàn toàn không biết thành lập doanh nghiệp tư nhân như thế nào và thủ tục thành lập ra sao. Nếu vậy, hãy tham khảo bài viết dưới đây để được cung cấp những thông tin cần thiết về quy trình thành lập doanh nghiệp/công ty tư nhân nhé.

Doanh nghiệp tư nhân là gì?

Trước lý giải cho câu hỏi thành lập doanh nghiệp tư nhân như thế nào thì chúng ta cần tìm hiểu doanh nghiệp tư nhân là gì. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp hoạt động dưới sự làm chủ của một cá nhân nào đó. Cá nhân/người thành lập doanh nghiệp tư nhân sẽ phải tự chịu trách nhiệm về các hoạt động của doanh nghiệp bằng tài sản cá nhân.

Doanh nghiệp tư nhân là khái niệm quen thuộc trong kinh doanh
Doanh nghiệp tư nhân là khái niệm quen thuộc trong kinh doanh

Người làm chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ đóng vai trò là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, họ còn có toàn quyền quyết định đối với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sau khi nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ về tài chính theo quy định của pháp luật, chủ doanh nghiệp sẽ toàn quyền quyết định đối với việc sử dụng lợi nhuận theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, thành lập doanh nghiệp tư nhân cũng cần một số vốn tối thiểu. Nếu doanh nghiệp tư nhân của bạn đăng ký hành nghề kinh doanh bình thường mà không yêu cầu mức vốn pháp định thì theo quy định của pháp luật sẽ không có quy định về mức vốn tối thiểu để thành lập doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp tư nhân của bạn đăng ký hành nghề kinh doanh có yêu cầu mức vốn pháp định mới hoạt động thì mức vốn tối thiểu bằng với mức quy định của ngành nghề kinh doanh đó để thành lập công ty.

Loại hình doanh nghiệp tư nhân có những ưu điểm gì?

Thành lập doanh nghiệp tư nhân như thế nào và có ưu điểm gì là điều mà nhiều người quan tâm. Chúng ta đều biết rằng, doanh nghiệp tư nhân chỉ có một người sở hữu duy nhất. Điều này là lợi thế trong việc chủ động quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân.

Doanh nghiệp tư nhân có rất nhiều ưu điểm
Doanh nghiệp tư nhân có rất nhiều ưu điểm

Bên cạnh đó, chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân mang trọng trách rất lớn để tạo dựng niềm tin cho đối tác và khách hàng. Điều này là ưu điểm giúp cho doanh nghiệp ít phải chịu sự ràng buộc của pháp luật. Việc thành lập doanh nghiệp tư nhân là sự lựa chọn tốt nhất cho những người muốn tự mình quản lý và chịu trách nhiệm với doanh nghiệp của mình.

Các bước thành lập doanh nghiệp tư nhân

Thành lập doanh nghiệp tư nhân như thế nào là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm hiện nay. Trước khi muốn thành lập công ty/doanh nghiệp cho riêng mình thì việc tìm hiểu các bước thành lập cũng như thủ tục, hồ sơ cần thiết là điều rất quan trọng. Hiện nay, để thành lập doanh  nghiệp tư nhân thì bạn sẽ phải thực hiện theo các bước như sau:

Thủ tục đăng ký doanh nghiệp tư nhân được thực hiện theo các bước quy định
Thủ tục đăng ký doanh nghiệp tư nhân được thực hiện theo các bước quy định

Bước 1: Chuẩn bị thủ tục, hồ sơ thành lập

Bước chuẩn bị hồ sơ, thủ tục thành lập là khâu quan trọng trả lời cho câu hỏi thành lập doanh nghiệp tư nhân như thế nào. Việc chuẩn bị thủ tục, hồ sơ cần phải được thực hiện đầy đủ và tuân theo quy định của pháp luật. Có như vậy thì quá trình thành lập doanh nghiệp tư nhân mới diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng.

Hồ sơ, thủ tục doanh nghiệp tư nhân bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu có sẵn được ban hành bởi Sở kế hoạch đầu tư;
  • Bản sao CCCD/CMND còn hiệu lực hoặc hộ chiếu của chủ doanh nghiệp;
  • Đối với những doanh nghiệp kinh doanh theo ngành nghề mà phải có vốn pháp định theo quy định của pháp luật thì phải có hồ sơ, văn bản xác nhận vốn pháp định của tổ chức hay cơ quan có thẩm quyền;
  • Chứng chỉ hành nghề của doanh nghiệp tư nhân bản sao theo quy định của pháp luật

Bước 2: Tiến hành nộp hồ sơ

Sau khi bạn đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ cần thiết cho sự thành lập doanh nghiệp tư nhân thì bạn cần tiến hành nộp hồ sơ ngay tại phòng đăng ký kinh doanh trực thuộc sở kế hoạch và đầu tư. Khi bạn nộp hồ sơ thì bộ phận một cửa sẽ tiến hành kiểm tra giấy tờ, hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân mà bạn đã nộp để xem đã đầy đủ và chính xác hay chưa.

Trường hợp hồ sơ bạn nộp chưa đủ hoặc chưa chính xác thì các nhân viên của bộ phận này sẽ hướng dẫn cho bạn cách khắc phục và bổ sung. Khi hồ sơ của bạn đã được chấp nhận thì nhân viên sẽ đưa cho bạn giấy hẹn ngày trả kết quả.

Nếu bạn có vốn nên thành lập doanh nghiệp tư nhân
Nếu bạn có vốn nên thành lập doanh nghiệp tư nhân

Trong thời gian chờ, hồ sơ, giấy tờ của bạn sẽ được chuyển lên cho cấp trên là các chuyên viên xem xét, kiểm tra và đánh giá xem hồ sơ mà bạn nộp đã đúng quy định của pháp luật hay chưa. Nếu hồ sơ của bạn hoàn toàn phù hợp thì bạn sẽ nhận được giấy chứng nhận kinh doanh sau 7 ngày. Nếu hồ sơ của bạn bị sai sót thì họ sẽ thông báo cho bạn để bạn sửa lại hồ sơ trong vòng 7 ngày.

Mặt khác, khi hồ sơ bạn đã được sửa lại thì bạn lại tiếp tục nộp lại hồ sơ cho bộ phận một cửa. Đồng thời, bạn sẽ tiếp tục thực hiện các bước như trên.

Tham khảo thêm về dịch vụ Thành lập doanh nghiệp tại WinPlace

Bước 3: Nhận kết quả và thực hiện làm dấu doanh nghiệp

Sau khi hồ sơ của bạn đã được duyệt thì căn cứ vào thông tin trong giấy hẹn trả kết quả thì bạn sẽ quay lại bộ phận một cửa để lấy kết quả thành lập doanh nghiệp tư nhân. Kết quả mà chủ doanh nghiệp tư nhân nhận được sẽ là một giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bản gốc và ba bản sao. 

Bên cạnh đó, khi bạn đi nộp hồ sơ thì có thể uỷ quyền cho người khác đi nộp hộ. Tuy nhiên, lúc nhận giấy chứng nhận kinh doanh doanh thì bạn phải trực tiếp đến lấy theo quy định của pháp luật.

Khi bạn đã nắm trong tay giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì sẽ bắt đầu tiến hành làm dấu cho doanh nghiệp. Lúc này, doanh nghiệp của bạn sẽ phải cung cấp cho nhân viên làm dấu thủ tục bao gồm 1 bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và 1 giấy hẹn. Bốn ngày sau khi tiến hành thủ tục làm dấu thì bạn sẽ đến bộ phận trả dấu của cơ quan công an để lấy dấu cho doanh nghiệp.

Một lưu ý nữa là người đến lấy dấu cho doanh nghiệp phải là người đại diện của doanh nghiệp chứ không được uỷ quyền cho người khác lấy hộ. Bên cạnh đó, người đại diện khi đến lấy dấu phải mang theo CCCD/CMND bản gốc và giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp bản gốc.

Bước 4: Tiến hành khai báo thuế doanh nghiệp và đóng thuế môn bài

Doanh nghiệp tư nhân của bạn sẽ phải thực hiện nghĩa vụ về thuế môn bài đối với nhà nước thì mới đi vào hoạt động. Việc thực hiện nghĩa vụ về thuế sẽ tiến hành chậm nhất là vào ngày cuối của tháng mà doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận kinh doanh. Mức nộp thuế môn bài đã được quy định cụ thể khi doanh nghiệp đăng ký thành lập theo quy định.

Sau khi doanh nghiệp của bạn nộp xong thuế môn bài thì các hoạt động sản xuất kinh doanh mới có thể bắt đầu hoạt động. Do vậy, bạn cần lưu ý rõ về vấn đề này để tránh sai sót nhé.

Các thông tin trên mong rằng đã giải đáp đầy đủ thắc mắc thành lập doanh nghiệp tư nhân như thế nào cho những ai quan tâm đến vấn đề này. Trước khi quyết định thành lập doanh nghiệp/công ty cho riêng mình thì việc tìm hiểu kỹ thông tin thành lập là rất cần thiết.

WinPlace chúc các bạn thành công.

Lâm Bảo Anh
Lâm Bảo Anh

Biên tập viên tại Winplace Coworking Space

Add Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài viết liên quan

CitiLight
Chi nhánh quận 1
CitiLight Tower, 45 Võ Thị Sáu, P.Đa Kao, Q.1

Toà nhà văn phòng ngay trung tâm Quận 1

Đem đến hình ảnh chuyên nghiệp, đẳng cấp cho DN

Quy mô: 10.150 m²- 14 tầng

Quản lý chuyên nghiệp từ Savills Việt Nam

jamona
Chi nhánh quận 7
Jamona Heights , 210 Bùi Văn Ba, P. Tân Thuận Đông, Q.7

Toà nhà hiện đại, thuộc khu đô thị ven sông sầm uất, tiện nghi

Không gian làm việc ‘xanh’, ôm trọn view Q.7

Quy mô: 5,768 m²

Gồm 2 blocks – 18 tầng