Tư vấn thành lập doanh nghiệp trọn gói

thành lập doanh nghiệp trọn gói

Chủ thể kinh doanh cần thực hiện đúng và đủ các quy định pháp luật khi thành lập doanh nghiệp. Những yêu cầu pháp lí liên quan đến vấn đề này là rất nhiều và phức tạp. Điều đó có thể gây ra khó khăn cho các chủ thể trong quá trình thực hiện. Bài viết sau sẽ cung cấp thông tin đầy đủ nhất về thành lập doanh nghiệp trọn gói theo pháp luật Việt Nam.

aiP3bvEhvRZNvR9q0DycqY8vBLVTueIt4YSZCH0gKcv23lQBJjG34M0dpB7uWO41EQ YCq4RXcgUZldlYj

Tư vấn chọn loại hình doanh nghiệp

Tùy thuộc vào nhu cầu, mục đích kinh doanh, số vốn và lĩnh vực hoạt động mà chủ thể kinh doanh lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp. Dưới đây là những phân tích về ưu điểm, nhược điểm của từng loại hình doanh nghiệp.

Doanh nghiệp tư nhân

Theo Luật doanh nghiệp 2020: “Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.”

Ưu điểm

Vì doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân tự làm chủ nên chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với mọi vấn đề của doanh nghiệp.

Nhược điểm 

  • Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
  • Tính rủi ro cao do chủ doanh nghiệp tư nhân phải tự chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình.
  • Không được quyền phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào trên thị trường.
  • Doanh nghiệp tư nhân không được góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần các loại hình doanh nghiệp khác.

Công ty TNHH 1 thành viên

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp có đặc điểm sau:

  • Chủ sở hữu công ty có thể là cá nhân hoặc tổ chức
  • Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

Ưu điểm

  • Có tư cách pháp nhân
  • Chủ sở hữu chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn theo phạm vi phần vốn góp vào công ty nên rủi ro ít hơn so với doanh nghiệp tư nhân.

Nhược điểm

  • Công ty TNHH 1 thành viên không được quyền phát hành cổ phiếu.

Công ty TNHH hai thành viên trở lên

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có đặc điểm sau:

  • Số lượng thành viên từ 02 đến 50 người là cá nhân, tổ chức 
  • Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

Ưu điểm

  • Thành viên góp vốn chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi phần vốn góp vào công ty.
  • Các thành viên công ty thường là người quen dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau nên giúp việc quản lý, điều hành và ra quyết định dễ dàng hơn.
  • Chế độ chuyển nhượng vốn được pháp luật quy định chặt chẽ trong các văn bản có liên quan giúp kiểm soát việc thay đổi nội bộ thành viên công ty dễ dàng hơn.

Nhược điểm

  • Công ty TNHH không được phát hành cổ phiếu gây hạn chế trong việc huy động vốn.
  • Do tính chất trách nhiệm hữu hạn nên ảnh hưởng phần nào đến uy tín và danh tiếng của công ty trước bạn hàng và đối tác.

Công ty hợp danh

 Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:

  • Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung. Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;
  • Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
  • Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.

Ưu điểm

  • Do đặc điểm liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thanh viên hợp danh nên dễ tạo được sự tin cậy đối với bạn hàng và đối tác.
  • Việc quản lí và điều hành công ty hợp danh dễ dàng hơn so với công ty cổ phần do số lượng thành viên ít và chủ yếu dựa trên sự quen biết, tin tưởng lẫn nhau.

Nhược điểm

Mức độ rủi ro của các thành viên cao do đặc điểm liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của công ty hợp danh.

Công ty cổ phần

Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

  • Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
  • Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
  • Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
  • Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác

Ưu điểm

  • Trách nhiệm của các cổ đông là trách nhiệm hữu hạn. Nghĩa là các cổ đông chỉ phải chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn cam kết góp.
  • Phạm vi hoạt động của công ty cổ phần rất rộng, bao gồm nhiều lĩnh vực, ngành nghề.
  • Công ty cổ phần được phát hành cổ phiếu ra công chúng nên việc huy động vốn dễ dàng hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác.
  • Việc tự do chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần khá dễ dàng do thành phần cổ đông tham gia vào công ty tương đối rộng, không có nhiều rào cản, hạn chế.

Nhược điểm

  • Không hạn chế số lượng cổ đông tham gia vào công ty cổ phần gây khó khăn trong việc quản lý, điều hành.

Tư vấn chọn ngành nghề đăng ký kinh doanh

Pháp luật Việt Nam quy định doanh nghiệp được kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện hay hạn chế kinh doanh thì doanh nghiệp phải đáp ứng đủ các điều kiện theo luật định để được cấp giấy phép kinh doanh.

Doanh nghiệp chỉ được kinh doanh theo ngành nghề và lĩnh lực mà doanh nghiệp đã đăng ký. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động nếu doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng phạm vi kinh doanh sang các lĩnh vực khác, doanh nghiệp vẫn có thể làm thủ tục thay đổi, bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh.

Tư vấn chọn tên doanh nghiệp

Nhiều người cho rằng, đặt tên doanh nghiệp có thể chọn theo sở thích và không bị giới hạn bởi các quy định pháp luật. Tuy nhiên, thực tế, bạn cần đặt và chọn tên doanh nghiệp theo quy định tại Điều 37 Luật doanh nghiệp 2020. Hai thành tố cấu thành tên doanh nghiệp gồm:

Loại hình doanh nghiệp

Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.

Tên riêng

Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu. Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

Tham khảo thêm dịch vụ Văn phòng giao dịch tại WinPlace

Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp

  • Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.
  • Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
  • Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Tư vấn về vốn điều lệ

Theo khoản 34 điều 4 Luật doanh nghiệp 2020 quy định: “Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.”

Tùy thuộc vào loại hình công ty mà doanh nghiệp đăng ký thành lập, thời hạn góp vốn sẽ khác nhau, cụ thể:

  • Công ty TNHH: Thành viên phải góp vốn đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Công ty cổ phần:  Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp tư nhân: Chủ doanh nghiệp tư nhân phải góp đủ và đảm bảo đủ số vốn ngay khi đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân. 

Hiện nay pháp luật không quy định số vốn tối thiểu và tối đa khi đăng ký thành lập doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tùy thuộc vào khả năng tài chính, phạm vi kinh doanh để đăng ký số vốn điều lệ phù hợp. Tuy nhiên, cần lưu ý một số ngành nghề kinh doanh pháp luật có quy định về mức vốn pháp định tối thiểu.

Tư vấn về hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

Về cơ bản, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp gồm: (1) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp; (2) Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.

Tùy vào loại hình công ty mà chủ thể kinh doanh muốn thành lập, hồ sơ đăng ký sẽ khác nhau. Theo Luật doanh nghiệp 2020, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được quy định như sau:

  • Hồ sơ đăng ký công ty hợp danh: Điều 20
  • Hồ sơ đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn: Điều 21
  • Hồ sơ đăng ký công ty cổ phần: Điều 22
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

Tư vấn về nơi đăng ký kinh doanh trong thành lập doanh nghiệp trọn gói

  • Ở cấp tỉnh: Chủ doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ về phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư.
  • Ở cấp huyện: Chủ doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ về phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện. 
Phòng đăng ký kinh doanh thành phố Hà Nội
Phòng đăng ký kinh doanh thành phố Hà Nội

Tư vấn về phương thức đăng ký doanh nghiệp

Theo quy định của pháp luật hiện hành, có 3 phương thức để người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký thành lập doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh:

  • Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh
  • Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính
  • Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử
Phương thức đăng ký doanh nghiệp
Phương thức đăng ký doanh nghiệp

Thành lập doanh nghiệp liên quan đến nhiều vấn đề pháp lí phức tạp. Mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có ưu điểm, nhược điểm riêng. Vì vậy, chủ thể kinh doanh cần trang bị các kiến thức cần thiết để tránh sai sót, gây mất thời gian trong quá trình thực hiện. 

WinPlace chúc các doanh nghiệp thành công!

Add Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài viết liên quan

CitiLight
Chi nhánh quận 1
CitiLight Tower, 45 Võ Thị Sáu, P.Đa Kao, Q.1

Toà nhà văn phòng ngay trung tâm Quận 1

Đem đến hình ảnh chuyên nghiệp, đẳng cấp cho DN

Quy mô: 10.150 m²- 14 tầng

Quản lý chuyên nghiệp từ Savills Việt Nam

jamona
Chi nhánh quận 7
Jamona Heights , 210 Bùi Văn Ba, P. Tân Thuận Đông, Q.7

Toà nhà hiện đại, thuộc khu đô thị ven sông sầm uất, tiện nghi

Không gian làm việc ‘xanh’, ôm trọn view Q.7

Quy mô: 5,768 m²

Gồm 2 blocks – 18 tầng