Điều kiện và thủ tục thành lập doanh nghiệp nhỏ

thành lập doanh nghiệp nhỏ

Với những người muốn khởi nghiệp nhưng lại ngại các điều kiện và thủ tục phức tạp, họ thường lựa chọn thành lập doanh nghiệp nhỏ. Các hệ thống quản lý về nguồn vốn và thu chi, số thành viên và nhân viên của công ty nhỏ sẽ được dễ dàng quản lý và giải quyết. Vậy muốn thành lập doanh nghiệp nhỏ cần những điều kiện và thủ tục ra sao?

Doanh nghiệp nhỏ dễ dàng quản lý các thông tin của doanh nghiệp
Doanh nghiệp nhỏ dễ dàng quản lý các thông tin của doanh nghiệp

Quy định của nhà nước về điều kiện thành lập doanh nghiệp nhỏ

Theo quy định của pháp luật hiện hành, doanh nghiệp được xem là nhỏ khi có từ 10 đến dưới 200 nhân công và có số vốn góp nhỏ hơn 20 triệu đồng. Doanh nghiệp có số vốn hoặc số nhân viên vượt quá phạm vi này sẽ không được xét duyệt là doanh nghiệp nhỏ. 

Bên cạnh đó, một doanh nghiệp nhỏ phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

Về người đại diện doanh nghiệp

Chủ doanh nghiệp hay người đại diện của doanh nghiệp phải có đủ hiểu biết và tư cách pháp nhân. Người đại diện pháp lý của công ty phải là người trên 18 tuổi, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.

Người đại diện về mặt pháp lý của doanh nghiệp nên là người có đủ năng lực và khả năng cũng như kinh nghiệm. Người đại diện pháp lý có thể là chủ doanh nghiệp, chủ tịch, giám đốc hoặc tổng giám đốc và/hoặc quản lý của doanh nghiệp đó. Một doanh nghiệp có thể có nhiều hơn 01 người đại diện pháp lý. Người đại diện có thể thay đổi được sau khi thành lập doanh nghiệp nhỏ.

Người đại diện doanh nghiệp cần có năng lực
Người đại diện doanh nghiệp cần có năng lực

Tham khảo thêm dịch vụ Văn phòng trọn gói tại WinPlace

Về mặt hàng và dịch vụ kinh doanh

Doanh nghiệp chỉ được phép tổ chức hoạt động kinh doanh các mặt hàng và dịch vụ được cho phép theo pháp luật hiện hành. Mọi hành vi kinh doanh các mặt hàng và dịch vụ thuộc danh sách bị cấm sẽ bị xem là vi phạm pháp luật. 

Về vốn điều lệ của doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần xác định và kê khai rõ ràng về vốn điều lệ của doanh nghiệp. Với những ngành nghề không có yêu cầu về vốn điều lệ khi làm thủ tục, chủ doanh nghiệp có thể kê khai theo khả năng và nhu cầu của bản thân. Không nên kê khai vốn điều lệ quá thấp bởi điều này sẽ ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp trong mắt khách hàng và đối tác.

Đối với các ngành nghề và mặt hàng kinh doanh đã được quy định về vốn pháp định, chủ doanh nghiệp cần kê khai lớn hơn hoặc bằng số vốn được quy định.

Chủ doanh nghiệp cần chuẩn bị vốn khi thành lập
Chủ doanh nghiệp cần chuẩn bị vốn khi thành lập

Về tên doanh nghiệp

Khi thành lập doanh nghiệp nhỏ, chủ doanh nghiệp cần lưu ý trong khâu đặt tên cho doanh nghiệp. Các hành vi đặt tên doanh nghiệp trùng với một doanh nghiệp khác đã thành lập từ trước, đặt tên có yếu tố xúc phạm thuần phong mỹ tục đều bị cấm theo quy định. Tên doanh nghiệp không được trùng với tên của các đơn vị vũ trang nhân dân hoặc cơ quan nhà nước.

Tên doanh nghiệp phải có đủ cấu trúc 02 thành phần theo quy định của pháp luật. Cách đặt tên không đủ thành phần sẽ không được công nhận và không được cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp nhỏ.

Về loại hình kinh doanh

Cần xác định rõ ràng loại hình kinh doanh của doanh nghiệp. Mỗi loại hình có yêu cầu khác nhau khi làm thủ tục đăng ký thành lập. Chính vì vậy, chủ doanh nghiệp nên xác định được loại hình kinh doanh của doanh nghiệp khi bắt đầu thành lập doanh nghiệp nhỏ. Các loại hình phù hợp cho việc thành lập doanh nghiệp nhỏ như doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH 01 hoặc 02 thành viên. 

Doanh nghiệp cần xác định rõ loại hình kinh doanh của doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần xác định rõ loại hình kinh doanh của doanh nghiệp

Thủ tục thành lập doanh nghiệp nhỏ

Sau khi đã đáp ứng được các điều kiện trên, chủ doanh nghiệp cần chuẩn bị các thủ tục sau để đăng ký thành lập doanh nghiệp nhỏ:

  • Giấy đề nghị được cấp giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép thành lập doanh nghiệp.
  • Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, bảo sao có công chứng hộ chiếu (đối với chủ doanh nghiệp là người nước ngoài) của chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện.
  • Giấy chứng nhận đăng ký hoặc giấy quyết định thành lập hoặc các giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân có giá trị tương đương của doanh nghiệp.
  • Danh sách các thành viên góp vốn hoặc các cổ đông sở hữu cổ phần của doanh nghiệp.
  • Bản kê khai vốn điều lệ của doanh nghiệp.

Trình tự thành lập doanh nghiệp nhỏ

Sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ theo quy định, quá trình thành lập doanh nghiệp nhỏ sẽ diễn ra theo trình tự như sau:

Bước 1: Nộp bộ hồ sơ hoàn chỉnh và lấy giấy phép

Chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện pháp lý của doanh nghiệp tiến hành nộp bộ hồ sơ hoàn chỉnh tại Phòng đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch và đầu tư trên địa bàn. Sau khi xét duyệt, hồ sơ hợp lệ sẽ được phê duyệt và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. 

Bước 2: Khắc con dấu cho doanh nghiệp

Muốn thành lập doanh nghiệp nhỏ, chủ doanh nghiệp cần chuẩn bị một con dấu riêng. Hình thức của con dấu do doanh nghiệp quyết định, tuy nhiên cần đảm bảo có đủ tên và mã số doanh nghiệp trên con dấu. Sau khi hoàn thành khắc con dấu, doanh nghiệp cần công khai mẫu con dấu lên cổng thông tin điện tử quốc gia.

Bước 3: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp phải công khai thông tin doanh nghiệp lên cổng thông tin điện tử quốc gia. Doanh nghiệp sẽ bị phạt từ 1 đến 2 triệu đồng nếu có bất kỳ hành vi vi phạm. Các nội dung cần công khai bao gồm:

  • Ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Danh sách thành viên góp vốn và/hoặc cổ đông sáng lập.

Bước 4: Đăng ký tài khoản ngân hàng

Để dễ dàng và thuận tiện hơn trong các nghiệp vụ liên quan đến tài chính, doanh nghiệp nên có một tài khoản ngân hàng. Chủ doanh nghiệp mang con dấu, giấy phép thành lập doanh nghiệp và chứng minh nhân dân của chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện pháp lý ra ngân hàng để mở tài khoản. Sau khi có tài khoản ngân hàng, doanh nghiệp cần trình báo lên Sở kế hoạch và đầu tư. 

Bước 5: Mua chữ ký số để phục vụ hoạt động đóng thuế online

Để có thể tiến hành nghiệp vụ đóng thuế online, doanh nghiệp cần có một chữ ký số. Sau khi có chữ ký số, doanh nghiệp có thể sử dụng chữ ký này để đóng thuế trực tuyến định kỳ cho doanh nghiệp.

Trên đây là các thông tin về điều kiện và thủ tục thành lập doanh nghiệp nhỏ. Chủ doanh nghiệp cần chuẩn bị thật kỹ để quá trình thành lập doanh nghiệp được diễn ra thuận lợi và suôn sẻ.

WinPlace chúc các doanh nghiệp thành công!

Add Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài viết liên quan

CitiLight
Chi nhánh quận 1
CitiLight Tower, 45 Võ Thị Sáu, P.Đa Kao, Q.1

Toà nhà văn phòng ngay trung tâm Quận 1

Đem đến hình ảnh chuyên nghiệp, đẳng cấp cho DN

Quy mô: 10.150 m²- 14 tầng

Quản lý chuyên nghiệp từ Savills Việt Nam

jamona
Chi nhánh quận 7
Jamona Heights , 210 Bùi Văn Ba, P. Tân Thuận Đông, Q.7

Toà nhà hiện đại, thuộc khu đô thị ven sông sầm uất, tiện nghi

Không gian làm việc ‘xanh’, ôm trọn view Q.7

Quy mô: 5,768 m²

Gồm 2 blocks – 18 tầng