Thành lập doanh nghiệp Nhà nước gồm những bước nào?

thành lập doanh nghiệp nhà nước

Xã hội phát triển đi cùng với sự khẳng định của nhiều doanh nghiệp lớn được thành lập. Sự lớn mạnh của các doanh nghiệp Nhà nước đã đưa GDP của đất nước và khẳng định vị thế của kinh tế nước nhà trên thương trường. Vậy, các bước thành lập doanh nghiệp nhà nước gồm những gì?

Doanh nghiệp Nhà nước là gì?

Trước khi thành lập doanh nghiệp Nhà nước, bạn cần hiểu rõ thế nào là doanh nghiệp Nhà nước. Theo như khoản 8 điều 4 Luật doanh nghiệp ban hành năm 2014: “Doanh nghiệp Nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ”. 

Doanh nghiệp Nhà nước khác với các doanh nghiệp tư nhân ở chỗ có tên gọi, con dấu riêng và trụ sở chính nằm tại Việt Nam. Doanh nghiệp Nhà nước sẽ do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và quản lý.

Mọi hoạt động trong doanh nghiệp đều do Nhà nước trực tiếp nắm quyền điều hành. Bao gồm các hoạt động công ích, các hoạt động kinh tế – xã hội. Doanh nghiệp Nhà nước chịu trách nhiệm phạm vi về vốn do doanh nghiệp quản lý.

Thành lập doanh nghiệp là gì và cách hoạt động ra sao?
Thành lập doanh nghiệp là gì và cách hoạt động ra sao? 

Doanh nghiệp Nhà nước có đặc điểm nào?

Đối với việc thành lập doanh nghiệp Nhà nước, cần có đầy đủ các đặc điểm sau. Bao gồm: 

Các chủ đầu tư 

Nhà nước hoặc các tổ chức, cá nhân khác là những chủ đầu tư chính khi thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, với doanh nghiệp Nhà nước, nhà nước có toàn quyền quyết định đến hoạt động của doanh nghiệp. Các chiến lược phát triển, mục tiêu, kế hoạch sản xuất, các phương điện đầu tư tài chính, kiểm tra, giải thể, quản lý đều là nhiệm vụ được Nhà nước quyết định trực tiếp. 

Vốn 

Nhà nước có vốn điều lệ là 100%, hoặc góp vốn chi phối trên 50%. Khi góp vốn chi phối là trên 50% thì vốn điều lệ sẽ là dưới 100%. 

Hình thức doanh nghiệp 

Doanh nghiệp Nhà nước có nhiều hình thức hoạt động. Nếu doanh nghiệp sở hữu 100% vốn điều lệ thì có thể thực hiện các loại hình như Công ty CP Nhà nước, Công ty TNHH Nhà nước một thành viên, Công ty TNHH Nhà nước. Ngược lại, nếu doanh nghiệp sở hữu trên 50% vốn điều lệ thì có thể tham gia hoạt động theo hình thức Công ty Cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn.

Các hình thức doanh nghiệp có thể thực hiện
Các hình thức doanh nghiệp có thể thực hiện 

Trách nhiệm và pháp lý 

Doanh nghiệp Nhà nước có trách nhiệm về tài sản doanh nghiệp. Trong phạm vi tài sản góp vốn, nhà nước chịu trách nhiệm hữu hạn. Về tư cách pháp lý, tư cách pháp nhân là doanh nghiệp Nhà nước. 

Áp dụng các điều luật công ty nhà nước thực hiện khi chuyển đổi thành cổ phần, trách nhiệm hữu hạn sẽ có những hoạt động theo luật doanh nghiệp đề ra. Ngoài ra, các loại doanh nghiệp nhà nước khác cũng sẽ tổ chức và tuân thủ các hoạt động theo như luật doanh nghiệp đã đề ra. 

Các bước thành lập doanh nghiệp Nhà nước

Để thành lập một doanh nghiệp với vốn điều lệ của Nhà nước, bạn cần làm khá nhiều thủ tục để hoàn thành phần đăng ký này. Dưới đây là các bước để đăng ký thành lập doanh nghiệp:

Nộp hồ sơ đăng ký

Sau khi lựa chọn hình thức thành lập doanh nghiệp Nhà nước, các tổ chức, cá nhân cần đặt tên cho công ty và trụ sở chính sẽ nằm ở đâu. Bên cạnh đó, các khoản vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh và các loại giấy tờ, hồ sơ như giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, CCCD hoặc CMT/Hộ chiếu của các thành viên, cổ đông và dự thảo Điều lệ công ty cần chuẩn bị một cách đầy đủ nhất. 

Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp Nhà nước
Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp Nhà nước

Sau đó, các loại hồ sơ này sẽ được nộp cho Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh, nơi là trụ sở chính của công ty. Thời gian để xét duyệt hồ sơ kéo dài từ 5 – 7 ngày, sẽ lâu hơn nếu trong thời gian đó có nhiều yêu cầu đăng ký doanh nghiệp khác. 

Dấu khắc của công ty

Sau khi đã được phê duyệt và nhận được Giấy đăng ký doanh nghiệp và mã số thuế công ty. Bước tiếp theo doanh nghiệp cần làm là tiền hành khắc dấu doanh nghiệp tại những cơ sở đủ điều kiện kinh doanh. Thời gian cho bước này chỉ kéo dài khoảng từ 1 – 2 ngày tùy thuộc vào thời gian của bạn. 

Tham khảo gói dịch vụ: Thành lập công ty tại WinPlace

Công bố mẫu dấu của công ty

Bước tiếp theo sau khi dấu khắc công ty có hiệu lực, các cá nhân, tổ chức cần thực hiện các thủ tục về việc công bố mẫu dấu trên Cổng thông tin điện tử quốc gia. Các thủ tục về đăng ký doanh nghiệp sẽ thực hiện trong vòng 1 ngày. 

Cập nhập và công bố thông tin đăng ký của doanh nghiệp 

Giấy đăng ký của doanh nghiệp sau khi được cấp, công ty cần thực hiện nộp hồ sơ để công bố thông tin thành lập doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia. Điều này là quy định của pháp luật mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần tuân thủ theo. Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp với đầy đủ các nội dung dưới đây, bao gồm:

  • Ngành nghề kinh doanh
  • Cổ đông sáng lập và cổ đông đầu tư (là nhà đầu tư nước ngoài với các công ty cổ phần). 
Cập nhập và công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp Nhà nước của công ty
Cập nhập và công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp Nhà nước của công ty

Những đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp Nhà nước

Những người có khả năng và có quyền đăng ký thành lập doanh nghiệp gồm Bộ trưởng, Thứ trưởng các cơ quan ngang với bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Việc thành lập doanh nghiệp là vấn đề hệ trọng ảnh hưởng tới tất cả các ngành khác của nhà nước. 

Doanh nghiệp đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển, tăng ngân sách nhà nước. Khi thành lập doanh nghiệp, bạn cần người có thẩm quyền đứng ra thay mặt. Ngoài ra, bạn cũng cần một bản kế hoạch trình bày các phương án kinh doanh của mình và đệ trình lên phía Chủ tịch nước hoặc các bên ban ngành liên quan để xem xét.

Cơ sở pháp lý cần được các công ty tuân thủ đầy đủ
Cơ sở pháp lý cần được các công ty tuân thủ đầy đủ

Sau khi nhận được sự đồng ý, bạn có thể xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tiếp đó, nhà nước có tư cách pháp nhân sẽ tiếp nhận vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, huy động các nguồn vốn để xây dựng doanh nghiệp và bắt đầu triển khai các hoạt động kinh doanh.

Nếu bạn đăng ký kinh doanh các ngành nghề có điều kiện và được thông qua, có giấy phép đăng ký thì bạn sẽ được kinh doanh những ngành đó. Quy định pháp luật có nói cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp Nhà nước sẽ không có Hội đồng quản trị. 

Tuy nhiên, khi thành lập doanh nghiệp, các đối tượng có quyền hạn vẫn sẽ có nhiều các trường hợp đặc biệt. Một vài ví dụ có thể kể tới như Nhà nước đầu tư, Tổng công ty đầu tư có vốn Nhà nước, Doanh nghiệp Nhà nước độc lập,…

Để có thể thành lập một doanh nghiệp Nhà nước là điều không hề dễ dàng. Các bạn sẽ phải thực hiện nhiều thủ tục khác nhau cũng như xác định liệu mình có nằm trong đối tượng có quyền thành lập hay không. Nếu có thêm chút quan hệ, việc đăng ký doanh nghiệp của bạn có thể trở nên đơn giản hơn một chút. 

Những người có thẩm quyền thành lập doanh nghiệp theo quy định
Những người có thẩm quyền thành lập doanh nghiệp theo quy định

Hy vọng những thông tin về thành lập doanh nghiệp Nhà nước được chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về việc đăng ký kinh doanh. Nếu bạn có nhu cầu thành lập doanh nghiệp có thể liên hệ tới nhiều công ty chuyên về dịch vụ thành lập và đăng ký kinh doanh. Việc này có thể giúp bạn giảm bớt được một phần công sức của mình. 

WinPlace chúc các doanh nghiệp thành công!

Lâm Bảo Anh
Lâm Bảo Anh

Biên tập viên tại Winplace Coworking Space

Add Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài viết liên quan

CitiLight
Chi nhánh quận 1
CitiLight Tower, 45 Võ Thị Sáu, P.Đa Kao, Q.1

Toà nhà văn phòng ngay trung tâm Quận 1

Đem đến hình ảnh chuyên nghiệp, đẳng cấp cho DN

Quy mô: 10.150 m²- 14 tầng

Quản lý chuyên nghiệp từ Savills Việt Nam

jamona
Chi nhánh quận 7
Jamona Heights , 210 Bùi Văn Ba, P. Tân Thuận Đông, Q.7

Toà nhà hiện đại, thuộc khu đô thị ven sông sầm uất, tiện nghi

Không gian làm việc ‘xanh’, ôm trọn view Q.7

Quy mô: 5,768 m²

Gồm 2 blocks – 18 tầng