Nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển đã giúp thu hút nhiều hơn sự quan tâm và đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài trong hầu hết mọi lĩnh vực. Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã và đang là một trong số những thủ tục nhận được sự quan tâm rất lớn từ rất nhiều cá nhân và tổ chức. Bài viết ngay sau đây sẽ chia sẻ đến cho các bạn những thông tin hữu ích.
Tổng quan về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Dưới sự tác động của xu thế toàn cầu hóa, mỗi quốc gia không chỉ chú trọng phát triển kinh tế của mình mà còn có sự gia tăng hợp tác với các quốc gia khác. Và Việt Nam cũng không là trường hợp ngoại lệ khi đã và đang thu hút rất mạnh mẽ sự đầu tư vốn từ nước ngoài. Nhờ điều kiện này đã giúp loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là gì?
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (gọi tắt là FDI) là một trong số những mô hình doanh nghiệp phổ biến tại Việt Nam. Pháp luật Việt Nam hiện hành đã có sự ghi nhận về định nghĩa của mô hình kinh doanh này tại khoản 22 Điều 3 Luật Đầu tư 2020. Cụ thể, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài giữ vai trò là thành viên hoặc cổ đông.

Cũng theo đó, chúng ta có thể hiểu, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ do các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài thành lập. Căn cứ theo Điều 21 Luật Đầu tư 2020, có hai hình thức để thành lập mô hình này, bao gồm đầu tư thành lập và đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp. Các nhà đầu tư nước ngoài tùy theo nhu cầu, mong muốn và khả năng của bản thân để thực hiện hoạt động đầu tư phù hợp.
Phân loại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Hiện nay, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được phân chia thành hai hình thức chính. Căn cứ để phân loại chính là dựa vào tỷ lệ vốn của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp. Cụ thể:
- Mô hình doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư từ nước ngoài. Có thể hiểu đơn giản thì mô hình tổ chức kinh tế này sẽ có nguồn vốn 100% nguồn vốn trực tiếp từ nước ngoài. Các cá nhân, tổ chức nước ngoài sẽ trực tiếp rót vốn đầu tư từ bên ngoài vào để thành lập nên tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Mục đích chính của doanh nghiệp này chính là nhằm thực hiện hoạt dự án đầu tư thuộc những lĩnh vực mà pháp luật Việt Nam cho phép. Do đó, đối với hình thức này, pháp luật Việt Nam đặt ra nhiều đòi hỏi hơn về các thủ tục pháp lý khi phải đăng ký nhiều giấy tờ khác nhau. Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài được kinh doanh và các lĩnh vực kinh doanh cũng có phần bị bó hẹp hơn so với những doanh nghiệp Việt Nam .
- Mô hình doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp. Hiểu một cách đơn giản, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ có thể liên doanh cùng các tổ chức, cá nhân trong nước để tiến hành hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Vốn của các cá nhân, tổ chức nước ngoài chỉ chiếm một tỷ lệ nhất định tùy theo điều lệ của từng công ty, nhưng vẫn trong phạm vi pháp luật quy định.

Hình thức này được đánh giá là có thủ tục và các giấy tờ có liên quan đơn giản hơn. Phạm vi được hoạt động kinh doanh cũng được mở rộng hơn so với mô hình có 100% vốn đầu tư nước ngoài. Do đó, mô hình này thường nhận được sự quan tâm và ưu tiên lựa chọn hơn từ các nhà đầu tư nước ngoài khi muốn tham gia vào thị trường đầy tiềm năng là Việt Nam.
Hồ sơ và thủ tục pháp lý khi thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo pháp luật Việt Nam
Để được thực hiện các hoạt động kinh doanh tại thị trường Việt Nam, điều đầu tiên các nhà đầu tư nước ngoài cần thực hiện chính là “khai sinh” ra doanh nghiệp. Hồ sơ và thủ tục thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Việt Nam sẽ có những yêu cầu và đòi hỏi phức tạp nhằm đảm bảo được sự an toàn cho nền kinh tế trong nước. Dưới đây là những thông tin hữu ích mà các nhà đầu tư nước ngoài nên biết để việc đăng ký thành lập doanh nghiệp được dễ dàng hơn.
Hồ sơ và các loại giấy tờ cần có
Mỗi mô hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ tương ứng với mỗi hình thức đầu tư được quy định tại Điều 22 Luật Đầu tư 2020. Dù vậy, về cơ bản, các giấy tờ cần có để nộp cơ quan có thẩm quyền xem xét là tương tự nhau. Những văn bản này là nhằm để chứng minh được khả năng tham gia thực hiện các hoạt động kinh doanh, dự án đầu tư tại thị trường Việt Nam.
Bộ hồ sơ đầy đủ sẽ bao gồm những loại giấy tờ sau:
- Hồ sơ về dự án đầu tư, gồm văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư, tài liệu chứng minh về khả năng tài chính của nhà đầu tư nước ngoài, tài liệu về đề xuất dự án đầu tư sẽ thực hiện;

- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Luật Đầu tư hiện hành;
- Giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp theo mẫu do cơ quan có thẩm quyền cấp;
- Điều lệ của công ty tương ứng với mô hình doanh nghiệp được lựa chọn thành lập;
- Danh sách các thành viên/ cổ đông của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, nếu có người được ủy quyền hợp pháp, những người này cũng cần được nêu rõ trong danh sách nộp kèm trong hồ sơ;
- Bản sao (có thể công chứng, chứng thực hoặc không) các giấy tờ cá nhân của những nhà đầu tư nước ngoài. Đối với chủ thể là người nước ngoài, bạn sẽ cần chuẩn bị bản sao căn cước công dân hoặc hộ chiếu,… Đối với các tổ chức nước ngoài, các giấy tờ có thể là giấy chứng nhận thành lập hoặc tương đương đã được hợp pháp hóa lãnh sự để đảm bảo độ chính xác.
Tham khảo thêm dịch vụ Thành lập doanh nghiệp tại WinPlace
Thủ tục thành lập
Theo đó, quy trình đăng ký thành lập doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam sẽ gồm 07 bước cơ bản.
- Bước 1: Các nhà đầu tư nước ngoài cần phải có cho mình một dự án đầu tư được phê chuẩn bởi cơ quan nhà nước cấp tỉnh. Từ nền tảng cơ bản này, bạn sẽ tiến hành đăng ký thủ tục để được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi có dự án đầu tư bạn thực hiện.

- Bước 2: Bạn sẽ đăng ký thành lập doanh nghiệp với mô hình doanh nghiệp phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành. Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đi kèm và nộp tại cơ quan có thẩm quyền.
- Bước 3: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành công bố thông tin đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật hiện hành. Điều này là nhằm đảm bảo về tính trung thực và tính an toàn của hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp.
- Bước 4: Doanh nghiệp thực hiện đăng ký con dấu, chữ ký điện tử và những thủ tục khác có liên quan;

- Bước 5: Trong khoảng thời gian 15 ngày làm việc, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra tính chính xác và đầy đủ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện cần thiết, người đại diện sẽ nhận được giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp;
- Bước 6: Doanh nghiệp thực hiện thủ tục mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài;
- Bước 7: Hoàn thành các thủ tục khác sau đăng ký thành lập doanh nghiệp và thực hiện hoạt động kinh doanh.

Trong giai đoạn hợp tác quốc tế phát triển mạnh mẽ, mô hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã và đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ nhiều đối tượng. Hy vọng với những thông tin được bài viết chia sẻ đã có thể giúp ích được cho bạn trong thủ tục thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Chúc bạn sẽ thành công và có được những quyết định kinh doanh đúng đắn.
WinPlace chúc các doanh nghiệp thành công!
Add Comment