Thành lập doanh nghiệp cần bao nhiêu vốn là thắc mắc chung của doanh nghiệp hiện nay. Bởi vốn là điều đầu tiên quyết định đến sự tồn tại, đảm bảo tiềm lực kinh tế và sự vận hành doanh nghiệp. Vậy cần bao nhiêu vốn để bắt đầu xây dựng một công ty? Những lưu ý cần biết khi thành lập doanh nghiệp là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé.
Thành lập doanh nghiệp cần bao nhiêu vốn?
Nguồn vốn là yếu tố quan trọng trong thành lập cũng như quá trình phát triển của doanh nghiệp. Để nắm bắt được thành lập doanh nghiệp cần bao nhiêu vốn thì chúng ta cùng tìm hiểu theo 2 khía cạnh: Phân loại các loại vốn và quy định góp vốn các loại hình doanh nghiệp.
Phân loại vốn
Khi tiến hành xây dựng một doanh nghiệp mới thì doanh nghiệp cần biết đến 4 loại vốn. Cụ thể như sau:

- Vốn điều lệ: Đây là số vốn của các thành viên hay cổ đông cam kết góp vào trong thời gian cố định. Số vốn này được ghi cụ thể vào điều lệ của doanh nghiệp. Tài sản khi góp vốn có thể bao gồm: Việt Nam đồng, ngoại tệ chuyển đổi tự do, giá trị quyền sử dụng đất, công nghệ, bí kíp kỹ thuật, vàng. Ngoài ra thì có thể sử dụng các tài sản khác được định giá theo Việt Nam đồng làm vốn để thành lập doanh nghiệp.
- Vốn pháp định: Đây là mức vốn tối thiểu mà doanh nghiệp phải có để có thể thành lập công ty. Loại vốn này sẽ được quy định bởi các cơ quan có thẩm quyền và thường tùy thuộc vào từng ngành, nghề mà có những mức vốn pháp định khác nhau.
- Vốn ký quỹ: Đây thực chất là một loại vốn pháp định nhưng vốn này buộc công ty cần phải có một khoản tiền ký quỹ. Số tiền này phải tồn tại trong suốt thời gian hoạt động của công ty.

- Vốn nước ngoài: Đây là vốn đến từ pháp nhân nước ngoài, người nước ngoài có thể góp một số vốn nhất định vào doanh nghiệp Việt Nam. Hay doanh nghiệp Việt Nam có thể sử dụng 100% vốn đầu tư nước ngoài để có thể thành lập doanh nghiệp.
Tham khảo thêm về Luật doanh nghiệp tại đây
Quy định góp vốn cho các loại hình doanh nghiệp
Để trả lời rõ hơn về câu hỏi thành lập doanh nghiệp cần bao nhiêu vốn thì chúng ta cùng đến với quy định góp vốn cho từng loại hình công ty. Hiện nay số vốn mà các doanh nghiệp cần có khi thành lập được quy định cụ thể trong pháp luật nhà nước. Quy định góp vốn cho 5 loại hình doanh nghiệp khác nhau được quy định cụ thể như sau:
Công ty TNHH hai thành viên trở lên
Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên thì quy định về góp vốn có những vấn đề cụ thể như:
- Vốn điều lệ là tổng vốn các thành viên cam kết góp vào doanh nghiệp.
- Các thành viên phải góp đúng và đủ vốn theo quy định, và thành viên có quyền và nghĩa vụ đối với doanh nghiệp tương ứng với số vốn đóng góp.
- Nếu sau thời gian cam kết mà thành viên chưa góp hay chưa góp đủ số vốn thì xử lý như: Hủy bỏ tư cách thành viên nếu chưa góp, đối với thành viên góp chưa đủ thì quyền và nghĩa vụ sự trên số vốn đã góp, và phần vốn chưa góp sẽ được chào bán.
- Tại thời điểm đã góp đủ vốn công ty sẽ cấp giấy chứng nhận phần góp vốn.

Công ty TNHH một thành viên
Quy định về góp vốn đối với công ty TNHH một thành viên có một số nét chính như sau:
- Vốn điều lệ là tổng vốn chủ sở hữu doanh nghiệp cam kết góp và sẽ được ghi trong điều lệ.
- Trong thời hạn 90 ngày thì chủ sở hữu phải góp đầy đủ số vốn đã cam kết kể từ khi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Trường hợp không đủ vốn thì phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ trong 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn.
- Chủ sở hữu cần chịu trách nghiệm đối với nghĩa vụ tài chính của công ty bằng toàn bộ tài sản của mình.
Công ty cổ phần
Đối với công ty cổ phần quy định về góp vốn bao gồm các vấn đề sau:
- Vốn điều lệ là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã bán.
- Cổ phần đã bán tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng số cổ phần của doanh nghiệp đã được đăng ký mua.
- Cổ phần được quyền chào bán là tổng cổ phần các loại mà đại hội cổ đông quyết định chào bán.
- Cổ phần chưa bán là tổng số cổ phần được quyền chào bán nhưng chưa được thanh toán.

Công ty hợp danh
Đối với công ty hợp danh thì quy định về vốn thành lập doanh nghiệp về cơ bản có các yếu tố sau:
- Thành viên/ thành viên hợp danh phải góp vốn đầy đủ như đã cam kết
- Nếu góp vốn muộn hoặc không đủ gây thiệt hại cho doanh nghiệp thì thành viên đó phải chịu trách nhiệm.
- Với các khoản vốn chưa nộp đủ được xem là khoản nợ đối với doanh nghiệp, thành viên góp vốn có liên quan có thể bị khai trừ khỏi doanh nghiệp theo quyết định của hội đồng thành viên.
- Thành viên sẽ được cấp giấy chứng nhận góp vốn khi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ vốn như đã cam kết.
Tham khảo thêm về Dịch vụ văn phòng giao dịch tại WinPlace
Một số lưu ý khác khi thành lập doanh nghiệp
Bên cạnh thành lập doanh nghiệp cần bao nhiêu vốn thì những lưu ý khi thành lập công ty cũng là vấn đề mà nhiều người quan tâm. Về cơ bản khi quyết định thành lập doanh nghiệp bạn cần lưu ý một số điều sau:
Về tên doanh nghiệp
Theo quy định của luật doanh nghiệp 2022 thì doanh nghiệp khi đăng ký thành lập phải đăng ký tên. Và tên không được gây hiểu nhầm hoặc giống với các doanh nghiệp đã đăng ký, không được sử dụng tên trùng với tên cơ quan nhà nước, quân đội nhân dân. Không dùng tên quá nhiều ký tự vi phạm thuần phong mỹ tục của đất nước.
Tên doanh nghiệp phải được cấu thành từ hai thành tố: Loại hình kinh doanh + tên riêng.
Về ngành nghề kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh chính là lĩnh vực mà doanh nghiệp muốn tham gia hoạt động sản sinh ra lợi nhuận và phải thực hiện đăng ký với Nhà nước. Trước khi quyết định thành lập doanh nghiệp bạn nên xem xét kỹ các quy định liên quan đến các ngành nghề kinh doanh.

Bao gồm các ngành nghề kinh doanh bị cấm và các ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Từ đó xem xét xem ngành mình lựa chọn có đúng pháp luật hay không, có thuộc ngành nghề có điều kiện hay không. Rồi đưa ra quyết định hợp lý tránh mất thời gian, công sức.
Về địa chỉ doanh nghiệp
Để có thể đăng ký kinh doanh một cách thuận lợi nhanh chóng thì bạn cần đảm bảo cung cấp đúng địa chỉ doanh nghiệp. Địa chỉ ở đây cần phải rõ ràng cụ thể bao gồm: Số nhà, tên đường, tên phường/ xã, tên quận/huyện, tỉnh/ thành phố,… Và trong trường hợp địa chỉ bạn đặt trụ sở doanh nghiệp không có tên nhà hay tên đường cụ thể thì cần phải có xác nhận của chính quyền về vấn đề này.
Người đại diện pháp luật của doanh nghiệp
Bên cạnh thành lập doanh nghiệp cần bao nhiêu vốn thì người đại diện pháp luật doanh nghiệp cũng rất được quan tâm. Mỗi doanh nghiệp khi được thành lập đều phải có một người đại diện pháp luật cụ thể. Người này sẽ đứng ra chịu trách nhiệm pháp lý chính cho mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Pháp luật Việt Nam có quy định về các trường hợp đối tượng không được làm đại diện pháp luật cho doanh nghiệp. Và bạn cần đọc thật kỹ để xem xét mình có thuộc trường hợp cấm là người đại diện pháp luật hay không để có phương án xử lý.
Kết luận
Với sự phát triển của kinh tế hiện nay thì việc thành lập doanh nghiệp mới luôn là vấn đề được nhiều doanh nhân quan tâm. Đối với những người mới thì thành lập doanh nghiệp cần bao nhiêu vốn là một trong những điều mà họ thắc mắc nhất. Bài viết của chúng tôi đã chia sẻ cho bạn một số điều cần biết về vốn khi đăng ký kinh doanh và một số lưu ý cụ thể. Hy vọng rằng với những thông tin chúng tôi cung cấp bạn có thể thuận lợi đăng ký thành lập doanh nghiệp một cách nhanh chóng nhất.
WinPlace chúc các doanh nghiệp thành công!
Add Comment