Các bước thành lập doanh nghiệp theo quy định mới nhất của pháp luật 2022

các bước thành lập doanh nghiệp

Các bước thành lập công ty khá phức tạp và doanh nghiệp không chuẩn bị đầy đủ đôi khi sẽ dẫn đến sai sót. Các bước thành lập doanh nghiệp rõ ràng sẽ giúp cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và cụ thể hơn. Pháp luật đã quy định một trình tự đúng của các bước để thành lập doanh nghiệp nhằm giúp cá nhân, tổ chức thực hiện dễ dàng hơn. Do vậy, bạn nên mở công ty thông qua thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh công ty.

Các bước thành lập doanh nghiệp

Doanh nghiệp khi thành lập cần phải được tiến hành với các bước cụ thể. Việc đăng ký thành lập nếu đầy đủ hồ sơ thì thời gian nhận được hồ sơ sẽ nhanh hơn.

Bước 1: Lựa chọn loại hình doanh nghiệp muốn thành lập

Dù trong các bước thành lập công ty TNHH hay các loại hình khác thì bạn vẫn phải chọn được cho mình mô hình kinh doanh phù hợp. Luật doanh nghiệp hiện hành cho phép cá nhân, tổ chức thành lập những loại hình bao gồm công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp doanh, doanh nghiệp tư nhân.

Doanh nghiệp phải lựa chọn loại hình phù hợp với nhu cầu
Doanh nghiệp phải lựa chọn loại hình phù hợp với nhu cầu

Mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có một ưu điểm cũng như nhược điểm riêng. Bạn nên căn cứ vào số lượng thành viên, mục đích kinh doanh cũng như tình hình vốn góp của mình để lựa chọn loại hình sao cho phù hợp. 

Nếu bạn là chủ doanh nghiệp và không muốn góp vốn chung với người khác thì có thể chọn loại hình doanh nghiệp tư nhân. Trường hợp nếu không muốn bị ràng buộc về vốn và tài sản vào doanh nghiệp khi kinh doanh thì có thể chọn thành lập công ty TNHH một thành viên. 

Ngoài ra, nếu bạn hợp tác chung với nhiều người và muốn phát triển công ty dưới dạng nhiều cổ đông, thành viên thì có thể chọn công ty cổ phần hoặc công ty TNHH 2 thành viên. Hai loại hình doanh nghiệp này khá dễ mở rộng quy mô nên bạn có thể cân nhắc vào tình hình thực tế của doanh nghiệp để lựa chọn sao cho phù hợp. 

Tìm hiểu thêm về Luật doanh nghiệp

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ, chứng từ

Trong các bước thành lập doanh nghiệp, chuẩn bị hồ sơ, chứng từ để nộp cho cơ quan chức năng có thẩm quyền. Việc chuẩn bị hồ sơ có sự khác biệt giữa doanh nghiệp tư nhân cũng như những loại hình doanh nghiệp khác. 

Đối với doanh nghiệp tư nhân

Các bước để thành lập doanh nghiệp tư nhân có một bước là chuẩn bị giấy tờ, hồ sơ, những giấy tờ này bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp tư nhân theo mẫu được đính kèm tại các văn bản pháp luật
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân phải chuẩn bị các loại giấy tờ cá nhân như CMND/CCCD, hộ khẩu bản sao
  • Nếu doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện thì phải nộp thêm văn bản vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
  • Nếu ngành nghề kinh doanh cần phải có chứng chỉ hành nghề thì doanh nghiệp phải chuẩn bị thêm bản sao hợp lệ của những chứng chỉ này
  • Bản khai thông tin của người nộp hồ sơ và giấy ủy quyền nếu doanh nghiệp thuê dịch vụ bên ngoài thực hiện việc nộp hồ sơ.

Bạn phải chuẩn bị giấy tờ để thành lập doanh nghiệp tư nhân

Đối với các loại hình công ty

Các bước thành lập doanh nghiệp bao gồm bước chuẩn bị và nộp hồ sơ. Điều này có sự tương đồng giữa các bước thành lập công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp doanh. Tuy nhiên, vì mô hình tổ chức nên các công ty này đều có một vài loại giấy tờ dành riêng cho từng mô hình kinh doanh.

Doanh nghiệp khác nhau thì hồ sơ có điểm khác biệt
Doanh nghiệp khác nhau thì hồ sơ có điểm khác biệt

Bạn cần chuẩn bị các loại giấy tờ chung này cho việc thành lập công ty bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo từng loại hình công ty phù hợp với mẫu của cơ quan có thẩm quyền
  • Nếu loại hình thành lập là công ty hợp doanh, công ty TNHH thì phải có danh sách thành viên, trường hợp thành lập công ty cổ phần thì phải có danh sách cổ đông sáng lập
  • Các loại giấy tờ cá nhân như CCCD/CMND, hộ chiếu bản sao của các cá nhân, thành viên sáng lập
  • Điều lệ đã được các thành viên của công ty thông qua
  • Giấy tờ cá nhân bản sao như CMND/CCCD của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
  • Nếu doanh nghiệp được thành lập bởi các cá nhân nước ngoài hoặc công ty nước ngoài thì phải có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được cấp bởi Cơ quan có thẩm quyền. 

Bước 3: Nộp và chờ đợi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra hồ sơ

Trong các bước mở công ty thì phải có bước nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền. Bạn chuẩn bị hồ sơ cho thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh công ty rồi sau đó đến cơ quan có thẩm quyền để nộp hồ sơ. 

Trong quy định tại các bước thành lập doanh nghiệp mới thì bạn sẽ phải nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch Đầu tư nơi đặt trụ sở kinh doanh chính. Phía Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ kiểm tra các loại hồ sơ, giấy tờ và trả lời kết quả trong thời gian 3 ngày làm việc. Trong trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp, nếu hồ sơ đạt yêu cầu thì Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ trao Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty. 

Nộp hồ sơ và đợi cơ quan có thẩm quyền xử lý
Nộp hồ sơ và đợi cơ quan có thẩm quyền xử lý

Tham khảo thêm dịch vụ Thành lập mới tại WinPlace

Bước 4: Khắc và công bố mẫu dấu

Trên Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ có các thông tin liên quan đến mã số thuế. Khi đó, bước tiếp theo trong câu hỏi thành lập công ty cần gì đó chính là khắc mẫu dấu. Bạn sẽ đến các cơ sở đủ điều kiện khắc dấu để tiến hành làm con dấu theo đúng thẩm quyền. 

Sau khi có con dấu, bước tiếp theo trong trình tự đăng ký thành lập doanh nghiệp là công bố mẫu dấu. Việc công bố sẽ được tiến hành tại Cổng thông tin quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp. Chỉ khi hoàn thành việc công bố thì mẫu dấu mới có hiệu lực và được phép sử dụng. 

Bước 5: Công bố thông tin 

Quy trình thành lập doanh nghiệp cuối cùng trong các bước thành lập doanh nghiệp đó là công bố thông tin. Việc công bố thông tin sẽ phải được tiến hành thông qua Cổng Thông tin Quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp. Việc công bố thông tin sẽ bao gồm những nội dung liên quan đến Giấy phép kinh doanh như các ngành nghề kinh doanh, danh sách cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài với loại hình công ty cổ phần. 

Công bố thông tin tại Cổng Thông tin Quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp
Công bố thông tin tại Cổng Thông tin Quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp

Trong trình tự thành lập doanh nghiệp, việc công bố thông tin phải được tiến hành trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nếu không công bố thì doanh nghiệp có thể bị phạt theo các chế tài của pháp luật. 

Lưu ý khi thành lập doanh nghiệp

Khác với thành lập doanh nghiệp nhà nước, khi thành lập các loại hình tư nhân thì cần phải chú ý nhiều vấn đề liên quan đến trụ sở hay đặt tên công ty. Các vấn đề cần lưu ý khi thành lập doanh nghiệp bao gồm:

  • Tên doanh nghiệp phải được đặt đúng bao gồm có loại hình và tên của công ty, phải bằng Tiếng Việt và không thuộc trường hợp cấm đặt tên trong Luật Doanh nghiệp
  • Doanh nghiệp phải có địa chỉ liên lạc ở lãnh thổ Việt Nam và phải xác định được địa chỉ cụ thể như tên đường, thôn, xóm, làng xã, huyện tỉnh. 
  • Vốn điều lệ phải phù hợp với ngành nghề kinh doanh, nếu kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp phải góp đầy đủ vốn theo đúng quy định
  • Sau khi công bố xong thông tin thì doanh nghiệp phải tiến hành đăng ký tài khoản ngân hàng, tài khoản thuế cho cơ quan có thẩm quyền
  • Doanh nghiệp cần phải đăng ký phát hành thuế GTGT cho cơ quan thuế.

Các bước thành lập doanh nghiệp phải trải qua một quy trình đúng pháp luật Doanh nghiệp mới nhất. Khi thực hiện, bạn cần phải chuẩn bị hồ sơ đầy đủ giấy tờ cũng như các loại chứng từ liên quan. Đồng thời, sau khi có Giấy chứng nhận thì phải công bố thông tin và kê khai thông tin với cơ quan có thẩm quyền để hoàn thành việc lập công ty. 

WinPlace chúc các doanh nghiệp thành công!

Add Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài viết liên quan

CitiLight
Chi nhánh quận 1
CitiLight Tower, 45 Võ Thị Sáu, P.Đa Kao, Q.1

Toà nhà văn phòng ngay trung tâm Quận 1

Đem đến hình ảnh chuyên nghiệp, đẳng cấp cho DN

Quy mô: 10.150 m²- 14 tầng

Quản lý chuyên nghiệp từ Savills Việt Nam

jamona
Chi nhánh quận 7
Jamona Heights , 210 Bùi Văn Ba, P. Tân Thuận Đông, Q.7

Toà nhà hiện đại, thuộc khu đô thị ven sông sầm uất, tiện nghi

Không gian làm việc ‘xanh’, ôm trọn view Q.7

Quy mô: 5,768 m²

Gồm 2 blocks – 18 tầng