Tìm hiểu về hình thức công ty offshore và những lưu ý khi thành lập công ty offshore

thành lập công ty offshore

Công ty offshore đang là 1 hình thức kinh doanh thu hút được nhiều người hiện nay. Dù chỉ là 1 hình thức mới nổi nhưng nó đã cho thấy được những hiểu quả vượt trội của mình. Hãy cùng tìm hiểu về hình thức công ty offshore và những lưu ý khi thành lập công ty offshore nhé.

Thành lập công ty offshore
Thành lập công ty offshore

Công ty offshore là loại hình công ty gì? 

Có thể hiểu đơn giản là 1 công ty offshore là 1 tổ chức kinh doanh nằm bên ngoài lãnh thổ của người sở hữu công ty. Ví dụ cụ thể nếu chủ sở hữu là người Việt Nam thì có thể thành lập công ty offshore tại các quốc gia khác như Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản,Thụy Sĩ, Panama…Có 1 điều cần lưu ý là công ty offshore sẽ không được phép kinh doanh trên nước sở tại.

Cách thức hoạt động cũng như những quy định khi thành lập công ty offshore sẽ còn phụ thuộc vào chính sách của quốc gia nước sở tại. 

Khái niệm về công ty offshore
Khái niệm về công ty offshore

Ưu nhược điểm khi thành lập công ty offshore

Giống như những hình thức kinh doanh khác thì thành lập công ty offshore cũng sẽ có những ưu nhược điểm riêng của nó.

Ưu điểm 

  • Ưu đãi về thuế kinh doanh

Đây chính là lý do hấp dẫn nhất để 1 doanh nghiệp quyết định thành lập công ty offshore. Bởi vì khi thành lập 1 công ty offshore thì nhà đầu tư nước ngoài sẽ được giảm trừ thuế. Đó là còn chưa nói đến chế độ ưu đãi thuế ở 1 số quốc gia dành riêng cho nhà đầu tư nước ngoài

  • Gia cố vững chắc tài sản

Khi thành lập công ty offshore thì tài sản của bạn sẽ thêm lớp bảo vệ chắc chắn. Khi chuyển tài sản của bạn sang sự bảo hộ của 1 nước khác sẽ giúp cho khối tài sản đấy thêm vững chắc, tránh khỏi các khoản nợ bất ngờ.

  • Điều hành hoạt động dễ dàng

Quá trình thành lập công ty offshore tại các quốc gia sẽ đều được cố gắng đơn giản hóa. Điều này giúp tạo động lực thu hút đầu tư từ nước ngoài. Các thủ tục hành chính sẽ được đơn giản hết mức có thể. 

Lưu ý la những thông tin bạn cần bổ sung sẽ tùy vào quy định của mỗi quốc gia. Hãy tìm hiểu về những quy định và điều luật của nước sở tại trước khi thành lập công ty offshore tại đây.

  • Bảo mật thông tin riêng tư

Chính quyền các nước bắt buộc phải khai thác thông tin của bạn để có thể duy trì việc đăng ký công ty . Tuy nhiên những thông tin này sẽ hoàn toàn được bảo mật nên bạn có thể yên tâm.

Trừ khi nhận được lệnh điều tra từ các tòa án nếu không các nước sẽ tuyệt đối không làm rò rỉ thông tin về doanh nghiệp và công ty.

Tham khảo thêm dịch vụ Văn phòng trọn goi tại WinPlace

Nhược điểm 

  • Mất thuế khi muốn thu lợi nhuận

Đây có lẽ là 1 trong những hạn chế lớn nhất khi thành lập công ty offshore. Khi mở 2 công ty tại nước ngoài thì mọi nguồn tiền sẽ đổ về đây. Tuy nhiên tại nước sở tại bạn lại không cần đến tiền. Chủ doanh nghiệp cần phải vận chuyển các nguồn tiền về lại nước của mình.

Khi nguồn tiền trở về nước chúng sẽ bị đánh thuế như 1 hàng hóa nước ngoài. Hiểu 1 cách đơn giản là nguồn thu nhập của bạn sẽ bị đánh thuế trên chính quốc gia bạn sống. Điều này làm vô hiệu hóa lợi ích của việc miễn thuế.

  • Vấn đề về quyền sở hữu

Sẽ có những trường hợp bạn cần chứng minh quyền sở hữu trên chính công ty của mình. Nhưng bạn lại không có giấy tờ rõ ràng ở nước của mình, đối với phía nước ngoài bạn lại không thể trích xuất thông tin do chính sách bảo mật. Rơi vào trường hợp đó sẽ hết sức khó khăn cho bạn.

Ưu nhược điểm khi thành lập công ty offshore
Ưu nhược điểm khi thành lập công ty offshore

Những lưu ý khi thành lập công ty offshore

Khi muốn thành lập công ty offshore người đứng đầu cần phải xem xét những lưu ý sau đây.

Tên công ty không được trùng lặp

Tên là 1 phần rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Khi thành lập 1 công ty thì cần phải lưu ý tìm 1 cái tên không bị trùng lặp với những cái tên có sẵn.

Hãy chuẩn bị sẵn những đề xuất về những cái tên đặt cho công ty. Chuẩn bị càng nhiều cái tên dự phòng càng tốt. Sau khi có những các tên muốn đặt hãy nhờ 1 đơn vị có chuyên môn rà soát lại xem những cái tên này có bị trùng không. 

Việc không trùng tên sẽ dễ dàng hơn cho quá trình quản lý thông tin doanh nghiệp. Hơn thế nữa có 1 cái tên khác biết sẽ tạo được dấu ấn riêng cho doanh nghiệp đó.

Tra cứu thông tin doanh nghiệp tại đây

Đề xuất lộ trình kinh doanh rõ ràng

Trong quá trình hoàn thành thủ tục thành lập thì người đứng đầu phải cung cấp được định hướng kinh doanh cụ thể. Trong lộ trình sẽ bao gồm các thông tin như lĩnh vực kinh doanh là gì, kinh doanh mặt hàng gì, hướng phát triển như thế nào,…..

Cơ cấu cổ đông khi thành lập công ty offshore

Trong hồ sơ đăng ký cần phải có danh sách các cổ đông sẽ góp phần trong việc thành lập công ty. Danh sách này phải bao gồm các chi tiết: Tên, địa chỉ, số lượng cổ phần nắm giữ  của từng cổ đông (%). Phía cơ quan thẩm định sẽ điều tra và rà soát xem danh sách này đã hợp lệ hay chưa và tiến hành phê duyệt.

Những lưu ý khi thành lập công ty offshore
Những lưu ý khi thành lập công ty offshore

Lời kết 

Trên đây là toàn bộ những thông tin cần phải biết khi thành lập công ty offshore. Hy vọng những chia sẻ của bài viết sẽ giúp ích cho những ai đang có ý định mở loại hình công ty này.

WinPlace chúc các doanh nghiệp thành công!

Add Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài viết liên quan

CitiLight
Chi nhánh quận 1
CitiLight Tower, 45 Võ Thị Sáu, P.Đa Kao, Q.1

Toà nhà văn phòng ngay trung tâm Quận 1

Đem đến hình ảnh chuyên nghiệp, đẳng cấp cho DN

Quy mô: 10.150 m²- 14 tầng

Quản lý chuyên nghiệp từ Savills Việt Nam

jamona
Chi nhánh quận 7
Jamona Heights , 210 Bùi Văn Ba, P. Tân Thuận Đông, Q.7

Toà nhà hiện đại, thuộc khu đô thị ven sông sầm uất, tiện nghi

Không gian làm việc ‘xanh’, ôm trọn view Q.7

Quy mô: 5,768 m²

Gồm 2 blocks – 18 tầng