Xu hướng hội nhập ngày càng phát triển, điều này thúc đẩy việc thành lập công ty liên doanh với nước ngoài ngày càng xuất hiện nhiều hơn. Thông qua hoạt động liên doanh này, các công nghệ hiện đại sẽ được chuyển giao một cách an toàn và đảm bảo chất lượng. Đây cũng là hình thức hoạt động của doanh nghiệp được nhà nước khuyến khích phát triển.
Công ty liên doanh là gì?
Công ty liên doanh là công ty thành lập với hình thức có vốn đầu tư nước ngoài. Tỷ lệ vốn đầu tư khá đa dạng, có thể là 100% hoặc thấp hơn, tùy theo từng ngành nghề đã được quy định rõ.
Các hình thức của công ty liên doanh
Khi muốn thành lập công ty liên doanh với nước ngoài, cần lưu ý các hình thức phổ biến gồm:
- Công ty TNHH 1 thành viên 100% vốn nước ngoài.
- Công ty TNHH có từ 2TV trở lên.
- Công ty Cổ phần.
- Công ty Hợp danh.
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Điều kiện khi thành lập công ty liên doanh
Bất cứ hình thức kinh doanh nào cũng có điều kiện riêng, đối với việc thành lập công ty liên doanh với nước ngoài cũng không ngoại lệ. Các doanh nghiệp cần liên doanh cần đáp ứng các điều kiện sau:
Tham khảo thêm Luật doanh nghiệp tại đây
Điều kiện được đặt ra đối với chủ thể đầu tư
Các chủ thể đầu tư trong vấn đề thành lập công ty liên doanh với nước ngoài phải đáp ứng đầy đủ điều kiện:
- Chủ thể kinh doanh là cá nhân: Phải là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, không phạm pháp và không đang chịu các mức phạt hành chính theo quy định.
- Chủ thể kinh doanh là tổ chức: Đây là đối tượng đầu tư có tư cách pháp nhân, khi đầu tư phải đảm bảo được thành lập hợp pháp. Đồng thời, tổ chức đó phải đảm bảo không vi phạm pháp luật và vẫn trong tình trạng hoạt động ngay thời điểm đầu tư.
Điều kiện về mặt tài chính
Khi thành lập công ty liên doanh, các đơn vị cần chú ý đáp ứng điều kiện về mặt tài chính. Cụ thể như sau:
- Đối với phần vốn góp: Chủ đầu tư phải có sự cam kết đối với số vốn đó, họ cũng đồng thời là đối tượng chịu rủi ro đối với vốn góp. Nhà đầu tư phải có năng lực tài chính phù hợp với khoản vốn đã được cam kết sẽ đầu tư vào dự án.
- Đối với ngân hàng giữ khoản đầu tư: Ngân hàng phải đảm bảo tính hợp pháp và được cấp phép đối với hoạt động tại Việt Nam.
Điều kiện về mặt pháp lý
Vấn đề về mặt pháp lý cũng là yếu tố quan trọng không thể bỏ qua khi doanh nghiệp muốn thành lập theo dạng liên doanh.
- Vốn pháp định được đăng ký phải tuân thủ theo pháp luật Việt Nam quy định về việc thành lập công ty liên doanh.
- Doanh nghiệp khi được thành lập phải tuân thủ các điều kiện gồm: thành lập căn cứ vào luật đầu tư, luật doanh nghiệp, điều ước quốc tế nước ta đã ký kết và công nhận,…
Trường hợp liên quan đến việc thành lập công ty liên doanh
Các trường hợp doanh nghiệp thành lập theo dạng liên doanh cần chú ý gồm:
Tham khảo thêm dịch vụ Thành lập mới tại WinPlace
Trường hợp 1: Doanh nghiệp liên doanh phải thực hiện thay đổi đăng ký kinh doanh
Các doanh nghiệp phải thực hiện thay đổi đăng ký kinh doanh vì một số trường hợp sau:
- Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện mua vốn góp, đầu tư vốn góp hoặc mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động trong nhóm ngành nghề không có điều kiện.
- Vốn sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài nằm trong khoảng từ 49% trở xuống.
Trường hợp 2: Công ty liên doanh thực hiện xin giấy chứng nhận đầu tư
Doanh nghiệp sẽ phải thực hiện xin giấy chứng nhận đầu tư trong các trường hợp sau:
- Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện mua vốn góp, đầu tư góp vốn hoặc mua cổ phần từ doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động trong nhóm ngành nghề có điều kiện.
- Vốn sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài chiếm từ 51% trở lên.
Trường hợp 3: Doanh nghiệp xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và giấy phép kinh doanh
Doanh nghiệp sẽ phải thực hiện xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và giấy phép kinh doanh trong trường hợp vốn sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài chiếm 100% nhằm mục đích thương mại hóa.
Thủ tục thành lập công ty liên doanh với nước ngoài
Khi muốn thành lập công ty liên doanh với nước ngoài, các tổ chức cần thực hiện đúng theo thứ tự các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ pháp lý đối với từng đối tác
Có hai nhóm đối tượng sẽ thực hiện chuẩn bị các giấy tờ pháp lý, khi doanh nghiệp muốn thành lập theo hình thức liên doanh với nước ngoài.
- Đối với đối tác Việt Nam.
Nhóm đối tượng này cần phải chuẩn bị các giấy tờ pháp lý bao gồm: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Thẻ căn cước/chứng minh thư của cá nhân góp vốn.
- Đối với đối tác nước ngoài là tổ chức có tư cách pháp nhân.
Nhóm đối tượng này cần phải chuẩn bị các giấy tờ để đảm bảo tính pháp lý gồm: Giấy chứng nhận hoạt động, Báo cáo tài chính (Báo cáo này được xét trong vòng 2 năm gần nhất và đã được chứng nhận thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế), Điều lệ hoạt động, Quyết định thực hiện đầu tư và Việt Nam (văn bản), Giấy tờ tùy thân đối với người đại diện.
Bước 2: Soạn thảo đầy đủ các văn bản giấy tờ pháp lý
Sau khi nắm bắt các giấy tờ cần có, các đối tượng sẽ chuẩn bị bộ hồ sơ có đầy đủ.
Bước 3: Nộp hồ sơ thành lập công ty liên doanh với nước ngoài
Sau khi đã chuẩn bị một cách đầy đủ, các cá nhân hay tổ chức có thể tiến hành nộp hồ sơ thành lập công ty liên doanh với nước ngoài. Có 3 cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ nhận bộ hồ sơ của doanh nghiệp gồm:
- Phòng đầu tư trong nước hoặc nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch Đầu tư.
- Phòng đăng ký kinh doanh của Bộ Công Thương.
Bước 4: Chờ kết quả đăng ký trả về
Sau khi đã hoàn thành nộp bộ hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền, doanh nghiệp thành lập công ty liên doanh với nước ngoài sẽ chờ đến khi được trả kết quả về. Thông thường, đơn vị tiếp nhận hồ sơ sẽ kiểm tra về tính hợp lệ và trả kết quả về trong vòng 15 ngày.
Quá trình thành lập công ty liên doanh với nước ngoài cần được xác định rõ về hình thức, cũng như đáp ứng đầy đủ các điều kiện đã được đặt ra. Bên cạnh đó, các đơn vị cần lưu ý rằng, bộ hồ sơ cần được nộp đúng cơ quan thẩm quyền và đảm bảo có đầy đủ các giấy tờ. Nếu không thì quá trình sửa đổi và bổ sung sẽ làm mất thời gian đăng ký.
WinPlace chúc các doanh nghiệp thành công!
Tốt nghiệp chuyên nghành quản trị văn phòng, với kinh nghiệm hơn 10 năm trong mảng văn phòng dịch vụ – Coworking Space. Thiên Bình luôn mong muốn truyền tải “giá trị mới” giúp các doanh nghiệp trẻ có cái nhìn cận cảnh về mô hình Coworking space, một mô hình văn phòng giúp doanh nghiệp tiếp thu – cải tiến – hiện đại.