Dịch vụ giao nhận hàng hóa ngày càng trở nên phổ biến và phát triển bởi sự tiện lợi mà nó đem lại. Bởi ngày nay, nền kinh tế giao thương mạnh mẽ khiến việc giao nhận hàng hóa không chỉ giới hạn ở một quốc gia hay lãnh thổ nào. Để đáp ứng nhu cầu lớn của thị trường, thành lập công ty giao nhận ngày càng nhiều.
Thế nào là công ty dịch vụ giao nhận?
Công ty giao nhận hay công ty logistics là công ty chuyên hoạt động thương mại lĩnh vực giao nhận hàng hóa. Các công ty này thực hiện một hay nhiều công việc như: nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, làm thủ tục hải quan, thủ tục giấy tờ giao hàng, đóng gói bao bì… Hay một số dịch vụ liên quan đến hàng hóa theo nhu cầu của khách hàng.
Tham khảo gói dịch vụ: Văn phòng trọn gói tại WinPlace
Hay có thể hiểu việc giao nhận là tập hợp những nghiệp vụ liên quan đến lĩnh vực hàng hóa giữa người bán và người mua gồm các việc chuẩn bị hàng hóa, kho bãi và các thủ tục liên quan đến lĩnh vực vận chuyển khác.

Những điều kiện để thành lập công ty giao nhận là gì?
Việc thành lập công ty giao nhận không phải là đơn giản, phải trải qua quá trình phức tạp từ chuẩn bị các giấy tờ, quy trình… Một doanh nghiệp muốn thành lập công ty giao nhận cần hiểu và thực hiện một số điều kiện sau:
Điều kiện chung để thành lập công ty giao nhận:
- Thỏa mãn các điều kiện về đầu tư kinh doanh về lĩnh vực kinh doanh giao nhận
- Khi thực hiện một hay tất cả các hoạt động kinh doanh sử dụng phương tiện điện tử dùng mạng internet, mạng viễn thông di động… thì cần chấp hành những quy định về thương mại điện tử đó.
Khi nhà đầu tư là người Việt Nam
Khi kinh doanh các ngành cụ thể, nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện riêng, đặc thù của ngành đó. Ví dụ là ngành kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa đường biển cần tuân thủ những điều kiện có trong Nghị định 160/2016/NĐ-CP.

Khi nhà đầu tư là người nước ngoài
- Kinh doanh các dịch vụ giao nhận vận tải biển ( không gồm vận tải nội địa)
Có thể thành lập công ty giao nhận vận hành đội tàu treo cờ Việt Nam. Công ty có thể góp vốn, mua cổ phần… nhưng phải đảm bảo tỷ lệ các nhà đầu tư không quá 49%. Ngoài ra, số lượng các thuyền viên nước ngoài trên các tàu không được vượt quá ⅓ số lượng thuyền viên. Đặc biệt, thuyền trưởng hay thuyền phó là công dân Việt Nam.
- Kinh doanh dịch vụ xếp dỡ container thuộc lĩnh vực vận tải biển
Có thể thành lập công ty giao nhận theo hình thức góp vốn, mua cổ phần… và tỷ lệ góp vốn của các nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 50%. Bao gồm các dịch vụ vận tải không bao gồm các dịch vụ vận chuyển ở sân bay.
- Kinh doanh dịch vụ giao nhận thông quan thuộc lĩnh vực vận tải biển
Có thể thành lập công ty giao nhận theo hình thức góp vốn, mua cổ phần trong công ty.
- Kinh doanh các dịch vụ giao nhận khác
Kiểm tra mã đơn, môi giới vận tải, kiểm định hàng hóa, dịch vụ chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải có liên quan… Có thể thành lập công ty giao nhận theo hình thức góp vốn, mua cổ phần…
- Kinh doanh dịch vụ giao nhận lĩnh vực vận tải đường thủy nội địa
Có thể thành lập công ty giao nhận thuộc lĩnh vực vận chuyển đường sắt, với hình thức góp vốn, mua cổ phần… và các nhà đầu tư nước ngoài tối đa chỉ có thể góp vốn với tỷ lệ tối đa 49%.
- Kinh doanh dịch vụ giao nhận thuộc lĩnh vực vận tải đường bộ
Có thể thành lập công ty giao nhận với hình thức hợp đồng hay hợp tác kinh doanh. Ngoài ra, các công ty còn có thể góp vốn, mua cổ phần… Tỷ lệ không qua 51% đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Đặc biệt người lao động phải là người Việt Nam.

Quy trình để thành lập công ty giao nhận là gì?
Để thành lập công ty giao nhận về cơ bản giống như các thủ tục để thành lập công ty thông thường như quy định tại Luật doanh nghiệp 2022 và Nghị định 78/2015/NĐ – CP theo các trình tự sau:
Bước 1: Thực hiện hồ sơ đăng ký thành lập công ty giao nhận gồm một số giấy tờ như:
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty giao nhân
- Điều lệ thành lập công ty
- Danh sách các thành viên hay cổ đông của công ty giao nhận
- Bản sao các giấy tờ cá nhân chứng thực:
- Giấy CMND, căn cước công nhân, hộ chiếu còn hiệu lực
- Quyết định thành lập công ty hay Giấy chứng nhận đăng ký công ty giao nhận hay các giấy tờ tương đương khác.
- Quyết định góp vốn thành lập công ty nếu là thành viên tổ chức
- Văn bản ủy quyền thành lập công ty (nếu có)
Bước 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan đăng ký công ty Nhà nước
Bước 3: Tiến hành công bố thông tin đăng ký công ty
Bước 4: Thực hiện khắc dấu và thông báo mẫu con dấu của công ty
Sau khi thành lập công ty giao nhận, nếu công ty muốn hoạt động ở lĩnh vực mà mình lựa chọn, thì cần thực hiện thủ tục xin giấy phép kinh doanh ngành nghề của các lĩnh vực cụ thể đó. Và để được cấp giấy phép kinh doanh, công ty phải đáp ứng đủ các yêu cầu riêng biệt của lĩnh vực đó, đã được công khai trên Cổng thông tin đăng ký kinh doanh quốc gia về lĩnh vực kinh doanh đó.

Bài viết trên đã chia sẻ một số thông tin về điều kiện thành lập công ty giao nhận. WinPlace hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lĩnh vực này để có thể tiến hàng thành lập công ty giao nhận nhanh chóng, dễ dàng hơn.
Add Comment