Điều kiện và thủ tục thành lập công ty bảo vệ năm 2022

thành lập công ty bảo vệ

Nhu cầu an toàn ngày càng tăng cao trong xã hội tiềm ẩn nhiều rủi ro như hiện nay. Nắm bắt được nhu cầu của xã hội, các công ty cung cấp dịch vụ bảo vệ cũng được thành lập nhiều hơn. Tuy nhiên, đây là một ngành nghề chịu sự quản lý của nhà nước nên phải đáp ứng các điều kiện nhất định. Sau đây là các quy định cũng như thủ tục để thành lập công ty bảo vệ theo pháp luật hiện hành.

Công ty bảo vệ phục vụ nhu cầu an toàn của người dân
Công ty bảo vệ phục vụ nhu cầu an toàn của người dân

Điều kiện thành lập công ty bảo vệ

Căn cứ theo nghị định 96/2016/NĐ-CP, việc thành lập công ty bảo vệ cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Tổ chức đứng ra thành lập công ty bảo vệ phải là doanh nghiệp.
  • Người chịu trách nhiệm của công ty về các vấn đề an ninh, trật tự phải là người đã tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng, 
  • Người chịu trách nhiệm của công ty không đảm nhận chức vụ tương tự của công ty đã bị tịch thu không thời hạn giấy phép đăng ký kinh doanh trong 24 tháng liền trước đó.
  • Đối với công ty bảo vệ được thành lập có vốn góp nước ngoài cần lưu ý:
  • Công ty bảo vệ có vốn nước ngoài chỉ được thành lập khi công ty có nhu cầu đầu tư về máy móc và phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ.
  • Công ty bảo vệ có vốn nước ngoài chỉ được hoạt động theo hình thức doanh nghiệp nước ngoài góp vốn mua máy móc, phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ.

Quy trình đăng ký thành lập công ty bảo vệ

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các thông tin cần thiết 

Để đăng ký thành lập công ty bảo vệ, chủ công ty cần chuẩn bị các thông tin sau:

  • Lựa chọn loại hình doanh nghiệp: Theo quy định hiện nay, Việt Nam có 05 loại hình doanh nghiệp chính: Công ty tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần và công ty hợp danh. Chủ công ty cần lựa chọn đúng loại hình đăng ký để tránh các rắc rối về mặt pháp lý về sau.
  • Đặt tên công ty: Tên công ty được đặt phải tuân thủ theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2020: không được trùng hoặc dễ gây nhầm lẫn với tên công ty đã có trước đó, không chứa các từ không phù hợp với văn hóa đạo đức và thuần phong mỹ tục, không được trùng với tên cơ quan nhà nước.
  • Xác định rõ các thông tin về địa chỉ đặt trụ sở chính của công ty bảo vệ; vốn điều lệ của công ty; người đại diện về mặt pháp lý của công ty và chức danh của người đại diện.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ và thủ tục

Để đăng ký thành lập công ty bảo vệ, chủ công ty cần chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ và thủ tục như sau:

  • Giấy đề nghị cấp phép thành lập công ty dịch vụ bảo vệ. 
  • Bản dự thảo điều lệ của công ty.
  • Danh sách cổ đông hoặc thành viên tham gia góp vốn của công ty (tùy vào loại hình doanh nghiệp đăng ký để chuẩn bị danh sách thành viên theo quy định).
  • Bản sao giấy chứng nhận tốt nghiệp Cao đẳng hoặc Đại học của người chịu trách nhiệm, quản lý hoặc giám đốc.
  • Các văn bản khác theo yêu cầu của pháp luật hiện hành vào thời điểm đăng ký thành lập công ty.

Bước 3: Nộp hồ sơ

Chủ doanh nghiệp sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định cần nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh tại địa bàn đặt trụ sở chính. Công ty cần đăng ký ngành “Hoạt động bảo vệ cá nhân (8010)” để thành lập công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ.

Bước 4: Công bố thông tin đăng ký

Theo điều 26 nghị định 50/2016/NĐ-CP, công ty cần thông báo công khai các thông tin đăng ký lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trong trường hợp công ty không công bố thông tin doanh nghiệp sẽ bị phạt từ 1.000.000 đến 2.000.000.

Trang chủ Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
Trang chủ Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Bước 5: Khắc con dấu cho công ty

Sau khi nộp hồ sơ và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập công ty bảo vệ, chủ công ty cần tiến hành khắc con dấu cho công ty. Hình thức của con dấu do doanh nghiệp quyết định, tuy nhiên cần đảm bảo có đủ tên và mã số doanh nghiệp trên con dấu. Sau khi hoàn thành khắc con dấu, doanh nghiệp cần công khai mẫu con dấu lên cổng thông tin điện tử quốc gia.

Bước 6: Đăng ký tài khoản ngân hàng

Để dễ dàng và thuận tiện hơn trong các nghiệp vụ liên quan đến tài chính, công ty bảo vệ cần có một tài khoản ngân hàng. Chủ công ty mang con dấu, giấy phép thành lập doanh nghiệp và chứng minh nhân dân của chủ công ty hoặc người đại diện pháp lý ra ngân hàng để mở tài khoản. Sau khi mở tài khoản ngân hàng cho công ty, chủ kinh doanh cần trình báo lên Sở kế hoạch và đầu tư. 

Tài khoản ngân hàng giúp các nghiệp vụ tài chính thuận tiện hơn
Tài khoản ngân hàng giúp các nghiệp vụ tài chính thuận tiện hơn

Bước 7: Mua chữ ký số để thuận tiện cho nghiệp vụ đóng thuế trực tuyến

Để thuận tiện hơn trong quá trình đóng thuế, công ty có thể tiến hành đóng thuế trực tuyến thay vì trực tiếp tại cơ quan thuế như trước đây. Để có thể tiến hành nghiệp vụ đóng thuế online, doanh nghiệp cần đăng ký một chữ ký số. Sau khi có chữ ký số, doanh nghiệp có thể sử dụng chữ ký này để đóng thuế trực tuyến định kỳ cho doanh nghiệp.

Chữ ký số phục vụ đóng thuế trực tuyến
Chữ ký số phục vụ đóng thuế trực tuyến

Trên đây là các thông tin về quy định và thủ tục thành lập công ty bảo vệ. Chủ công ty cần tìm hiểu và nắm rõ các quy đin của pháp luật hiện hành để quá trình thành lập công ty được diễn ra suôn sẻ.

WinPlace chúc các doanh nghiệp thành công!

Add Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài viết liên quan

CitiLight
Chi nhánh quận 1
CitiLight Tower, 45 Võ Thị Sáu, P.Đa Kao, Q.1

Toà nhà văn phòng ngay trung tâm Quận 1

Đem đến hình ảnh chuyên nghiệp, đẳng cấp cho DN

Quy mô: 10.150 m²- 14 tầng

Quản lý chuyên nghiệp từ Savills Việt Nam

jamona
Chi nhánh quận 7
Jamona Heights , 210 Bùi Văn Ba, P. Tân Thuận Đông, Q.7

Toà nhà hiện đại, thuộc khu đô thị ven sông sầm uất, tiện nghi

Không gian làm việc ‘xanh’, ôm trọn view Q.7

Quy mô: 5,768 m²

Gồm 2 blocks – 18 tầng