Đối với các hộ kinh doanh, tên hộ kinh doanh được xem là một yếu tố quan trọng. Việc đặt tên cho hộ kinh doanh được pháp luật nhà nước quy định rõ ràng và cụ thể về các quy tắc và trình tự thực hiện.
Cơ sở pháp lý:
– Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
– Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đặt tên hộ kinh doanh.
Tên hộ kinh doanh là gì?
Trên cơ sở quy định tại Khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.”
Hộ kinh doanh là hình thức kinh doanh đơn giản và có những đặc điểm sau:
– Môt là, hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân hoặc một hộ gia đình làm chủ, là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
– Hai là, hộ kinh doanh do cá nhân, hộ gia đình chỉ được đăng ký thành lập một hộ kinh doanh trên phạm vi cả nước và chỉ được hoạt động tại một địa điểm;
– Ba là, hộ kinh doanh chỉ được sử dụng tối đa 9 lao động trong một hộ kinh doanh ( nếu sử dụng từ 10 lao động trở lên sẽ phải đăng ký thành lập doanh nghiệp);
– Bốn là, hộ kinh doanh sẽ do cá nhân, hộ gia đình chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với mọi hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh;
– Năm là, hộ kinh doanh sẽ do cá nhân thành lập và tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại. Tuy nhiên cá nhân tham gia thành lập hộ kinh doanh vẫn được quyền góp vốn, mua cổ phần trong các công ty với tư cách cá nhân;
– Cuối cùng, theo như quy định của pháp luật Việt Nam hiê hành về nội dung này thì hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân nên không được đăng ký và sử dụng con dấu và khi thành lập thì vẫn phải đóng lệ phí môn bài ( theo các trường hợp pháp luật quy định).
Đối với mỗi hộ kinh doanh khi thành lập thì cũng cần phải có tên của hộ kinh doanh của mình. Tên hộ kinh doanh cá thể này sẽ được xây dựng dựa trên các quy định của pháp luật. Trong đó, tên hộ kinh doanh là tên gọi bao gồm loại hình “Hộ kinh doanh” và tên riêng của hộ kinh doanh mà hộ kinh doanh đó lựa chọn và đăng ký với cơ quan có thẩm quyền theo như quy định của pháp luật hiện hành.
Tham khảo thêm dịch vụ: Văn phòng trọn gói tại WinPlace
Cách đặt tên hộ kinh doanh cá thể?
Trên cơ sở quy định tại Điều 73 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đặt tên hộ kinh doanh như sau:
– Hộ kinh doanh có tên gọi riêng và tên hộ kinh doanh sẽ bao gồm 2 thành tố sau:
+) Loại hình “Hộ kinh doanh”
+) Tên riêng của hộ kinh doanh.
– Trong đó, tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt; các chữ F;J;Z;W và có thể kèm theo các chữ số và ký hiệu.
Bên cạnh việc pháp luật đã quy định rõ về nội dung và cách đặt tên hộ kinh doanh cá thể theo như quy định tại Nghị định mà tác giả vừa nêu ra, bên cạnh đó còn có một số lưu ý khi đặt tên hộ kinh doanh mà tác giả muốn gửi tới quý bạn đọc với nội dung như sau:
– Một là, tên hộ kinh doanh cá thể được đặt nhưng không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh.
– Hai là, khi đặt tên hộ kinh doanh cá thể mà pháp luật đã quy định ở trên thì hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh.
– Ba là, đối với tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi huyện. Trong trường hợp tại địa bàn cấp quận, huyện nơi bạn đặt hộ kinh doanh đã có hộ kinh doanh khác có tên tương tự thì chuyên viên xử lý hồ sơ sẽ không đồng ý và yêu cầu bạn thay đổi tên.
Như vậy, có thể thấy rằng, để một hộ kinh doanh muốn thành lập và đặt tên của hộ kinh doanh cá thể the như quy định của pháp luật thì khi đặt tên cho hộ kinh doanh, có thể đặt theo một trong các gợi ý sau:
Một là, hộ kinh doanh thực hiện việc đặt tên hộ kinh doanh dựa trên ngành, nghề đăng ký hoạt động;
Hai là, hộ kinh doanh thực hiện việc đặt tên hộ kinh doanh theo tên cá nhân sao cho phù hợp;
Ba là, hộ kinh doanh thực hiện việc đặt tên hộ kinh doanh theo tên địa danh nổi bật về các mặt hàng kinh doanh mang tính bản địa;
Bốn là, hộ kinh doanh thực hiện việc đặt tên hộ kinh doanh bằng các tính từ phổ biến gây ấn tượng với khách hàng;
Năm là, hộ kinh doanh thực hiện việc đặt tên hộ kinh doanh theo các danh từ liên quan đến cuộc sống, phổ biến trong xã hội;
Sáu là, hộ kinh doanh thực hiện việc đặt tên hộ kinh doanh kết hợp với các từ ngoại ngữ (ví dụ như: fashion, shoes, shop, spa,..).
Pháp luật đưa ra quy định các điều kiện về đặt tên hộ kinh doanh như vậy nhằm mục đích tránh gây nhầm lẫn. Sự nhầm lẫn được nêu ra ở đây được thể hiện thông qua mục đích tránh gây nhầm lẫn đối với các doanh nghiệp, các công ty và hộ kinh doanh khác đang hoạt động kinh doanh trên thị trường.
Bên cạnh đó, để tránh trường hợp cạnh tranh không lành mạnh đối với các hộ kinh doanh khác thì việc quy định đặt tên hộ kinh doanh tránh gây nhầm lẫn và cũng hạn chế được trường hợp các chủ thể lợi dụng việc đặt tên hộ kinh doanh trùng nhau. Từ đó, góp phần đảm bảo lợi ích cho khách hàng, người tiêu dùng khi sử dụng các sản phẩm của các hộ kinh doanh khác nhau và cũng tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý hoạt động kinh doanh của các hộ kinh doanh trên địa bàn.
Thủ tục đăng kí hộ kinh doanh
Trên cơ sở quy định tại Điều 71 Nghị định 78/2015/NĐ-CP Về đăng kí kinh doanh quy định trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh:
Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh sẽ do người đại diện hộ gia đình của gia đình bạn gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:
+ Tên hộ kinh doanh phù hợp theo quy định của pháp luật, địa chỉ đặt địa điểm sản xuất kinh doanh ; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có);
+ Ngành nghề kinh doanh;
+ Tổng số vốn kinh doanh;
+ Số lao động( không được vượt quá 10 lao động) ;
+ Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp Giấy chứng thực cá nhân( Thẻ căn cước công dân/ Chứng minh nhân dân/ Hộ chiếu) còn hiệu lực của đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.
+ Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của người đại diện hộ gia đình ;
Thời hạn giải quyết hồ sơ:
– Cơ quan đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho bạn trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu hồ sơ đủ các điều kiện sau đây:
+ Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;
+ Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 73 Nghị định 78/2015/NĐ-CP ;
+ Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.
– Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.
– Nếu sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì bạn có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Tên hộ kinh doanh là yếu tố giúp hộ kinh doanh có thể tạo ấn tượng đối với người tiêu dùng. Khi đặt tên hộ kinh doanh, chủ hộ cần tuân theo trình tự thực hiện cũng như các quy tắc được pháp luật quy định.
WinPlace chúc các doanh nghiệp thành công!
Tốt nghiệp chuyên nghành quản trị văn phòng, với kinh nghiệm hơn 10 năm trong mảng văn phòng dịch vụ – Coworking Space. Thiên Bình luôn mong muốn truyền tải “giá trị mới” giúp các doanh nghiệp trẻ có cái nhìn cận cảnh về mô hình Coworking space, một mô hình văn phòng giúp doanh nghiệp tiếp thu – cải tiến – hiện đại.