Savior Complex là gì? Khi lòng tốt là con sói đội lốt cừu! (P1)

Savior Complex

Savior Complex là gì? Vũ trụ điện ảnh của Marvel thường khắc họa hình ảnh những siêu anh hùng luôn ra tay cứu rỗi nhân loại khỏi thống khổ. Họ dũng cảm, giỏi giang và được nhiều người ngưỡng mộ. 

Nhưng trên thực tế, trở thành siêu anh hùng có thể sẽ là một ý tưởng tồi tệ. Những người luôn giúp đỡ thường đặt người khác trở thành ưu tiên hàng đầu. Dẫn đến việc họ bỏ bê chính bản thân mình và cảm thấy vô dụng khi không giúp được ai. Đây là một hội chứng tâm lý mang tên Savior Complex. Dù khó nhận ra, nhưng có thể bạn cũng đang làm “siêu anh hùng” đấy. 

Savior Complex là gì?

Savior complex là hội chứng tâm lý mà một người luôn cảm thấy có trách nhiệm phải giúp đỡ người khác. Người mắc phải hội chứng tâm lý này thường tìm mọi cách để giúp những người xung quanh giải quyết vấn đề. Họ thậm chí còn sẵn sàng gạt bỏ những ưu tiên của chính mình để lo lắng cho người khác. 

Hội chứng savior complex còn “hiện diện” dưới cái tên White Knight syndrome. Một số cái tên khác là messiah complex hoặc Christ complex. Trong tiếng Việt, hội chứng này được gọi bằng một cái tên rất “oách”. Đó là hội chứng Hiệp sĩ trắng. 

Savior complex là hội chứng là hội chứng muốn làm “siêu anh hùng”
Savior complex là hội chứng là hội chứng muốn làm “siêu anh hùng”

Có nhiều nguyên nhân khiến một người gặp phải savior complex. Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân cơ bản nhất là khi một người tin rằng giúp đỡ mọi người là cách để họ có được sự tôn trọng và mến mộ. Từ đó có một cuộc sống hạnh phúc hơn, trở thành người đặc biệt hơn. 

Biểu hiện của “siêu anh hùng” ở chốn văn phòng

“Siêu anh hùng” có thể xuất hiện ở bất cứ đâu, dù là trong gia đình, tại trường học, hay tại nơi công sở. Dưới đây là một số biểu hiện để nhận biết bạn có phải “siêu anh hùng” chốn văn phòng hay không: 

Bạn quan tâm thái quá khi ai đó gặp khó khăn

Bạn bị ám ảnh bởi việc phải giúp đỡ và hy sinh cho người khác. Nếu đồng nghiệp của bạn than vãn rằng họ sắp trễ deadline, bạn sẽ chẳng ngần ngại san sẻ task giúp họ. Mặc cho người đó có cần bạn giúp hay không. 

Luôn tỏ ra đồng cảm khi ai đó gặp khó khăn trong công việc
Luôn tỏ ra đồng cảm khi ai đó gặp khó khăn trong công việc

Mỗi khi ai đó nhờ bạn làm việc gì, bạn chắc chắn sẽ cố gắng hoàn thành việc đó thật tốt. Dù bạn vẫn còn hàng đống task chưa làm. Với bạn, việc giúp đỡ mọi người khiến cho cuộc sống thêm phần ý nghĩa hơn. Bạn tin rằng mình được sinh ra để làm hài lòng người khác, kể cả khi chính bạn vẫn còn nhiều vấn đề. 

Ở một khía cạnh nào đó, bạn nghĩ rằng việc tỏ ra thấu hiểu dựng nên một hình tượng tốt về bạn trong lòng người khác. Một người luôn nhân ái, rộng lượng và cao thượng hơn bất kỳ ai khác. Đủ giỏi giang để có thể giúp đỡ người khác trong mọi việc. Đủ tinh tế để nhận biết và đồng cảm với người khác ngay khi họ gặp vấn đề. 

Bạn khó lòng mà từ chối mỗi khi có người nhờ vả bạn. Bởi từ chối đồng nghĩa với việc đóng vai “người xấu”. Một người ích kỷ luôn chỉ biết nghĩ đến bản thân mà không đoái hoài đến sự khốn khổ của nhân loại. Bạn tin là vậy.   

Bạn nghĩ rằng chỉ có bạn mới giải quyết được vấn đề

Theo tiến sĩ tâm lý Maury Joseph, những người mắc hội chứng hiệp sĩ trắng tin rằng họ được sinh ra để thay đổi cuộc sống của người khác. 

Không ai có thể giải quyết được các vấn đề của người khác, trừ họ. Giống như những siêu anh hùng trong các bộ phim điện ảnh vậy. Dù đôi lúc họ cũng chẳng giúp ích được gì cho lắm. 

Người có savior complex tin rằng họ thượng đẳng hơn những người khác
Người có savior complex tin rằng họ thượng đẳng hơn những người khác

Niềm tin này có thể xuất phát từ việc bạn nghĩ rằng mình “thượng đẳng” hơn người khác. Có thể đến chính bạn cũng không nhận thức được ý nghĩ này. Nhưng nó thường thể hiện rõ trong cách bạn đối xử với mọi người xung quanh. Đặc biệt là với những người thân thiết với bạn. 

Trong công việc, bạn thường đề xuất nhiều giải pháp cho đồng nghiệp của mình khi họ làm sai. Bạn tin rằng những sáng kiến của bạn mới là cách làm đúng nhất để giải quyết vấn đề. Vì thế họ nên nghe theo lời bạn. Nếu có xảy ra mâu thuẫn trong đội nhóm, cũng chính bạn sẽ là người đứng ra bênh vực cho họ. 

Bạn muốn thay đổi người khác để họ tốt lên

Những “siêu anh hùng” nghĩ rằng họ luôn biết điều gì là tốt nhất cho mọi người. Và họ có thể giúp người khác tốt hơn bằng cách thay đổi người đó. 

Biểu hiện thường thấy là bạn luôn muốn đưa ra lời khuyên cho đồng nghiệp mọi lúc, mọi nơi.

Đôi khi còn là lời khuyên cho đời tư của người đó. Dẫu nó không cần thiết, và có lẽ còn chẳng phù hợp với người được khuyên. 

Thoạt nhìn, ai cũng nghĩ bạn làm vậy vì muốn tốt cho đối phương. Nhưng động cơ thực sự chỉ là để người khác phụ thuộc vào bạn mà thôi. Bạn vẽ ra một viễn cảnh trong đầu rằng nếu nỗ lực của bạn có thể giúp đồng nghiệp tiến bộ trong sự nghiệp. Vậy thì chắc chắn họ sẽ biết ơn và trân quý bạn. Từ đó luôn tìm đến bạn để xin lời khuyên như một người cố vấn sáng suốt. Chỉ khi đó, bạn mới cảm thấy mình tốt đẹp và có ích cho xã hội.   

Đôi khi chẳng ai cần nghe lời khuyên của bạn
Đôi khi chẳng ai cần nghe lời khuyên của bạn

Cần hiểu rằng, không một ai có thể thay đổi người khác. Trừ phi chính họ cũng muốn thay đổi để cải thiện bản thân. Đây là điều mà bạn không thể can thiệp hay ép buộc bất cứ ai.  

Do đó, những “đóng góp” của bạn chẳng những không khiến cho đồng nghiệp trân trọng bạn hơn. Mà thậm chí còn khiến họ cảm thấy khó chịu và xa lánh bạn.

Tham khảo thêm dịch vụ Thành lập mới tại WinPlace

Bạn muốn người khác dựa dẫm vào mình

Những người mắc chứng hiệp sĩ trắng chỉ cảm thấy bản thân có ích khi được người khác nhờ vả. Vì thế, bạn sẽ luôn thể hiện mình là người mạnh mẽ, tài giỏi để người khác dựa dẫm vào. 

Nói cách khác, bạn khuyến khích người khác phụ thuộc vào bạn. Bởi chỉ có như vậy thì bạn mới thể hiện được “giá trị” của mình. 

“Siêu anh hùng” chỉ cảm thấy có giá trị khi được người khác dựa dẫm
“Siêu anh hùng” chỉ cảm thấy có giá trị khi được người khác dựa dẫm 

Chẳng hạn như bạn sẽ luôn chủ động giúp đồng nghiệp của mình điều chỉnh file excel. Thay vì gợi ý cách làm cho họ hoặc khuyên họ nên tự trau dồi thêm kỹ năng của mình. Chính vì vậy, mỗi khi gặp rắc rối với excel, họ sẽ luôn tìm đến bạn để nhờ giúp đỡ. 

Điều này khiến cho bạn cảm thấy mình đang đóng góp giá trị cho công ty và sẽ không tài nào bị thay thế. Nhưng người ta vẫn thường nói “thương trường là chiến trường”. Đồng nghiệp của bạn thực ra chỉ đang ỷ lại vào bạn mà thôi. Nếu không thể hiện tốt trong công việc, bạn vẫn có thể bị thay thế bất cứ lúc nào. 

Bạn ưu tiên người khác hơn bản thân mình

Hãy tưởng tượng bạn đang vô cùng bận rộn với hàng đống task được cấp trên giao từ đầu tuần. Đó đều là những task quan trọng, và cần phải hoàn thành càng sớm càng tốt. Ấy thế mà đồng nghiệp của bạn lại ngỏ ý nhờ bạn giúp họ làm giùm một số công việc. 

Hết công việc này, đến công việc khác. Đến một lúc nào đó, bạn chợt nhận ra đồng nghiệp của bạn sắp làm xong việc trong ngày của họ rồi. 

Nhưng bạn thì chưa, và có thể bạn sẽ phải tăng ca để làm cho xong việc của mình. Bạn có thấy câu chuyện này quen thuộc không? 

Người mắc chứng savior complex luôn cố làm hài lòng người khác
Người mắc chứng savior complex luôn cố làm hài lòng người khác

Có không ít các “siêu anh hùng” sẵn sàng hy sinh thời gian, công sức hay tiền bạc của mình để hỗ trợ cho người khác. Thậm chí không bận quan tâm đến mớ công việc còn dang dở của họ. 

Nếu đã từng rơi vào trường hợp như thế này, bạn có thể đang nhìn nhận sai về tiêu chuẩn đạo đức của chính mình. Dẫu việc giúp ích cho người khác là điều tốt. Nhưng bạn luôn phải ưu tiên bản thân mình lên hàng đầu. 

Và đừng cảm thấy cắn rứt lương tâm khi từ chối giúp đỡ một ai đó. Bởi họ cũng sẽ ưu tiên chính họ hơn cả bạn mà thôi. Nếu đồng nghiệp tôn trọng bạn, họ sẽ thông cảm cho bạn và tự giải quyết vấn đề của mình. 

Vì đâu chúng ta muốn làm “siêu anh hùng”?

Tiêu chuẩn đạo đức quá cao

Theo chuyên gia tham vấn tâm lý Cynthia Catchings, những người mắc chứng hiệp sĩ trắng thường cố gắng kiểm soát cuộc sống của người khác theo ý của mình. 

Đó là cách để họ che đi những khuyết điểm và bất an của bản thân. Và là cách để tự khẳng định bản thân là người tốt. Ám ảnh về việc phải trở thành “siêu anh hùng” có thể đến từ những tiêu chuẩn đạo đức thiếu thực tế. Ví dụ như “để được xem là người tốt, tôi phải luôn nghĩ cho người khác”.  

Tiêu chuẩn đạo đức quá cao đôi khi lại là một vấn đề
Tiêu chuẩn đạo đức quá cao đôi khi lại là một vấn đề

Làm “siêu anh hùng” đem đến một cảm giác quyền lực và cao thượng. Thể như bạn đang là một đấng toàn năng cứu giúp nhân loại. Cảm giác này có thể khiến cho chúng ta có cảm giác không ai có thể cứu rỗi người khác ngoài mình. 

Đây là một ảo tưởng thiếu thực tế, do đó có thể gây hại cho cuộc sống tinh thần của bạn. Đồng thời cũng làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa bạn và những người xung quanh. 

Có gia đình bất hòa

Nhiều người mắc hội chứng này cũng đến từ những gia đình không êm ấm. Trong kiểu gia đình này, vai trò và trách nhiệm của mỗi thành viên được phân chia một cách ràng buộc, cứng nhắc. Đồng thời hình thành sự phụ thuộc lẫn nhau cả về thể chất lẫn tinh thần ở những thành viên trong gia đình. 

Savior complex thường xuất hiện ở những người có tuổi thơ không êm ấm
Savior complex thường xuất hiện ở những người có tuổi thơ không êm ấm

Người lớn lên từ kiểu gia đình này nhận thức rằng tình yêu thương của bố mẹ họ là có điều kiện. Do đó, để nhận được tình thương đó, họ phải luôn tỏ ra có ích bằng cách giúp đỡ và vâng lời cha mẹ. 

Tư tưởng này đi theo những người này đến khi trưởng thành. Do đó khi lớn, họ luôn phải phụ thuộc tinh thần vào người khác. Họ sẵn lòng giúp đỡ mọi người chỉ để có được sự công nhận và mến mộ từ người khác. 

Là con cả trong gia đình

Thông thường, người con cả trong một gia đình nhiều con cái thường dễ mắc chứng savior complex. Từ khi còn bé, những người con cả đã được gia đình kỳ vọng sẽ trở nên nổi bật nhất, giỏi nhất. Để đủ điều kiện trở thành người san sẻ trách nhiệm với cha mẹ mình. 

Những người là con cả có khả năng mắc savior complex cao nhất
Những người là con cả có khả năng mắc savior complex cao nhất

Khi lớn lên, con cả có nhiều khả năng là người thành công nhất, bản lĩnh và độc lập nhất. Họ quen với việc được nhiều người tin cậy và phụ thuộc vào mình. Với họ, đó là một kiểu hữu hình của quyền lực. Do đó, họ sẽ nảy sinh ham muốn làm “siêu anh hùng” để bảo toàn vị thế của mình trong mắt người khác.    

WinPlace chúc các doanh nghiệp thành công!

Add Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài viết liên quan

CitiLight
Chi nhánh quận 1
CitiLight Tower, 45 Võ Thị Sáu, P.Đa Kao, Q.1

Toà nhà văn phòng ngay trung tâm Quận 1

Đem đến hình ảnh chuyên nghiệp, đẳng cấp cho DN

Quy mô: 10.150 m²- 14 tầng

Quản lý chuyên nghiệp từ Savills Việt Nam

jamona
Chi nhánh quận 7
Jamona Heights , 210 Bùi Văn Ba, P. Tân Thuận Đông, Q.7

Toà nhà hiện đại, thuộc khu đô thị ven sông sầm uất, tiện nghi

Không gian làm việc ‘xanh’, ôm trọn view Q.7

Quy mô: 5,768 m²

Gồm 2 blocks – 18 tầng