Có bao giờ cuối tháng bạn nhìn lại và suy nghĩ không biết tại sao mình hết tiền và đã chi tiêu vào việc gì? Bạn có từng hối tiếc vì đã tiêu xài hoang phí? Sở dĩ điều đó xảy ra vì bạn chưa có cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, hợp lý và khoa học. Bài viết này sẽ giới thiệu về phương pháp 50 – 30 – 20 cho người mới bắt đầu. Hãy áp dụng để làm chủ chi tiêu không còn khó khăn với bạn.
Vì sao cần quản lý tài chính cá nhân hiệu quả từ ngày nhận lương đầu tiên?
Quản lý tài chính cá nhân là cụm từ xuất hiện rất nhiều trong cuộc sống. Dù vậy, không phải ai trong chúng ta cũng biết cách áp dụng. Nếu bạn không có kế hoạch quản lý nguồn thu thì sẽ dễ dàng rơi vào tình trạng không đủ tài chính để đáp ứng nhu cầu. Kỹ năng này giúp bạn liệt kê lại được tổng thu nhập, số tiền đã chi,… Đồng thời, bạn cũng có thể dành ra một khoản tiền tiết kiệm, đầu tư tăng lợi nhuận.
Tài chính là một phần không thể tách biệt khỏi cuộc sống cá nhân. Những người quản lý tài chính tốt thì sẽ có cuộc sống thoải mái hơn bởi họ có thể đạt được những dự định đã đặt ra. Quan trọng nhất, họ không bị đồng tiền kiểm soát và cản trở trong việc thực hiện ước mơ.

Biết cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả giúp bạn hạn chế những rủi ro nợ nần. Vay mượn để mua món đồ không cần thiết ngoài tầm chi khiến bạn thành con nợ. Đó là lý do chúng ta cần học cách chi tiêu, quản lý nguồn tiền, xác định nhu cầu thiết yếu và khoản chi cho sở thích. Chi tiêu hợp lý, có kế hoạch đóng vai trò rất quan trọng, hãy chọn cho mình một phương pháp hiệu quả để kiểm soát tiền.

Tham khảo thêm dịch vụ Văn phòng giao dịch tại WinPlace
Phương pháp 50-30-20 cho người mới bắt đầu
Những người vừa mới bắt đầu học cách quản lý tài chính sẽ gặp một số vướng mắc. Bởi họ chưa lựa chọn được một phương án phù hợp và dễ tiếp cận. 50 – 30 – 20 sẽ là phương án biến việc quản lý tài chính cá nhân trở nên thuận lợi.
Phương pháp 50 – 30 – 20 là cách quản lý tài chính dễ hiểu mà bất cứ ai cũng có thể áp dụng dễ dàng. Hiểu một cách đơn giản, bạn sẽ chia thu nhập của mình ra thành 3 nhóm chính ứng với tỷ lệ 50% – 30% – 20%. Ba nhóm chi tiêu này được phân loại như sau:
Nhóm chi dành cho nhu cầu thiết yếu – 50%
Đây là nhóm phục vụ cho các hoạt động cần thiết: ăn, ở, học tập, di chuyển, làm việc. Thông thường, mỗi tháng số tiền chi cho việc này là cố định, biến động ít. Bạn không nên để số tiền chi cho nhóm này vượt quá 50% thu nhập. Nếu rơi vào trường hợp này, hãy xem xét và cân nhắc căn giảm chi tiêu hợp lý.
Chẳng hạn, chi phí thuê nhà của bạn khá đắt đỏ và chiếm phần lớn trong thu nhập. Bạn có thể chọn phương án tìm bạn ở ghép, cho thuê lại để tăng nguồn thu. Đi làm/đi học bằng xe công nghệ với chi phí đắt đỏ? Hãy thay thế bằng phương tiện công cộng như xe bus.
Nhóm dành để tích lũy – 20%
Đây là nhóm tiết kiệm và đầu tư sinh lời. Khi bắt đầu quản lý tài chính, bạn cần phải nghĩ tới một khoản tiền tiết kiệm cho tương lai. Bên cạnh đó, trích ra một số tiền dành để đầu tư, giúp đa dạng và nâng cao nguồn thu nhập của bản thân.
Ngoài đầu tư để thu lợi nhuận, bạn cần chú ý đầu tư cho bản thân thông qua các khóa học kỹ năng. Chẳng hạn, nếu công việc của bạn yêu cầu ngoại ngữ, hãy mạnh dạn đăng ký một khóa học chất lượng. Đây là cách tăng thu nhập trong tương lai.
Nhóm linh hoạt – 30%
Đây là nhóm cho nhu cầu và sở thích cá nhân. Lưu ý: Hãy đảm bảo phân chia cho các nhóm trên trước khi tính đến nhóm linh hoạt. Số tiền này biến động khác nhau tùy từng tháng, phụ thuộc nhiều vào cảm xúc của bản thân.

Ngoài ra, bạn có thể điều chỉnh giữa khoản chi tiêu dành cho nhóm tích lũy và linh hoạt. Bởi trên thực tế, sẽ có lúc chúng ta không cần chi nhiều cho việc tụ tập, du lịch, quần áo,… Trước khi áp dụng nguyên tắc này, bạn cần phân tích chi tiêu và thu nhập của bản thân. Từ đó lên một kế hoạch dài hạn và bắt đầu phân chia khoản tiền đó ứng với tỷ lệ.
Tham khảo thêm bài viết: Không nên giữ thói quen này khi chi tiêu
Ưu và nhược điểm của phương pháp 50-30-20
Hầu hết những ai thử áp dụng đều đánh giá cao phương pháp 50 – 30 – 20 vì đơn giản, dễ sử dụng. Do vậy, cách này có thể phù hợp với tất cả đối tượng, nhất là những người mới bắt đầu quản lý tài chính. Đó cũng chính là ưu điểm lớn nhất mà 50 – 30 – 20 mang lại.
Tuy nhiên, vẫn tồn đọng một số vấn đề mà phương pháp chưa thể giải quyết triệt để. Điều này còn phụ thuộc nhiều vào thu nhập, hoàn cảnh sống và cả dự định tương lai.

Ví dụ như với mức lương 5 triệu đồng mỗi tháng, bạn không thể dành ra 20% tích lũy nếu sống ở thành phố vì không thể trả đủ các khoản chi tiêu khác. Hay với thu nhập đó, bạn đang có ý định mua xe máy trong vòng ba năm tới cần phải cắt giảm bớt chi phí linh hoạt.
Chính vì vậy, bạn cần linh hoạt giữa các con số đó để phù hợp với hoàn cảnh bản thân. Nhìn chung, người mới bắt đầu nên sử dụng phương pháp 50 – 30 – 20 để việc quản lý tài chính cá nhân dễ dàng hơn.
Quản lý tài chính là một kỹ năng quan trọng trong cuộc sống, giúp bạn kiểm soát nguồn tiền. Phương pháp 50 – 30 -20 là một lựa chọn tuyệt vời cho bạn. Là cách làm đơn giản và dễ áp dụng, đây là gợi ý thích nếu muốn bắt đầu quản lý tài chính. Hãy bắt đầu quản lý tài chính cá nhân từ bây giờ nhé!
WinPlace chúc các bạn thành công!
Add Comment