Bất cứ ai cũng muốn trở thành “ngôi sao sáng” tại nơi làm việc. Trong môi trường làm việc hiện nay, Professional được coi là một trong những tiêu chí hàng đầu. Vì nó góp phần quyết định đến sự thành công của tổ chức nói chung và cá nhân nói riêng. Vậy làm thế nào để trở thành idol chốn công sở? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Professional là gì?

Định nghĩa
Professional là gì? Professional /prə’feʃənl/ trong tiếng anh nghĩa là thuộc về chuyên môn. Đây là từ xuất hiện nhiều trong lĩnh vực nghề nghiệp, kinh tế. Được dùng để chỉ sự chuyên nghiệp, hay thành thạo trong một việc gì đó.
Cách sử dụng trong giao tiếp
Còn trong giao tiếp, chúng ta có thể hiểu Professional là sự chuyên nghiệp trong cách truyền tải thông điệp. Đặc biệt là giao tiếp tại môi trường làm việc.
Để thể hiện được sự chuyên nghiệp, bạn cần có kỹ năng giao tiếp tốt. Vì việc truyền đạt thông tin và ý tưởng thành công là quan trọng với bất kỳ doanh nghiệp nào.
Thêm vào đó, giao tiếp hiệu quả giúp tạo nên sự hòa hợp và gắn bó trong công việc. Việc này còn góp phần vào sự thành công trong nghề nghiệp. Để việc giao tiếp trở nên chuyên nghiệp, bạn hãy nắm được những quy tắc cơ bản.

Trong giao tiếp bằng lời, có những nguyên tắc để giao tiếp hiệu quả mà bạn có thể tham khảo. Như diễn đạt mạch lạc và dễ hiểu, không “thao thao bất tuyệt”. Hay lắng nghe và tôn trọng ý kiến của đối phương. Thêm vào đó là kết hợp ngôn ngữ cơ thể như cử chỉ tay, ánh mắt. Tập được những điều này sẽ giúp bạn trở nên khéo léo hơn.
Bên cạnh đó, giao tiếp bằng văn bản cũng có những điều cần chú ý. Đầu tiên và quan trọng nhất là đúng chính tả và ngữ pháp. Tiếp đó là giọng văn phù hợp từng ngữ cảnh, ý câu rõ ràng và súc tích. Cuối cùng bạn hãy chắc chắn về bản gửi đi cuối cùng.
Ngành Professional Communication là gì?

Ngành Professional Communication là gì?
Ngành Professional Communication được gọi là ngành Truyền thông chuyên nghiệp. Hay gọi tắt là Profcom. Ngành học này chuyên sâu về truyền thông ở nhiều hình thức. Bao gồm truyền thông bằng hình ảnh, văn bản, bằng miệng…
Có thể hiểu ngành học này là sự kết hợp của nhiều yếu tố truyền thông. Như khả năng hùng biện, công nghệ hiện đại, lý thuyết truyền thông,…Với mục đích là truyền tải đúng thông điệp tới đúng đối tượng trong những bối cảnh khác nhau.
Vì vậy, sau khi học ngành này bạn sẽ học nắm được những kỹ năng truyền thông. Bên cạnh đó là kỹ thuật viết, thiết kế ấn phẩm, vận dụng các phương tiện kỹ thuật số…Để có thể truyền đạt thông tin một cách hiệu quả.
Học ngành Professional Communication ra làm gì?

Truyền thông xuất hiện rất nhiều trong cuộc sống. Ở đâu có tương tác xã hội, ở đó có truyền thông. Vì vậy, có thể khẳng định truyền thông ảnh hưởng rất lớn đến mọi vấn đề xã hội. Từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đến văn hóa, nền kinh tế. Vì truyền thông tác động đến nhận thức của công chúng, từ nhận thức tác động đến hành động và ứng xử.
Do đó, đây là ngành học được nhiều trường đại học trên thế giới đưa vào giảng dạy. Và ngành này cũng đem lại nhiều cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên. Có thể điểm đến những công việc như sau:
- Chuyên gia quan hệ công chúng
Người này có nhiệm vụ phụ trách đảm bảo mối quan hệ tốt đẹp giữa doanh nghiệp và các bên liên quan. Như báo chí, cơ quan Nhà nước, các tổ chức kinh tế, phi chính phủ,…Nhằm quản lý và duy trì hình ảnh thương hiệu, danh tiếng của công ty.
- Sáng tạo nội dung
Đây là một công việc đòi hỏi sự sáng tạo và mới mẻ. Content creator tận dụng khả năng sáng tạo của mình vào việc sản xuất nội dung trên phương tiện truyền thông. Nhằm mục đích thu hút khán giả và quảng bá hình ảnh doanh nghiệp. Để theo đuổi công việc này, bạn cần nhạy bén nắm bắt xu hướng và có “chất” riêng. Nhằm tạo ra những nội dung độc đáo, mới lạ
- Chuyên viên truyền thông Marketing
Vị trí này có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch truyền thông định kỳ theo tháng, quý, năm. Và định hướng truyền thông cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, chuyên viên truyền thông Marketing cần phải quản lý các công cụ truyền thông như website, bài báo…Thêm vào đó là phối hợp cùng phòng ban khác để truyền thông nội bộ trong doanh nghiệp.
- Chuyên viên phát triển nội dung số
Làm công việc này, bạn cần phải xây dựng kế hoạch nội dung trên các nên tảng số như fanpage, website. Bên cạnh đó, còn phải theo dõi hiệu quả để đưa ra giải pháp hiệu quả. Bạn còn cần phải nhanh nhạy, nắm bắt được hoạt động của đối thủ và nghiên cứu thị trường.
Làm Professional Communication lương có cao không?

Là một ngành thu hút nhiều bạn trẻ theo học và làm việc. Theo Vietnam Salary, công việc thuộc ngành Professional Communication dao động ở mức trung bình là 15,7 triệu/tháng. Cụ thể như sau:
- Những bạn mới ra trường, chưa có hoặc ít kinh nghiệm: 7 triệu/tháng
- Những bạn có kinh nghiệm 1-2 năm: 13 triệu/tháng
- Những bạn có kinh nghiệm 3-5 năm: 18,4 triệu/tháng
- Cấp trưởng phòng, quản lý: 30 triệu/tháng
Một số thuật ngữ khác liên quan đến Professional là gì?
Từ “Professional” còn được ghép với những danh từ khác để diễn tả nhiều ý nghĩa khác nhau. Ví dụ như Professional Development hay Professional Services. Cùng tìm hiểu 2 từ này có nghĩa là gì sau đây nhé!
Professional Development là gì?

Định nghĩa
Professional Development là một thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh. Trong tiếng Việt nghĩa là Phát triển chuyên môn.
Professional Development là quá trình cải thiện và nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân sự. Bao gồm những nhà quản lý hoặc những người làm việc chuyên môn. Nhằm mục đích xây dựng và phát triển đội ngũ nhân viên chất lượng cao hơn cho tổ chức.
Cụ thể, Professional Development thường kết hợp với từ “Continuing” thành cụm từ Continuing Professional Development (CPD). Vậy CPD là gì?
CPD là gì?
CPD có nghĩa là phát triển nghề nghiệp liên tục. Là việc đào tạo và phát triển liên tục để duy trì kiến thức và kỹ năng. CPD không những giúp nâng cao kỹ năng làm việc. Mà còn giúp thích ứng với những thay đổi trong môi trường làm việc. CPD là cần thiết với những người hành nghề chuyên môn.
Tại sao CPD cần thiết với những người hành nghề chuyên môn?
Những người hành nghề chuyên môn bao gồm bác sĩ, kỹ sư, kiến trúc sư, kiểm toán,…Đây là những ngành nghề dựa trên cơ sở áp dụng các nguyên lý chuyên ngành về kỹ thuật. Và có liên quan đến đảm bảo an toàn cho cuộc sống, sức khỏe, tài sản,… Nên CPD là cần thiết để đảm bảo kỹ năng chuyên môn của những người này.
Ngày nay, khoa học kỹ thuật và xu hướng đều thay đổi rất nhanh. Nếu không kịp cập nhật các thông tin này, cá nhân sẽ bị tụt hậu phía sau. Nên đối với những nghề này, việc liên tục thường xuyên được đào tạo và tự học là quan trọng.
Vì vậy, ngoài việc tuân thủ quy định và đạo đức nghề nghiệp. Việc thực hiện phát triển nghề nghiệp liên tục đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới.
Professional Services là gì?

Định nghĩa
Professional Services nghĩa là dịch vụ chuyên nghiệp. Đây là một ngành nghề mới thuộc linh vực công nghệ thông tin. Bên cạnh Customer Services (chăm sóc khách hàng), Professional Services cung cấp dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp hơn. Có nghĩa là tập trung mang lại trải nghiệm đặc biệt cho khách hàng, nhằm giúp doanh nghiệp phát triển.
Tại sao Professional Services quan trọng với doanh nghiệp?
Khi khách hàng sử dụng dịch vụ chuyên nghiệp giúp tạo ra giá trị thặng dư cho doanh nghiệp. Dịch vụ chuyên nghiệp có nhiều hạng mục như tư vấn trước bán hàng (pre-sale consultant). Và thực hiện (implementation), dịch vụ sau bán hàng (after-sale service). Cho đến giải quyết những khúc của doanh doanh nghiệp (pain-points).
Trong thời đại 4.0, Professional Services sẽ đi cùng doanh nghiệp để tư vấn về chuyển đổi số. Bên cạnh đó là phương án tối ưu, bộ máy vận hành hệ thống, quản lý chi phí. Từ đó làm khách hàng hài lòng, tăng tỷ lệ quay trở lại sử dụng sản phẩm của công ty. Và hơn cả là mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.
Tham khảo thêm dịch vụ Văn phòng giao dịch tại WinPlace
Tổng hợp những kỹ năng chuyên môn cần có khi đi làm

Khi đi làm ở bất cứ đâu hay ngành nghề nào bạn đều cần kỹ năng chuyên môn. Đây là một trong những yếu tố quyết định giá trị của bạn dành cho doanh nghiệp.
Kỹ năng chuyên môn là kiến thức và kỹ năng mang tính học thuật của từng lĩnh vực khác nhau. Đây là kỹ năng được đào tạo thông qua quá trình học tập. Và cần được trau dồi thường xuyên.
Kỹ năng chuyên môn còn giúp tạo điểm nhấn cho CV của bạn. Cũng như mang đến cơ hội nghề nghiệp cạnh tranh hơn. Vậy khi đi làm cần những kỹ năng chuyên môn nào?
Kỹ năng chuyên môn hành chính văn phòng
Đây là kỹ năng cần thiết cho nhiều công việc khác nhau. Liên quan đến các công việc tại doanh nghiệp hoặc tổ chức văn phòng. Các kỹ năng bắt buộc phải có đối đó là:
- Kỹ năng tin học văn phòng, sử dụng thành thạo các phần mềm: Word, Powerpoint, Excel
- Kỹ năng soạn thảo văn bản, thủ tục kinh doanh và giấy tờ hành chính
- Kỹ năng sắp xếp thời gian và lập kế hoạch công việc
- Kỹ năng xử lý thông tin và giải quyết vấn đề
Kỹ năng chuyên môn ngành công nghệ thông tin
Đối với những công việc thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin cần phải có kiến thức sâu rộng về ngành. Ngoài lý thuyết, bạn cần phải có khả năng ứng dụng thực tế tốt. Cụ thể, những kỹ năng chuyên môn của ngành này là:
- Kỹ năng sử dụng máy tính và các phần mềm chuyên sâu liên quan đến công việc
- Kỹ năng lập trình đối với công việc cụ thể
- Kỹ năng nghiên cứu và phân tích dữ liệu
Kỹ năng chuyên môn Marketing
Marketing ngày càng trở thành ngành “hot” được các bạn trẻ theo học và làm việc. Là một Marketer, bạn cần có những kỹ năng chuyên môn sau:
- Sử dụng thành thạo các công cụ làm việc của Marketing
- Kỹ năng sử dụng công cụ nghiên cứu thị trường tốt đối với công việc cụ thể
- Kỹ năng làm việc nhóm và làm việc cá nhân
- Kỹ năng soạn thảo Email
Kỹ năng chuyên môn ngành quản trị kinh doanh
Quản trị kinh doanh được chia thành nhiều lĩnh vực khác nhau. Như quản trị nhân lực, tài chính, hành chính,…Nhìn chung, các kỹ năng chuyên môn cần có đối với ngành quản trị như sau:
- Hiểu biết nhiều về kiến thức kinh tế – xã hội
- Kỹ năng lãnh đạo và quản trị nhân lực tốt
- Kỹ năng xây dựng và hoạch định chiến lược
- Kỹ năng phân tích thị trường theo góc độ đa chiều
Tổng kết
Nói tóm lại, để trở nên “Professional” bạn hãy chú ý đến cách giao tiếp và ứng xử thường ngày. Thêm vào đó, hãy trau đồi kỹ năng cứng và mềm để công việc diễn ra suôn sẻ. Để trang bị cho bản thân thêm những “tips” nơi công sở, xem thêm bài viết tại WinPlace nhé!
Add Comment