Nguyên tắc định khoản Nợ và Có trong kế toán dễ hiểu nhất

nợ và có trong kế toán

Nợ và Có trong kế toán là những kiến thức cơ bản, thuộc chuyên ngành kế toán, kiểm toán. Các khái niệm về bên Nợ, bên Có được dùng trong quản lý, theo dõi những biến động tăng giảm. Cùng tìm hiểu chi tiết khái niệm Nợ và Có, ý nghĩa của định khoản kế toán trong doanh nghiệp.

Yếu tố Nợ và Có trong kế toán

Kế toán là một trong những bộ phận có vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, công ty, tổ chức. Những vấn đề liên quan đến tài chính, nguồn vốn, nghiệp vụ phát sinh đều sẽ được theo dõi và xử lý bởi bộ phận này. Theo đó, mỗi mảng lĩnh vực của kế toán đều sẽ có những hạng mục, khía cạnh chuyên môn đòi hỏi kế toán viên phải nắm rõ.

Một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc giám sát thu chi, phát sinh của các đơn vị là tài khoản kế toán. Trên cơ sở hoạt động đó, mỗi tài khoản đều có những biến đổi tăng giảm khác nhau, theo từng thời điểm. 

Yếu tố Nợ và Có trong kế toán
Yếu tố Nợ và Có trong kế toán

Yếu tố Nợ và Có trong kế toán sẽ được nhân viên kế toán ghi chép lại những tài khoản phát sinh theo quan hệ đối xứng với nhau. Phương pháp này còn được gọi là ghi sổ kép, phải thực hiện ít nhất 2 lần vào ít nhất 2 tài khoản. Tài khoản kế toán Nợ sẽ thể hiện biến động tăng, ngược lại tài khoản Có là biến động giảm.

Nguyên tắc ghi Nợ và Có khi lập định khoản kế toán

Phương pháp ghi sổ kép Nợ và Có trong kế toán là cách phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh lên kế toán có quan hệ đối xứng. Việc ghi sổ kép khi lập định khoản kế toán cần tuân thủ các nguyên tắc. Những điều này được áp dụng theo quy định từ Bộ Tài chính, vì vậy nếu có vi phạm, người thực hiện sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm: 

  • Xác định và ghi chép tài khoản Nợ trước, tài khoản Có sau;
  • Tổng số tiền ghi vào tài khoản Nợ và tài khoản Có phải đồng nhất trong cùng một định khoản;
  • Quy ước cách ghi: bên Nợ và bên Có ghi so le nhau; 
  • Có thể chia định khoản phức tạp thành nhiều tài khoản nhỏ nhưng không được gộp những định khoản giản đơn thành định khoản phức tạp.
nguyên tắc định khoản trong kế toán
Nguyên tắc trong định khoản kế toán

Thêm vào đó, khi nhân viên kế toán thiết lập định khoản kế toán cần phải thực hiện theo quy trình:

  • Xác định những đối tượng kế toán xuất hiện trong mỗi nghiệp vụ tài chính là gì trong mối chứng từ;
  • Xác định biến động tăng giảm của từng đối tượng kế toán;
  • Xác định các tài khoản kế toán được sử dụng;
  • Xác định số tiền ghi Nợ và Có ngành xuất nhập khẩu.

Cách ghi Nợ và Có trong định khoản kế toán

Ghi Nợ và Có trong định khoản kế toán là một trong những nghiệp vụ kinh tế căn bản, bắt buộc kế toán phải nắm vững. Vậy trước hết, chúng ta cần hình dung được định khoản kế toán là gì? Cùng tìm hiểu khái niệm và ý nghĩa định khoản kế toán đối với doanh nghiệp.

Định khoản kế toán là gì? Ý nghĩa định khoản kế toán đối với doanh nghiệp

Định khoản kế toán là việc xác định, ghi chép số tiền của một nghiệp vụ tài chính được phát sinh của bên Nợ bên Có vào tài khoản kế toán. Khi nhân viên ghi chép tài khoản Nợ và Có trong kế toán vào sổ cần phải thực hiện xác minh rõ ràng số liệu. Điều này nhằm tránh những sai sót không đáng có, ảnh hưởng đến hoạt động cũng như nguồn tài chính của đơn vị. 

Định khoản kế toán được chia thành 2 loại là định khoản đơn và định khoản phức tạp. Đối với định khoản giản đơn chỉ giao dịch liên quan đến 2 tài khoản kế toán, còn định khoản phức tạp là từ 3 tài khoản trở lên. Trong quá trình thực hiện, một định khoản phức tạp có thể chia tách thành nhiều định khoản đơn nhưng không thể thực hiện ngược lại. 

Tham khảo thêm bài viết: 3 cách định khoản kế toán

Định khoản kế toán có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp
Định khoản kế toán có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp

Việc định khoản kế toán có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với nhân viên kế toán nói riêng và doanh nghiệp nói chung. Từ những ghi chép số liệu này giúp doanh nghiệp xác định được số tài khoản Nợ và mức chi phí cần phải thanh toán. Thêm vào đó, hỗ trợ doanh nghiệp có cái nhìn khách quan về tình hình phát triển công ty, từ đó đưa ra phương án cải thiện và nâng cao.

Các khái niệm Nợ và Có liên quan

Nợ và Có trong kế toán mang ý nghĩa về mặt quy định trong doanh nghiệp chứ không liên quan tới việc tăng giảm hay thu chi điều gì. Trước khi tìm hiểu nguyên tắc ghi Nợ và Có khi lập định khoản kế toán, chúng ta cần nắm rõ các khái niệm liên quan.

Khái niệm liên quan Nợ và Có trong doanh nghiệp
Khái niệm liên quan Nợ và Có trong doanh nghiệp

– Bên Nợ: Là quy ước chung, biểu thị mang tính tiêu cực, ghi Nợ làm giảm số dư tài khoản ngân hàng và chỉ mang ý nghĩa bên trái. Bên Nợ không có nghĩa là doanh nghiệp đang mang một khoản Nợ nào đó;

– Bên Có: Là quy ước chung, biểu thị tính tích cực, chỉ mang ý nghĩa bên phải. Ghi Có không có nghĩa là doanh nghiệp đang có một số tiền nào đó;

– Tài khoản ghi Nợ: Khi bạn nhận tiền mặt với số lượng đã tăng thì số tiền đó sẽ được ghi vào tài khoản Nợ;

– Tài khoản ghi Có: Ngược lại với tài khoản ghi Nợ, khi bạn chi tiền mặt với số lượng đã giảm thì được ghi vào tài khoản Có.

Quy định tăng giảm tài khoản Nợ và Có

Để đảm bảo định khoản kế toán chính xác, đạt chuẩn bạn cần nắm rõ những quy định tăng giảm tài khoản Nợ và Có. Thực tế, có 9 loại tài khoản kế toán với tính chất ghi Nợ và Có trong kế toán. Cụ thể:

  • Tài khoản loại 1, 2 là tài sản: Loại này biểu thị liên quan đến tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp. Khi có phát sinh tài chính tăng, ghi bên Nợ và Có phát sinh tài chính giảm, ghi bên Có. Bên Nợ bao gồm cả số dư đầu kỳ và cuối kỳ phát sinh;
  • Tài khoản loại 3, 4 là nguồn vốn: Loại này là nguồn hình thành nên tài sản bất kỳ của doanh nghiệp, công ty, đơn vị. Phát sinh nguồn vốn có dấu hiệu tăng thì ghi bên Có, có dấu hiệu giảm thì ghi bên Nợ. Đồng thời, bên Có sẽ bao gồm số dư đầu kỳ lẫn số dư cuối kỳ;
  • Tài khoản loại 5, 7 là doanh thu và thu nhập khác: Đây cũng là một trong những tài khoản thể hiện một cách cụ thể tính tăng giảm của dòng tiền thông qua doanh thu và thu nhập từ các nguồn khác. Khi có phát sinh tăng, nhân viên kế toán sẽ ghi bên Có và có phát sinh giảm, ghi bên Nợ. Sau đó, kế toán viên thực hiện thao tác chuyển vào loại tài khoản 9 để xác định kết quả lãi hoặc lỗ cuối tháng. Đồng thời, dựa vào số liệu này để làm cơ sở cho các loại báo cáo tài chính;
  • Tài khoản loại 6, 8 là chi phí: Với loại tài khoản này, kế toán viên sử dụng để biểu thị mức chi phí cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Khi có phát sinh tăng, ghi bên Nợ và phát sinh giảm, ghi bên Có. Tương tự tài khoản 5, 7, dữ liệu cũng sẽ được chuyển vào tài khoản 9 vào cuối tháng để xác định lại hoặc lỗ;
  • Tài khoản loại 9 là kết quả: Loại này thường xảy ra vào cuối kỳ, biểu thị kết quả chính xác của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Mục đích của tài khoản loại 9 chính là tổng hợp chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh. Đây là tài khoản trung gian để kết chuyển chi phí thể hiện bên Nợ và doanh thu, thu nhập thể hiện bên Có.
Quy định tăng giảm tài khoản nợ
Quy định tăng giảm tài khoản nợ

Nắm rõ nguyên tắc ghi Nợ và Có trong kế toán giúp nhân viên thực hiện công việc một cách thuận lợi, dễ dàng và chính xác. Cũng từ đó, những bạn trẻ đang tìm hiểu về công việc này cũng sẽ có cái nhìn tổng quát hơn về vấn đề. Tích cực học hỏi và rèn luyện để có đủ năng lực, đáp ứng được các yêu cầu nghề nghiệp. 

WinPlace chúc bạn thành công!

Lâm Bảo Anh
Lâm Bảo Anh

Biên tập viên tại Winplace Coworking Space

2 Comments

Add Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài viết liên quan

CitiLight
Chi nhánh quận 1
CitiLight Tower, 45 Võ Thị Sáu, P.Đa Kao, Q.1

Toà nhà văn phòng ngay trung tâm Quận 1

Đem đến hình ảnh chuyên nghiệp, đẳng cấp cho DN

Quy mô: 10.150 m²- 14 tầng

Quản lý chuyên nghiệp từ Savills Việt Nam

jamona
Chi nhánh quận 7
Jamona Heights , 210 Bùi Văn Ba, P. Tân Thuận Đông, Q.7

Toà nhà hiện đại, thuộc khu đô thị ven sông sầm uất, tiện nghi

Không gian làm việc ‘xanh’, ôm trọn view Q.7

Quy mô: 5,768 m²

Gồm 2 blocks – 18 tầng