Doanh nghiệp muốn tổ chức và hoạt động hiệu quả thì cần phải có phòng kế toán. Đây là một phòng ban chịu trách nhiệm ghi chép, thu thập, lưu trữ và xử lý các thông tin tài chính của doanh nghiệp. Bên cạnh việc chịu trách nhiệm về các thông tin tài chính thì chức năng, nhiệm vụ của phòng kế toán bao hàm cả việc quản lý tài sản. Đồng thời, để phòng kế toán hoạt động tốt thì cần phải được tổ chức theo cơ cấu nhất định.
Chức năng của phòng kế toán là gì?
Phòng kế toán nắm giữ chức năng của toàn bộ tình hình tài chính của công ty. Phòng ban này có chức năng như sau:
- Tiến hành thực hiện và hoàn thành những công việc về tài chính, kế toán theo quy định của pháp luật
- Hạch toán đầy đủ chính xác, kịp thời các phần vốn và nợ của doanh nghiệp
- Hạch toán những khoản thu chi hình thành trong quá trình kinh doanh của công ty, hạch toán hiệu quả kinh doanh của công ty trong một giai đoạn nhất định
- Tạo lập những kế hoạch tài chính, kế hoạch kinh doanh của công ty theo từng tháng, quý và năm
- Góp ý và hỗ trợ ban giám đốc về việc chỉ đạo, kiểm tra, quản lý và giám sát quá trình chấp hành chế độ tài chính nội bộ của công ty và nhà nước
- Theo dõi và báo cáo lại với ban giám đốc về sự vận động vốn cũng như những vấn đề liên quan đến vốn góp của công ty
- Kết hợp với các phòng ban khác để quản lý thông tin cũng như tình hình kinh doanh của công ty
- Thực hiện những công việc khác về kế toán theo sự chỉ đạo của cấp trên hoặc Ban Giám đốc.

Nhiệm vụ của phòng kế toán
Để công ty phát triển trong tương lai, chức năng, nhiệm vụ của phòng kế toán rất lớn. Phòng ban này nắm giữ tình hình lợi nhuận cùng với những vấn đề về tài sản trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhiệm vụ tài chính, kế toán
Nhiệm vụ tài chính kế toán chắc hẳn là điều không thể thiếu đối với nhân viên phòng kế toán. Ở nhiệm vụ tài chính kế toán thì mỗi kế toán viên sẽ phải thực hiện những công việc như:
- Xây dựng kế hoạch tài chính theo tháng, theo quý và theo năm phù hợp với kế hoạch sản xuất và kinh doanh của công ty
- Theo dõi việc thực hiện kế hoạch tài chính đã được duyệt trước đó của công ty sau đó đề xuất những biện pháp điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình thực tế của công ty để thực hiện đúng nhiệm vụ đã đề ra
- Tổ chức công tác hạch toán kế toán, thống kê theo đúng quy định của Luật kế toán cũng như phù hợp với mô hình sản xuất kinh doanh của Công ty.

Nhiệm vụ quản lý tài sản, nguồn vốn
Bên cạnh nhiệm vụ về tài chính vì phòng kế toán còn phải thực hiện những công việc liên quan đến quản lý tài sản, nguồn vốn cho công ty. Những nhiệm vụ quản lý tài sản, nguồn vốn bao gồm:
- Xây dựng và trình duyệt phương án về thay đổi cơ cấu vốn, tài sản hoặc điều hòa nguồn vốn trong nội bộ công ty sao cho phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
- Xây dựng và trình bày với ban giám đốc về kế hoạch huy động vốn trung hạn và dài hạn của công ty
- Xây dựng kế hoạch tín dụng để huy động vốn lưu động trong phạm vi pháp luật cho phép để phục vụ cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh của công ty
- Quản lý các loại tài sản, nguồn vốn của Công ty
- Tổ chức kiểm kê định kỳ, phản ánh chính xác và kịp thời tình hình tài sản và đề xuất các biện pháp để xử lý, sử dụng tài sản sao cho hiệu quả nhất.
Nhiệm vụ kiểm soát, kiểm tra nội bộ
Chức năng, nhiệm vụ của phòng kế toán đó chính là kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Với nhiệm vụ này, phòng kế toán sẽ thực hiện những công việc như:
- Tổ chức việc kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành quy chế tài chính ở những bộ phận khác và các đơn vị trực thuộc
- Kiểm tra, quản lý việc sử dụng vốn của các bộ phận trong việc đầu tư
- Kiểm tra và xét duyệt quyết toán cho những bộ phận trực thuộc hoặc các phòng ban phụ thuộc
- Cập nhật những quy định mới của pháp luật về tài chính để triển khai cho các bộ phận khác trong công ty.

Nhiệm vụ quản lý chi phí và phân tích hoạt động kinh tế
Trong nhiệm vụ quản lý chi phí và phân tích hoạt động kinh tế thì cần phải thực hiện những công việc như:
- Tổng hợp giá cả, kết quả sản xuất kinh doanh trên cơ sở báo cáo quyết toán của các phòng ban trong công ty, đơn vị phụ thuộc
- Hạch toán kinh tế đối với những hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
- Thực hiện những báo cáo tài chính, báo cáo kế toán định kỳ của công ty theo đúng quy định của pháp luật hiện hành
- Tổ chức, xây dựng chính sách và thực hiện công tác chống lãng phí theo đúng mong muốn của Công ty, ban giám đốc.
Phối hợp với những bộ phận khác và theo chỉ đạo của Giám đốc
Bên cạnh việc thực hiện trong nội bộ phòng ban thì phòng kế toán còn phải thực hiện những công việc theo chỉ thị của ban giám đốc. Đồng thời, phòng kế toán phải phối hợp với các phòng ban khác thực hiện những công việc như;
- Nghiên cứu, soạn thảo những kế hoạch sản xuất kinh doanh
- Tham gia ký kết những hợp đồng kinh tế
- Giao và triển khai kế hoạch tài chính hàng tháng, hàng năm và hàng quý cho những bộ phận khác có liên quan.
Cơ cấu tổ chức của phòng kế toán như thế nào?
Tùy thuộc vào chức năng, nhiệm vụ của phòng kế toán cùng với quy mô của công ty mà công ty sẽ có các hình thức tổ chức khác nhau. Nhìn chung, phòng kế toán phải có được trưởng phòng cùng với những nhân viên chịu trách nhiệm trong từng mảng khác nhau.
Trưởng phòng kế toán
Trưởng phòng kế toán hoặc kế toán trưởng là một bộ phận trong phòng kế toán. Trường hợp nếu như quy mô công ty lớn thì sẽ có thêm 1 phó phòng kế toán để hỗ trợ các công việc của trưởng phòng. Đây là những người đứng đầu trong bộ phận kế toán và chịu trách nhiệm với những hoạt động với công ty.

Trưởng phòng kế toán sẽ là người chịu trách nhiệm với lãnh đạo công ty trong mọi hoạt động hành chính kế toán. Thông thường, chức vụ này sẽ được bổ nhiệm trực tiếp bởi giám đốc công ty.
Kế toán tổng hợp
Phía dưới của trưởng phòng kế toán đó chính là kế toán tổng hợp. Đây là chức vụ nhận nhiệm vụ xử lý những công việc liên quan đến tài chính của công ty. Đồng thời, kế toán tổng hợp sẽ kiểm soát những công việc một cách tổng quát và có thể hoàn thành tất cả công việc như một kế toán viên thông thường.
Kế toán tổng hợp sẽ thực hiện một số nhiệm vụ như:
- Đào tạo, hướng dẫn những nhân viên mới
- Thu thập, xử lý những thông tin và giải đáp thắc mắc liên quan đến công việc
- Hạch toán, quản lý nợ công cùng với các khoản chi tiêu.
Kế toán thuế
Đây là vị trí chuyên xử lý những vấn đề về thuế như thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc giá trị gia tăng. Nhân viên kế toán thuế sẽ tính những khoản thuế đúng với tình hình của công ty, thực hiện việc khai báo thuế cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Kế toán kho
Với những doanh nghiệp chuyên sản xuất kinh doanh thì sẽ có thêm một vị trí kế toán kho. Đây là vị trí giải quyết những vấn đề liên quan đến kho hàng như kiểm soát hàng xuất, nhập, kiểm tra hàng tồn kho, số lượng hàng hóa có trong kho.
Chức năng, nhiệm vụ của phòng kế toán trong doanh nghiệp rất quan trọng. Bộ phận này kiểm tra tình hình kinh doanh cũng như quản lý tài sản cho công ty. Đồng thời, bộ phận kế toán cũng thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng như kê khai thuế, hạch toán các loại giấy tờ theo đúng quy định của pháp luật.
Liên hệ với Winplace để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất:
Website: www.winplace.com.vn
Fanpage: Winplace Coworking Space
Hotline: 097 631 2066 – 0938 80 90 70
Add Comment