Ngành kế toán học những môn gì? Bí kíp học tốt ngành kế toán

ngành kế toán học những môn gì

Trong những năm gần đây, ngành kế toán trở thành một trong những ngành thu hút được đại đa số giới trẻ hiện nay. Sở dĩ đây là một ngành nghề có cơ hội việc làm cao cũng như mức lương tương đối hấp dẫn. Chính vì vậy, rất nhiều bạn trẻ hiện nay rất quan tâm đến nội dung cũng như những môn học của chuyên ngành kế toán khi bước chân vào cánh cổng Đại học.

Ngành kế toán học những môn gì?

Vậy ngành kế toán phải học những môn gì? Đây là một câu hỏi được các sinh viên lẳn bậc phụ huynh băn khoăn trước khi cho con nộp hồ sơ đăng ký vào các trường Đại học. Vậy gì hãy cùng tìm hiểu thôi nào!

Nếu như bạn được đào tạo tại các trường chính quy trước khi đi vào học các học phần chuyên môn bạn sẽ phải học qua những môn đại cương như Mác Lênin, Lịch sử Đảng… Những môn học này thường sẽ chiếm thời gian khoảng từ 1-2 năm đầu, khoảng thời gian còn lại của 4 năm Đại học mới bắt đầu các môn thuộc chuyên ngành kế toán. Các môn học chính bao gồm:

  • Nguyên lý kế toán;
  • Toán cao cấp;
  • Kinh tế vĩ mô;
  • Kế toán quản trị;
  • Kế toán chi phí và quản trị;
  • Báo cáo tài chính;
  • Kế toán tài chính;
  • Kế toán doanh nghiệp;
  • Xác suất thống kê;
  • Phân tích tài chính
  • Kinh tế luật;
  • Phân tích định lượng;
Sau 2 năm học các môn đại cương sinh viên sẽ được học các môn thuộc chuyên ngành kế toán
Sau 2 năm học các môn đại cương sinh viên sẽ được học các môn thuộc chuyên ngành kế toán

Tìm hiểu chi tiết một số môn học của ngành kế toán

Nguyên lý kế toán

Đây chính là môn học đầu tiên và cũng là có vai trò vô cùng quan trọng với sinh viên ngành kế toán. Thông qua môn này sinh viên sẽ được hiểu rõ hơn về bản chất của kế toán, cách vận dụng các nguyên tắc trong kế toán và tiếp cận các kiến thức như cách định khoản nghiệp vụ, phân biệt tài sản và nguồn vốn…

Kế toán tài chính

Trong môn học này sinh viên sẽ được làm quen với cách hạch toán các loại tài sản cũng như những nghiệp vụ kế toán phát sinh. Sau khi hoàn thành học phần sinh viên sẽ có thể biết cách lập các loại sổ sách, chứng từ và áp dụng các hình thức kế toán phù hợp trong quá trình tác nghiệp.

Kế toán chi phí và quản trị

Với môn này, giảng viên sẽ dạy cho sinh viên các thu thập, phân tích, xử lý và truyền đạt thông tin với ban quản lý. Từ đây sẽ là cơ sở để ban lãnh đạo có thể đưa ra những quyết định về nhân sự cũng như tài chính của công ty trong tương lai.

Kế toán thực hành

Bên cạnh việc thụ đặc kiến thức lý thuyết thì thực hành trong thực tiễn cũng là vấn đề khiến nhiều sinh viên lo lắng. Môn học này sẽ là cơ hội để các sinh viên trải nghiệm trực tiếp tại các công ty, doanh nghiệp. 

Thông qua đây sinh viên sẽ được tập cuer lý các vấn đề phát sinh bằng cách sử dụng các phần mềm kế toán chuyên dụng như: Excel, Misa, Accounting. Song cũng nắm được những nhiệm vụ cơ bản của một kế toán viên trong công ty, doanh nghiệp để linh hoạt ứng biến công việc sau khi tốt nghiệp.

Tìm hiểu thêm về Luật kế toán

Bí kíp học tốt những môn học ngành kế toán

  • Sắp xếp thời gian khoa học, biết ưu tiên những công việc quan trọng làm trước, những công việc ít quan trọng làm sau. Không để dồn quá nhiều bài tập, công việc khi gần đến hạn mới làm.
  • Cố gắng tập trung, siêng năng học tập các môn lý thuyết căn bản của chương trình kế toán như: Nguyên lý kế toán, Kế toán tài chính doanh nghiệp, Kế toán quản trị… Vì đây là những kiến thức vỡ lòng nếu như không nắm chắc từ đầu thì sẽ không thể hiểu và nắm được những kiến thức chuyên ngành sau này.
  • Thường xuyên luyện tập kĩ năng viết và sử dụng sơ đồ tư duy để tổng hợp những kiến thức đã được học trên trường. Giúp cho thông tin được được tóm tắt tổng hợp ngắn gọn, dễ hiểu, dễ tiếp thu và dễ ôn tập.
  • Thành thạo các kỹ năng tin học văn học cơ bản như excel để thực hiện trang tính hay powerpoint để thuyết trình. Bên cạnh đó là các phần mềm kế toán chuyên dụng như: Misa, Fast, Accounting…
  • Có vốn tiếng anh cơ bản về chuyên ngành kế toán để giao tiếp với đối tác/ khách hàng, hiểu được các thuật ngữ thường dùng để đọc và phân tích các tài liệu, báo cáo tài chính trong nước và quốc tế.  
  • Có tinh thần và ý thức tự học. Vốn dĩ môi trường đại học là nơi thầy cô chỉ là những người hướng dẫn còn khả năng tiếp thu và vận dụng của sinh viên có tốt hay không hoàn toàn phụ thuộc vào tinh thần tự học của mỗi người. 

Chính vì vậy sau giờ học, hãy cố gắng dành thời gian coi lại bài,  tìm một số bài tập liên quan để thực hành hoặc thậm chí có thể hỏi anh chị, bạn bè khóa trên để hỏi bài. Thêm vào đó có thể tự tìm hiểu các thông tin, chính sách, luật mới về Kế toán – Tài chính do Nhà nước ban hành để bổ trợ thêm kiến thức cho bản thân.

Kế toán là một ngành khó đòi hỏi sinh viên phải có tinh thần tự học
Kế toán là một ngành khó đòi hỏi sinh viên phải có tinh thần tự học 

Bên cạnh đó, tìm được cho mình một người thầy, một người hướng dẫn giỏi trong nghề cùng là một lợi thế để thành công. Họ sẽ là những người cho bạn những lời khuyên đúng đắn và dạy cho bạn biết những kỹ năng cần thiết để làm nền tảng trong quá trình lĩnh hội kiến thức. Song họ cũng sẽ là người chỉ ra những lỗi sai, đưa ra lời nhận xét và là người cung cấp nguồn động lực tinh thần cho bạn. 

Thời gian học ngành kế toán

Tùy vào các bậc tương ứng mà số năm đào tạo của sinh viên lại khác nhau. Đối với hệ Đại học số năm đào tạo thường lâu hơn khoảng từ 3 năm rưỡi đến 4 năm. Đối với hệ đào tạo Cao đẳng thường khoảng từ 2 năm rưỡi đến 3 năm. Đối với hệ đào tạo Trung cấp là ngắn nhất sẽ thường là 2 năm.

Cơ hội việc làm của sinh viên kế toán sau khi tốt nghiệp

Có thể nói, kế toán là một phòng ban không thể thiếu trong bất kì cơ quan, doanh nghiệp nào từ tư nhân cho đến Nhà nước. Chính vì vậy có thể khẳng định đây là một môi trường có nhiều tiềm năng và tạo ra được nguồn việc làm rộng lớn. Cử nhân kế toán sau khi ra trường sẽ có rất nhiều chọn lựa và dễ dàng xin vào vị trí mình mong muốn.

Tham khảo thêm bài viết: Top 7 trường đại học đào tạo hàng đầu ngành kế toán

Sinh viên kế toán sau khi tốt nghiệp có cơ hội việc làm cao
Sinh viên kế toán sau khi tốt nghiệp có cơ hội việc làm cao

Nghề nghiệp cho sinh viên chuyên ngành kế toán sau khi tốt nghiệp

Sau đây là một số vị trí mà sau khi ra trường bạn có thể ứng tuyển:

  • Xin ở lại giảng dạy chuyên ngành kế toán tại chính trường mình theo học hoặc tại các trường học, trung tâm khác;
  • Nhân viên phụ trách kế toán, kiểm toán;
  • Kiểm soát viên, thủ quỹ;
  • Chuyên viên giao dịch tại các ngân hàng, văn phòng thuế;
  • Chuyên viên môi giới chứng khoán, quản lý dự án;
  • Chuyên viên tư vấn tài chính;
  • Kế toán trưởng, phụ trách kế toán, trưởng phòng kế toán, quản lý tài chính;
  • Thanh tra kinh tế, nghiên cứu hoạch định tài chính;
  • Nhân viên môi giới chứng khoán;
  • Kế toán quản lý kho, kế toán quản lý vật tư.

Môi trường làm việc của sinh viên chuyên ngành kế toán sau khi tốt nghiệp

  • Tư nhân:
  • Các công ty, doanh nghiệp nội địa và quốc tế hoạt động vì mục đích thu lợi nhuận như công ty bảo hiểm, ngân hàng thương mại, 
  • Nhà nước:
  • Các công ty, đơn vị hoạt động phi lợi nhuận như: trường học, bệnh viện, các cơ quan hành chính sự nghiệp…
  • Các đơn vị, cơ quan thuộc quyền quản lý của Nhà nước như: cục thuế, thống kê, kế hoạch đầu tư..
  • Các trường Trung cấp, Cao đẳng, Đại học hoặc các trung tâm đào tạo kế toán.
  • Ngoài ra, đối với những người theo học ngành kế toán và nắm chắc được vốn kiến thức về quản lý dòng tiền cũng như hạch toán chi phí. Sau khi tốt nghiệp trường kế toán hoàn toàn có thể có ý định tự khởi nghiệp thành lập công ty riêng do chính mình làm chủ hoặc làm cho các công ty tư nhân thuộc quyền quản lý của gia đình. 

Hy vọng bài viết vừa rồi sẽ giúp bạn hiểu thêm về công việc kế toán. Mong rằng những ai đang có ý định theo học ngành nghề này sẽ có những thật  trải nghiệm mới mẻ về công việc tương lai của mình. Nếu như bạn thật sự nghiêm túc với công việc này, từ bây giờ hãy hoạch định cho mình những mục tiêu và bắt tay vào chiến đấu với nó.

WinPlace chúc bạn thành công!

Add Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài viết liên quan

CitiLight
Chi nhánh quận 1
CitiLight Tower, 45 Võ Thị Sáu, P.Đa Kao, Q.1

Toà nhà văn phòng ngay trung tâm Quận 1

Đem đến hình ảnh chuyên nghiệp, đẳng cấp cho DN

Quy mô: 10.150 m²- 14 tầng

Quản lý chuyên nghiệp từ Savills Việt Nam

jamona
Chi nhánh quận 7
Jamona Heights , 210 Bùi Văn Ba, P. Tân Thuận Đông, Q.7

Toà nhà hiện đại, thuộc khu đô thị ven sông sầm uất, tiện nghi

Không gian làm việc ‘xanh’, ôm trọn view Q.7

Quy mô: 5,768 m²

Gồm 2 blocks – 18 tầng