Nhiều người đi làm thường quan niệm làm việc hiệu quả là phải multitask. Để gặt hái được kết quả trong thời gian ngắn nhất. Thế nhưng, nhiều nghiên cứu gần đây đã chứng minh ngược lại, multitask không giúp bạn làm việc hiệu quả như bạn nghĩ.
Vậy multitask là gì? Vì sao multitask không giúp chúng ta thành công hơn? Câu trả lời sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Multitask là gì?
Multitask, hay còn được gọi là “làm việc đa nhiệm”, là triển khai nhiều công việc cùng một lúc. Thường với mong muốn hoàn thành nhiều đầu việc trong thời gian ngắn nhất. Nhằm tăng tiến độ công việc nhanh hơn, hoặc để tiết kiệm thời gian hơn.

Chúng ta có thể thấy nhiều ví dụ về multitask trong cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt là ở môi trường công sở. Chẳng hạn như một nhân viên sắp tới deadline đang cặm cụi viết báo cáo và làm slide cùng lúc. Những người làm việc tại nhà thỉnh thoảng sẽ dùng bữa trong lúc gọi huddle để bàn công việc với đội nhóm. Hoặc một số người thường tiết kiệm thời gian bằng cách vừa nghe podcast để tiếp nạp kiến thức trong khi di chuyển đến chỗ làm.
Lợi ích khi Multitask đúng cách là gì?
Làm việc đa nhiệm dường như đã trở thành một nét văn hóa của giới văn phòng. Nhiều người trẻ đề cao việc multitask do tính hiệu quả mà nó mang lại. Dưới đây là một số những lợi ích của multitask mà bạn có thể chưa biết.
Multitask giúp tiết kiệm thời gian
Trong nhiều trường hợp, việc multitask còn được khuyến khích vì nó giúp tiết kiệm thời gian hơn khi làm những tác vụ cồng kềnh. Chẳng hạn như bạn có thể chỉnh sửa bản kế hoạch một cách nhanh chóng ngay trong lúc họp. Thay vì ghi chú feedback vào sổ tay rồi phải chỉnh sửa lại sau đó. Trong khi bạn hoàn toàn có thể chọn cách nhanh hơn rồi dùng thời gian còn lại để làm việc khác.
Multitask giúp tiết kiệm tiền bạc
Những công ty startup thường ưu tiên tuyển dụng những ứng viên có khả năng multitask. Do tài chính hạn hẹp, các nhân viên “đa-zi-năng” có thể đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau. Từ đó tiết kiệm được khá nhiều chi phí thuê nhân sự bên ngoài để thực hiện những công việc đó. Chẳng những vậy, việc này còn giúp công ty dễ quản lý dự án hơn.
Multitask giúp tăng cường hiệu suất
Multitask có thể tăng hiệu suất làm việc nếu như bạn biết thực hiện đúng cách. Những doanh nghiệp có đội ngũ nhân viên biết multitask sẽ giúp công ty năng suất hơn nhiều lần so với công ty đối thủ. Nếu làm việc tại nhà hoặc là freelancer, bạn hoàn toàn có thể cân bằng cuộc sống và công việc khi vừa làm việc vừa dọn dẹp nhà cửa. Sau đó dùng khoảng thời gian tiết kiệm được cho gia đình của mình.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng multitask chỉ có hiệu quả trong những trường hợp thật sự cần thiết. Một số nghiên cứu đã chứng minh về lâu dài, việc biết quản lý thời gian tốt sẽ mang lại hiệu suất làm việc tốt và ổn định hơn cho cả người đi làm và doanh nghiệp.
Multitask liệu có thật sự giúp bạn năng suất hơn?
Bên cạnh những lợi ích kể trên, multitask cũng mang lại nhiều rủi ro khó lường cho chúng ta. Đa phần chúng ta thực sự không biết multitask nghĩa là gì. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng khái niệm multitask mà chúng ta thường biết thực chất là làm việc chuyển đổi liên tục giữa các task. Những rủi ro mà nó mang lại sẽ khiến bạn còn bất ngờ hơn.
Khó tối ưu thời gian
Việc chuyển đổi giữa các task có thể khiến bạn lãng phí thời gian không cần thiết. Dù có thể thời gian chuyển từ làm task này sang task khác không nhiều. Nhưng khi tổng kết lại, bạn có thể đã đánh mất một khoảng thời gian đáng kể mà chính bạn cũng không ngờ tới.

Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 1990 đã kết luận rằng multitask thật ra tốn nhiều thời gian để hoàn thành công việc hơn là khi chúng ta thực hiện từng task một.
Vậy nên dù nhìn qua có vẻ rất hiệu quả, nhưng multitask sẽ chỉ khiến bạn mất thời gian hơn mà thôi. Chưa kể, multitask trong thời gian ngắn sẽ khiến bạn làm việc thiếu nghiêm túc hơn. Từ đó dễ mắc phải nhiều lỗi sai không đáng có.
Tham khảo thêm dịch vụ: Văn phòng giao dịch tại WinPlace
Sức khỏe tinh thần tệ
Quản lý thời gian và làm việc có kế hoạch thường có xác suất thành công cao hơn. Bởi khi đó, bạn có đủ thời gian để kiểm soát tình hình và dự đoán trước kết quả. Từ đó vạch ra những chiến lược phù hợp để tăng khả năng thành công.

Ngược lại, làm việc đa nhiệm nghĩa là bạn đang làm việc không theo kế hoạch. Có thể là để đủ thời gian làm việc khác, hoặc có thể là vì bạn không còn thời gian để xao lãng nữa. Khi đó, mức độ lo âu của bạn sẽ tăng cao vì bạn không biết chắc những gì bạn làm có thành công hay không.
Liên tục multitask sẽ khiến bạn rơi vào vòng lặp lo âu và căng thẳng kéo dài. Từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần theo thời gian. Thậm chí còn khiến bạn mắc phải một số vấn đề tâm lý đáng lo ngại khác.
Khó hòa thuận với đồng nghiệp
Nhiều người đi làm có thói quen trì hoãn công việc để rồi sau đó gấp rút hoàn thành trong thời gian ngắn. Đặc biệt là những người thuộc Gen Z.
Tuy nhiên về lâu dài, thói quen này có thể ảnh hưởng xấu đến hiệu quả công việc của cá nhân họ nói riêng và của cả tập thể nói chung.
Khi làm việc gấp rút như vậy, chúng ta sẽ khó có thể nhận biết được mình đang mắc phải lỗi sai gì. Hoặc nếu có biết thì cũng không có đủ thời gian để ngồi chỉnh sửa lại từng chút một.
Do đó, kết quả làm ra thường không đạt yêu cầu hoặc thậm chí là vô cùng tệ. Đây là cách làm việc thiếu chuyên nghiệp có thể khiến họ bị mất uy tín với đồng nghiệp chung team hoặc với cấp trên.

Ở góc nhìn khác, những người đợi “nước tới chân mới nhảy” sẽ luôn bị cuốn vào guồng quay công việc. Lúc nào chúng ta cũng thấy họ tất bật với task nọ, task kia dù thực chất chẳng có việc gì nên hồn cả.
Dần dà, họ sẽ thường xuyên vắng mặt trong các hoạt động bonding của công ty và trở nên xa cách với đồng nghiệp. Với lý do là họ “quá bận” để tham gia cùng.
Kết luận
Multitask là gì đã được giải đáp. Bạn có đang rơi vào tình trạng này không? Hãy tự kiểm tra và xem xét bản thân mình có nên multitask và đang là cách làm năng suất của bạn. Lựa chọn cách làm việc và khối lượng công việc là của bạn, hãy làm để bản thân cảm thấy thoải mái và đảm bảo sức khỏe.
WinPlace chúc các doanh nghiệp thành công!
Add Comment