Công việc của kế toán thuế doanh nghiệp

mô tả công việc kế toán thuế

Kế toán thuế là một bộ phận quan trọng và không thể thiếu trong mỗi công ty, doanh nghiệp. Vị trí này thực hiện nhiều công việc khác nhau liên quan đến thuế, tiền bạc. Ở bài viết sau đây, chúng tôi sẽ mô tả công việc kế toán thuế cho những ai quan tâm, tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Các công việc chính của kế toán thuế

Với kinh nghiệm của các kế toán thuế có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề thì những bạn nào muốn đảm nhận tốt vị trí công việc của một người kế toán thuế thì điều quan trọng là phải nắm chắc kiến thức và thường xuyên update các luật thuế hiện hành ở Việt Nam và thế giới. Bên cạnh đó, các bạn cũng phải trau dồi thêm nhiều kỹ năng cần thiết để có thể vận dụng khéo léo các thông tư, nghị định về thuế một cách linh hoạt nhất.

Công việc của kế toán thuế doanh nghiệp
Công việc của kế toán thuế doanh nghiệp

Với những doanh nghiệp mới thành lập thì bộ phận kế toán thuế chịu trách nhiệm lập tờ khai thuế môn bài và nộp thuế môn bài cho cơ quan thuế. Mô tả công việc kế toán thuế theo ngày, tháng, quý và cuối năm:

  • Công việc hàng ngày của bộ phận kế toán thuế: tập hợp hóa đơn, chứng từ phát sinh của doanh nghiệp để có thể theo dõi và hạch toán
  • Công việc cuối tháng: Lập báo cáo về thuế GTGT, thuế TNCN và nộp tiền thuế cho cơ quan thuế (nếu có)
  • Công việc hàng quý: Lập báo cáo thuế tháng của quý đó, làm báo cáo quý cho thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân và báo cáo sử dụng hóa đơn.
  • Công việc của kế toán thuế vào cuối năm: Lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế cho tháng cuối năm, báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp quý IV và báo cáo quyết toán thuế thu nhập cá nhân.

Tìm hiểu thêm về Luật kế toán

Trách nhiệm của kế toán thuế trong doanh nghiệp

Sau khi mô tả công việc kế toán thuế theo ngày, tháng quý và năm thì chúng ta sẽ điểm qua những trách nhiệm mà bộ phận này đảm nhận trong doanh nghiệp. Những nhiệm vụ mà kế toán thuế chịu trách nhiệm thực hiện bao gồm:

  • Trực tiếp làm việc với cơ quan thuế khi có phát sinh
  • Chịu trách nhiệm kiểm tra, đối soát hóa đơn thuế giá trị gia tăng với bảng kê thuế đầu vào, đầu ra
  • Kiểm tra và đối chiếu bảng kê khai hồ sơ xuất khẩu trong doanh nghiệp
  • Mỗi tháng, bộ phận kế toán thuế chịu trách nhiệm lập báo tổng hợp thuế GTGT đầu ra của công ty và có sự phân loại theo thuế suất. Bên cạnh đó, kế toán thuế cần phải báo cáo tổng hợp thuế giá trị gia tăng đầu vào của toàn doanh nghiệp theo tỷ lệ phân bổ đầu ra được khấu trừ và đóng chứng từ báo cáo kế toán thuế của toàn công ty.
  • Luôn luôn bám sát và theo dõi toàn bộ ngân sách, tồn đọng ngân sách và hoàn thuế lại cho công ty
  • Phối hợp với bộ phận kế toán tổng hợp để đối chiếu số liệu báo cáo thuế của các cơ sở giữa báo cáo và quyết toán
  • Lập hồ sơ ưu đãi đối với những dự án đầu tư mới và đăng ký đơn vị phát sinh mới hoặc khi có phát sinh thì có thể điều chỉnh
  • Khi có bất kỳ phát sinh nào thì phải lập hồ sơ hoàn thuế
  • Tiến hành lập báo cáo tổng hợp thuế theo định kỳ hoặc phát sinh
  • Tiến hành kiểm tra và rà soát đối với những hóa đơn không hợp pháp đến cơ sở có liên quan
  • Kiểm tra và báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn thuế cho cơ quan cục thuế
  • Lập bảng thống kế danh sách dự trữ và bảo quản hóa đơn thuế giá trị gia tăng theo thời gian, thứ tự để không để tình trạng thất thoát, hư hỏng
  • Luôn update kịp thời các thông tin, chính sách mới về luật thuế liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
  • Luôn cập nhật và theo dõi tình hình sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp
  • Luôn chấp hành các nguyên tắc về bảo mật doanh nghiệp
  • Kiểm tra và đối soát văn bản trả, nhận hàng để có thể điều chỉnh doanh thu báo cáo kịp thời cho cơ quan khi có phát sinh.
Kế toán thuế chịu trách nhiệm làm các công việc về thuế doanh nghiệp
Kế toán thuế chịu trách nhiệm làm các công việc về thuế doanh nghiệp

Tham khảo thêm dịch vụ Văn phòng giao dịch tại WinPlace

Những quyền hạn cơ bản của bộ phận cơ quan thuế doanh nghiệp

Tất cả chúng ta đều biết rằng, kế toán thuế có vị trí, vai trò quan trọng trong doanh nghiệp, công ty. Nếu doanh nghiệp mà không có bộ phận cơ quan thuế thì không thể đi vào hoạt động, sản xuất kinh doanh được. Ngoài mô tả công việc kế toán thế thì bài viết này còn đưa ra những quyền hạn cơ bản của bộ phận cơ quan thuế doanh nghiệp, cụ thể như sau:

  • Kế toán thuế có quyền đề xuất hướng xử lý các trường hợp về hóa đơn cần điều chỉnh hoặc hủy theo quy định của Luật Thuế hiện hành
  • Kế toán thuế có quyền đưa ra nhận xét, đánh giá khi thấy có sự chênh lệch giữa số liệu báo cáo thuế và quyết toán
  • Kế toán thuế được quyền hướng dẫn bộ phận kế toán cơ sở thực hiện công việc kê khai báo cáo thuế theo đúng quy định
  • Đảm nhận các công việc khác có liên quan đến cơ thuế
Quyền hạn của kế toán thuế doanh nghiệp
Quyền hạn của kế toán thuế doanh nghiệp

Như đã nói, kế toán thuế là bộ phận nắm vai trò chủ chốt trong doanh nghiệp. Để trở thành một kế toán thuế chuyên nghiệp thì đòi hỏi các bạn phải tích cực trau dồi các kiến thức và kỹ năng chuyên ngành thật tốt.

WinPlace chúc các doanh nghiệp thành công!

Add Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài viết liên quan

CitiLight
Chi nhánh quận 1
CitiLight Tower, 45 Võ Thị Sáu, P.Đa Kao, Q.1

Toà nhà văn phòng ngay trung tâm Quận 1

Đem đến hình ảnh chuyên nghiệp, đẳng cấp cho DN

Quy mô: 10.150 m²- 14 tầng

Quản lý chuyên nghiệp từ Savills Việt Nam

jamona
Chi nhánh quận 7
Jamona Heights , 210 Bùi Văn Ba, P. Tân Thuận Đông, Q.7

Toà nhà hiện đại, thuộc khu đô thị ven sông sầm uất, tiện nghi

Không gian làm việc ‘xanh’, ôm trọn view Q.7

Quy mô: 5,768 m²

Gồm 2 blocks – 18 tầng