Thành lập công ty theo mô hình Holding

mô hình holding

Công ty Holding cho đến nay vẫn còn là một khái niệm khá mới tại Việt Nam. Vậy mô hình holding là gì; ưu, nhược điểm của mô hình này và thủ tục thành lập công ty holding sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây.

Mô hình holding là gì?

Mô hình holding là cách thức hoạt động mà một công ty mẹ (được gọi là công ty holding) sẽ nắm giữ quyền sở hữu các công ty con. Cụ thể, công ty mẹ thường nắm giữ ít nhất hơn 50% cổ phần của các công ty con. 

Tuy nhiên, công ty mẹ chỉ nắm giữ quyền kiểm soát, giám sát các quyết định quản lý nhưng không trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh của các công ty con. Các công ty con trong mô hình holding trực thuộc tập đoàn hoặc tổng công ty mẹ thường có quyền tự chủ rất lớn về hoạt động sản xuất kinh doanh và lãi – lỗ của chính mình.

Các công ty mẹ thường không tự sản xuất, kinh doanh. Thay vào đó, mỗi công ty con thường hoạt động trong một lĩnh vực riêng biệt khác nhau nhưng mang tính chất bổ trợ cho nhau.

Mô hình holding là gì?
Mô hình holding là gì?

Phân loại mô hình holding

Mô hình holding được phân thành 3 loại chính:

Thứ nhất là mô hình holding thuần túy: công ty mẹ được thành lập với mục tiêu duy nhất là nắm quyền sở hữu và kiểm soát các công ty con. Còn lại, công ty mẹ sẽ không can thiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty con.

Thứ hai, mô hình holding hỗn hợp: Công ty mẹ ngoài việc nắm giữ quyền sở hữu các công ty con, nó còn thực hiện điều hành tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty con.

Thứ ba, mô hình holding trung gian: Một công ty mẹ có thể là công ty con của một công ty mẹ khác. Nghĩa là công ty mẹ nắm giữ quyền sở hữu các công ty con khác, nhưng chính công ty mẹ cũng bị nắm giữ quyền sở hữu bởi một công ty mẹ khác.

Tìm hiểu thêm về Luật doanh nghiệp tại đây

Ưu điểm của công ty holding

Mô hình holding có nhiều điểm ưu việt, đem lại nhiều lợi ích cho cả công ty mẹ và các công ty con:

Quản trị rủi ro

Một trong những lợi ích chính của mô hình holding là quản lý rủi ro. Nếu công ty mẹ thực hiện nhiều giao dịch hoặc có các khoản đầu tư riêng biệt như bất động sản, thì việc chuyển chúng thành các công ty con riêng biệt dưới sự kiểm soát chung của một công ty mẹ nên được xem xét. 

Ưu điểm của công ty holding
Ưu điểm của công ty holding

Theo đó, nếu một công ty con hoạt động kém hiệu quả hoặc mất khả năng thanh toán thì rủi ro tài chính đối với các công ty con khác sẽ không quá lớn vì giữa các công ty con có sự hoạt động độc lập với nhau.

Trong khi đó, nếu công ty mẹ là một công ty duy nhất, tự thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, bao gồm nhiều phòng ban (chứ không chia thành các công ty con) thì chỉ cần một bộ phận hoạt động kém hiệu quả sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ công ty.

Lợi ích về thuế

Ưu điểm lớn thứ hai chính là lợi ích về thuế. Giữa công ty mẹ với các công ty con có thể diễn ra hoạt động chuyển giá và chuyển lợi nhuận về các công ty đặt tại thiên đường thuế.

Cổ tức có thể được chuyển giữa các công ty con và công ty mẹ mà không phải chịu thuế phí. Ngoài ra, khi một công ty sở hữu hơn 10% cổ phần trong một công ty khác và bán những cổ phần đó, thường sẽ không phải trả thuế đối với bất kỳ khoản lãi phát sinh nào.

Các giao dịch cho vay giữa công ty trong nội bộ holding cũng giúp tăng chi phí danh nghĩa của doanh nghiệp, từ đó giảm thu nhập tính thuế của doanh nghiệp và kết quả là giảm số thuế phải nộp.

Tham khảo thêm dịch vụ Văn phòng giao dịch tại WinPlace

Nhược điểm

Nhược điểm lớn nhất của mô hình holding là vấn đề xung đột lợi ích dẫn tới mâu thuẫn nội  bộ. Xung đột lợi ích có thể xuất hiện giữa các cổ đông của công ty mẹ với cổ đông của công ty con. Hoặc xung đột lợi ích giữa các công ty con với nhau.

Các công ty con phải dung hòa giữa mục đích hoạt động vì mục tiêu chung của toàn tập đoàn và mục đích đem lại lợi nhuận cao cho chính công ty con.

Có thể xuất hiện tình trạng cục bộ khi công ty con không dung hòa được hai mục đích này.

Thủ tục thành lập công ty holding

Thủ tục thành lập công ty holding
Thủ tục thành lập công ty holding

Bộ hồ sơ đăng ký thành lập công ty holding bao gồm các giấy tờ sau:

  • Đơn đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp holding;
  • Bản danh sách cổ đông sáng lập dành cho Công ty cổ phần; hoặc danh sách hội đồng thành viên đối với Công ty TNHH 2 thành viên trở lên;
  • Bản thảo điều lệ công ty: cần đảm bảo đủ chữ ký của các cổ đông sáng lập hoặc người đại diện được ủy quyền bởi cổ đông sáng lập (trường hợp là công ty cổ phần); cần đảm bảo đủ chữ ký của các thành viên và người đại diện pháp luật của công ty (đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên).
  • Giấy chứng thực cá nhân photo công chứng (CMND, CCCD)
  • Bản sao CMND/CCCD/ hộ chiếu và các giấy tờ chứng thực cá nhân khác của chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện pháp luật của doanh nghiệp.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, doanh nghiệp tiến hành nộp  hồ sơ đăng ký thành lập công ty holding tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và Đầu tư Tỉnh/ Thành phố tại địa phương mà doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Như vậy, thông qua các ưu điểm và nhược điểm của mô hình holding, nhà đầu tư đã có thể đưa ra quyết định liệu mô hình này có phù hợp với chiến lược phát triển của công ty mình hay không. Đồng thời, qua những thông tin được cung cấp bên trên, nhà đầu tư đã có thể tự tin chuẩn bị hồ sơ và tiến hành thủ tục thành lập công ty holding nhanh chóng.

WinPlace chúc các doanh nghiệp thành công!

Add Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài viết liên quan

CitiLight
Chi nhánh quận 1
CitiLight Tower, 45 Võ Thị Sáu, P.Đa Kao, Q.1

Toà nhà văn phòng ngay trung tâm Quận 1

Đem đến hình ảnh chuyên nghiệp, đẳng cấp cho DN

Quy mô: 10.150 m²- 14 tầng

Quản lý chuyên nghiệp từ Savills Việt Nam

jamona
Chi nhánh quận 7
Jamona Heights , 210 Bùi Văn Ba, P. Tân Thuận Đông, Q.7

Toà nhà hiện đại, thuộc khu đô thị ven sông sầm uất, tiện nghi

Không gian làm việc ‘xanh’, ôm trọn view Q.7

Quy mô: 5,768 m²

Gồm 2 blocks – 18 tầng