Mở cửa hàng có phải đăng ký kinh doanh không? 

mở cửa hàng có phải đăng ký kinh doanh không

Có nhiều cá nhân hoặc tổ chức thắc mắc về vấn đề mở cửa hàng có phải đăng ký kinh doanh không. Thực chất, việc đăng ký kinh doanh là thể hiện văn bản chấp thuận của nhà nước về lĩnh vực hoạt động của cá nhân hoặc tổ chức kinh doanh. Tuy nhiên, trong nội dung văn bản pháp luật cũng đã đề cập đến một số cửa hàng không phải đăng ký kinh doanh.  

Mở cửa hàng có phải đăng ký kinh doanh không

Mở cửa hàng vẫn phải đăng ký kinh doanh, nhưng có một số trường hợp đặc biệt không yêu cầu. Mở cửa hàng là một trong những mô hình kinh doanh mang tính chất cá nhân, hộ gia đình,… Họ là những chủ thể sẽ tham gia vào hoạt động thương mại, tự mình làm hoặc thuê nhân công để thực hiện một số công việc kinh doanh đã được pháp luật cho phép nhằm sinh lợi. 

Mở cửa hàng có phải đăng ký kinh doanh không luôn được quan tâm
Mở cửa hàng có phải đăng ký kinh doanh không luôn được quan tâm   

Theo quy định tại Luật thương mại 2005: “Thương nhân có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trường hợp chưa đăng ký kinh doanh, thương nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật.”

Yếu tố quan trọng xác định mở cửa hàng đăng ký kinh doanh 

Có hai yếu tố quan trọng để xác định được là chủ thể mở cửa hàng có phải đăng ký kinh doanh không, bao gồm: 

  • Dựa vào nghị định 39/2007/NĐ-CP xem có thuộc một trong những trường hợp không phải đăng ký kinh doanh như nghị định đã nêu không. Nội dung nghị định đã quy định về hoạt động thương mại một cách thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh.
  • Dựa vào tính chất và quy mô của loại hình kinh doanh, xem lĩnh vực mình hoạt động có đảm bảo theo quy định của pháp luật  hay không. 

Những trường hợp mở cửa hàng không phải đăng ký kinh doanh 

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP, cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một hoặc một số hay toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải ĐKKD theo quy định của pháp luật về ĐKKD và không gọi là thương nhân theo quy định của Luật thương mại 2005. Cụ thể những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại bao gồm sau đây:

Những trường hợp mở cửa hàng không phải đăng ký kinh doanh
Những trường hợp mở cửa hàng không phải đăng ký kinh doanh

(i) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

(ii) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

(iii) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

(iv) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;

(v) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

(vi) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.

Ngoài ra, theo khoản 2 điều 79 nghị định 01/2021/NĐ-CP cũng quy định về các đối tượng không cần đăng ký hộ kinh doanh như sau:

Theo Điều 79. Hộ kinh doanh

“2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trò trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.”

Có thể thấy, nếu các cá nhân thuộc trường hợp đã được liệt kê ở trên thì không cần phải tiến hành đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, họ vẫn phải đảm bảo các điều kiện theo quy định của pháp luật về vấn đề an ninh trật tự, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường,… Ngoài ra, họ cũng phải tuân thủ theo những quy định của từng địa phương để đảm bảo trật tự đô thị trong quá trình tiến hành kinh doanh. 

Tham khảo thêm dịch vụ Thành lập mới tại WinPlace

Chủ thể kinh doanh mở cửa hàng có trách nhiệm đăng ký kinh doanh  

Đối với những cửa hàng phải đăng ký kinh doanh khi có đủ các yếu tố sau:

  • Địa điểm kinh doanh cố định. Cửa hàng có đặt biển hiệu, có tên.
  • Có người trực tiếp trao đổi/mua bán, thực hiện hoạt động thương mại ngay tại cửa hàng ổn định, thường thường xuyên. 
  • Những trường hợp không thuộc nội dung nghị định 39/2007/NĐ-CP và điều 79. Hộ Kinh doanh. 

Cửa hàng có thể bị phạt nếu không đăng ký kinh doanh theo quy định 

Trong trường hợp những cửa hàng không thuộc điều 3  Nghị định 39/2007/NĐ-CP, nhưng không đăng ký kinh doanh sẽ được coi là vi phạm pháp luật. Những đối tượng này sẽ bị lập biên bản và xử lý vi phạm hành chính. 

Cửa hàng có thể bị phạt nếu không đăng ký kinh doanh theo quy định
Cửa hàng có thể bị phạt nếu không đăng ký kinh doanh theo quy định 

Áp dụng theo khoản 2, điều 6, Nghị định 124/2015 NĐ-CP đã quy định xử phạt mức từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, được thực hiện với những hộ kinh doanh không có giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh mà nhà nước đã quy định. 

Thế nào là đăng ký kinh doanh? Lợi ích cho cửa hàng khi đăng ký kinh doanh 

Mặc dù đã giải đáp được vấn đề mở cửa hàng có phải  đăng ký kinh doanh không. Nhưng hiện nay vẫn có nhiều cá nhân mở cửa hàng để kinh doanh chưa nắm bắt được những điều khoản mà nhà nước đã đưa ra. Đa số họ đều chỉ nghĩ đến việc tìm kiếm một mặt bằng để kinh doanh sản phẩm của mình, giúp công việc kinh doanh thuận lợi hơn. 

Đăng ký kinh doanh là gì 

Đăng ký kinh doanh là sự ghi nhận hoạt động kinh doanh bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền dựa trên pháp lý về sự ra đời của chủ thể kinh doanh. Hoạt động đăng ký kinh doanh của cá nhân tổ chức khi thực hiện hoạt động thương mại nhằm sinh lời. Nếu cá nhân hoạt động thương mại không thuộc diện không bắt buộc phải đăng ký kinh doanh, thì phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh. 

Có thể hiểu, giấy phép đăng ký kinh doanh của đơn vị hoạt động thương mại giống như tờ giấy khai sinh cho mô hình kinh doanh được nhà nước quản lý căn cứ theo những nội dung đã ghi nhận trong giấy phép đăng ký kinh doanh. Ví dụ về một số nội dung là: tên, địa chỉ, số vốn, ngành nghề đăng ký kinh doanh, thông tin người đại diện pháp luật,… 

Việc đăng ký kinh doanh mang đến nhiều lợi ích cho việc mở cửa hàng  

Có nhiều người thắc mắc mở cửa hàng có phải đăng ký kinh doanh không, vì họ cảm thấy điều này không thực sự cần thiết. Tuy nhiên, với sự cạnh tranh trên thị trường và chịu sự quản lý của nhà nước hiện nay, hoạt động này mang đến rất nhiều lợi ích là: 

Đăng ký kinh doanh mang lại lợi ích cho hoạt động của cửa hàng
Đăng ký kinh doanh mang lại lợi ích cho hoạt động của cửa hàng 

Đơn vị hoạt động kinh doanh được nhận sự bảo đảm của nhà nước 

Một đơn vị kinh doanh thực hiện đăng ký kinh doanh có nghĩa là cơ sở đó sẽ tồn tại dưới dạng tổ chức. Mọi hoạt động của họ đều tuân theo quy định của pháp luật. Lúc này, mọi hoạt động kinh doanh của tổ chức đều phải đảm bảo minh bạch và rõ ràng. Đồng thời, quyền lợi của hộ kinh doanh sẽ được bảo hộ bởi pháp luật. 

Khách hàng tin tưởng hơn khi giao dịch với đơn vị được cấp giấy phép kinh doanh 

Khi đã được cơ quan nhà nước cấp giấy đăng ký kinh doanh, hoạt động của doanh nghiệp được công nhận hợp pháp. Đây cũng chính là bằng chứng cho việc cửa hàng kinh doanh chịu trách nhiệm với khách hàng của mình.

Xây dựng lòng tin đối với chủ đầu tư khi có giấy đăng ký kinh doanh 

Ngoài những cửa hàng nhỏ, những cơ sở kinh doanh lớn sẽ luôn cần có một nguồn vốn nhất định. Vì vậy, các nhà đầu tư, cũng là những đối tượng mà đơn vị kinh doanh luôn quan tâm. Hầu như các nhà đầu tư sẽ căn cứ vào giấy tờ đăng ký kinh doanh để kiểm tra mức độ hợp pháp của tổ chức hoạt động thương mại.  

fg368flSfWei8185dwbX7mFNKkqO0C6iaqfLeeyASFaRUaKSWFu

Thể hiện sự tuân thủ theo quy định của pháp luật 

Khi các đơn vị hoạt động kinh doanh tiến hành đăng ký kinh doanh, tức là họ đã hoạt động theo đúng quy định của pháp luật. Việc này sẽ giúp cho các đơn vị này tránh được cách thủ tục xử phạt vi phạm hành chính khi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra giấy phép kinh doanh. 

Như vậy, việc mở cửa hàng có phải đăng ký kinh doanh không phải căn căn cứ và đặc điểm của cửa hàng đó. Văn bản pháp luật đã có những điều khoản loại trừ đối với hình thức kinh doanh không cần phải đăng ký. Vì vậy, bạn có thể dựa vào những thông tin này để xác định xem cửa hàng của mình có phải đăng ký kinh doanh hay không một cách đơn giản hơn. 

WinPlace chúc các doanh nghiệp thành công!

Add Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài viết liên quan

CitiLight
Chi nhánh quận 1
CitiLight Tower, 45 Võ Thị Sáu, P.Đa Kao, Q.1

Toà nhà văn phòng ngay trung tâm Quận 1

Đem đến hình ảnh chuyên nghiệp, đẳng cấp cho DN

Quy mô: 10.150 m²- 14 tầng

Quản lý chuyên nghiệp từ Savills Việt Nam

jamona
Chi nhánh quận 7
Jamona Heights , 210 Bùi Văn Ba, P. Tân Thuận Đông, Q.7

Toà nhà hiện đại, thuộc khu đô thị ven sông sầm uất, tiện nghi

Không gian làm việc ‘xanh’, ôm trọn view Q.7

Quy mô: 5,768 m²

Gồm 2 blocks – 18 tầng