Công văn đăng ký hình thức kế toán của doanh nghiệp, tổ chức là những yêu cầu bắt buộc cần phải có trong bộ hồ sơ đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế ban đầu khi doanh nghiệp mới thành lập. Việc đăng ký hình thức kế toán phải phù hợp với loại hình, ngành nghề của doanh nghiệp và theo đúng mẫu quy định của nhà nước.
Bài viết dưới đây xin giới thiệu cho bạn và doanh nghiệp mẫu công văn đăng ký hình thức kế toán mới nhất hiện nay.
Công văn đăng ký hình thức kế toán là gì?
Trước khi bạn tìm hiểu mẫu công văn đăng ký hình thức kế toán là gì? Bạn hãy cùng chúng tôi tham khảo qua một số khái niệm liên quan đến mẫu công văn đăng ký hình thức kế toán này nhé!
Công văn
Công văn là một trong những loại văn bản hành chính được quy định tại điều 7 Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 5 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ về công tác văn thư. Theo Nghị định này, Công văn là văn bản hành chính được dùng phổ biến trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Các cơ quan nhà nước sử dụng Công văn để làm phương tiện giao tiếp giữa cấp trên, cấp dưới và công dân. Đối với các tổ chức xã hội, doanh nghiệp việc sử dụng công văn trong hoạt động hàng ngày để thực hiện các hoạt động thông tin và giao dịch. Đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của tổ chức xã hội và doanh nghiệp.
Hình thức kế toán
Hình thức kế toán là hệ thống sổ kế toán được sử dụng nhằm mục đích ghi chép và tổng hợp số liệu từ giấy tờ gốc với chứng từ. Các số liệu được sắp xếp theo trình tự và phương pháp lưu trữ cụ thể.

Chế độ kế toán
Chế độ kế toán là những quy định, chỉ dẫn về kế toán đối với một số lĩnh vực hoặc một số công việc cụ thể được cơ quan quản lý nhà nước ban hành về kế toán hoặc tổ chức được cơ quan kế toán nhà nước ủy quyền.Tùy thuộc vào từng loại hình kinh doanh, quy mô của doanh nghiệp mà chế độ kế toán sẽ quy định về hình thức kế toán của doanh nghiệp.

Công văn đăng ký hình thức kế toán
Công văn đăng ký hình thức kế toán có thể hiểu một cách đơn giản là quy định bắt buộc cần phải có trong hồ sơ đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế ban đầu của các doanh nghiệp khi mới thành lập. Do vậy khi đi vào hoạt động doanh nghiệp bạn cần phải sử dụng mẫu công văn đăng ký hình thức kế toán với cơ quan thuế.
Một số giấy tờ cần thiết sau khi các doanh nghiệp đã được cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh như:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp (01 bản sao công chứng);
- Quyết định bổ nhiệm chức vụ Giám đốc, Tổng giám đốc của doanh nghiệp (01 bản dấu đỏ);
- Quyết định bổ nhiệm chức vụ Kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán của doanh nghiệp (01 bản dấu đỏ);
- Giấy chứng minh nhân dân của người đại diện cho doanh nghiệp (01 bản sao công chứng);
- Công văn hoặc bản đăng ký hình thức kế toán của doanh nghiệp (01 bản dấu đỏ);
- Bản đăng ký trích khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp, tổ chức (01 bản dấu đỏ);
- Tờ khai lệ phí môn bài (bản sao đi kèm với xác nhận đã nộp tiền lệ phí môn bài).
Lưu ý: Để tránh tình trạng thiếu sót, đảm bảo bộ hồ sơ được đầy đủ các doanh nghiệp nên liên hệ với cơ quan quản lý thuế trực thuộc để được hướng dẫn cụ thể, chi tiết.
Tham khảo thêm dịch vụ Văn phòng giao dịch tại WinPlace
Các nội dung trong công văn đăng ký hình thức kế toán
Sau đây bài viết xin hướng dẫn cho bạn cách trình bày các nội dung trong mẫu công văn đăng ký hình thức kế toán, có bố cục đầy đủ các phần như sau:
- Quốc hiệu và tiêu ngữ.
- Địa danh (nơi ban hành văn bản: xã/huyện/thành phố/tỉnh) và ngày tháng năm ban hành văn bản.
- Tên cơ quan chủ quản cấp trên và cơ quan ban hành văn bản.
- Tên cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nhận văn bản.
- Số và ký hiệu của văn bản.
- Tên loại (công văn) và trích yếu nội dung văn bản (về việc đăng ký hình thức kế toán).
- Nội dung văn bản.
- Chữ ký và đóng dấu
- Nơi nhận văn bản.
Quy định chế độ kế toán khi doanh nghiệp đăng ký hình thức kế toán
Căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành, các loại hình doanh nghiệp khác nhau sẽ áp dụng hình thức kế toán khác nhau và chế độ kế toán khác nhau. Và phải đảm bảo phù hợp với loại hình, ngành nghề hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể khi đăng ký hình thức kế toán, các doanh nghiệp phải áp dụng chế độ kế toán tuân thủ theo đúng quy định như sau:
Theo nội dung của thông tư 200/2014/TT-BTC, ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ tài chính về hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp.
Thông tư 200/2014/TT-BTC, áp dụng với đối tượng là các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế chủ yếu là doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, nếu các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có nhu cầu và đủ điều kiện về đặc điểm kinh doanh thì có thể áp dụng chính sách kế toán theo thông tư 200/2014/TT-BTC. Những doanh nghiệp này cần có công văn đăng ký chế độ kế toán nhất quán.
Theo nội dung của thông tư 177/2015/TT-BTC, ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Bộ tài chính về hướng dẫn chế độ kế toán đối với bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Thông tư 177/2015/TT-BTC, áp dụng với các đối tượng là bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam, bao gồm cả trụ sở chính của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và các đơn vị trực thuộc.
Theo nội dung của thông tư 133/2016/TT-BTC, ngày 26 tháng 8 năm 2016 của Bộ tài chính về hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa
Thông tư 133/2016/TT-BTC, áp dụng cho các đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa ( bao gồm cả doanh nghiệp siêu nhỏ) thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trừ doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp do nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ.
Theo nội dung của thông tư 107/2017/TT-BTC, ngày 10 tháng 10 năm 2017 của Bộ tài chính về hướng dẫn chế độ kế toán cho đơn vị hành chính sự nghiệp.
Thông tư 107/2017/TT-BTC, áp dụng với các đối tượng là cơ quan nhà nước; đơn vị sự nghiệp công lập, trừ các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư được vận dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định hiện hành; tổ chức, đơn vị khác có hoặc không sử dụng ngân sách nhà nước.
Theo nội dung của thông tư 132/2018/TT-BTC, ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Bộ tài chính về hướng dẫn chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ.
Đối với Thông tư 132/2018/TT-BTC thì đối tượng được áp dụng dành cho các doanh nghiệp siêu nhỏ. Bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo phương pháp tính trên thu nhập tính thuế và phương pháp theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ.
Mẫu công văn đăng ký hình thức kế toán phổ biến hiện nay
Công văn đăng ký hình thức kế toán rất quan trọng và không thể thiếu khi doanh nghiệp mới được thành lập và bắt đầu đi vào hoạt động. Sau đây xin chia sẻ mẫu công văn đăng ký hình thức kế toán mới nhất để các bạn cùng tham khảo:
TỔNG CÔNG TY…. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CÔNG TY ABC Độc lập -Tự do – Hạnh phúc
số:…./….. Hà Nội, ngày….. tháng….. năm 20..
CÔNG VĂN
Về việc đăng ký hình thức kế toán
Kính gửi: Chi cục thuế Quận…
Tên công ty: CÔNG TY ABC.
Địa chỉ: Số ….., đường……, quận/ huyện……, thành phố …., tỉnh….
Mã số thuế: ………………..
Ngành hoạt động: ……………..
SĐT: 0123456789 Email: ……………..
Theo Giấy phép kinh doanh số:…. ngày…tháng…. năm 20.., của Sở Kế hoạch và đầu tư ……
Công ty ABC xin đăng ký sử dụng chế độ kế toán theo các nội dung sau:
- Chế độ kế toán áp dụng: Theo thông tư 132/2018/TT-BTC ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Bộ tài chính về hướng dẫn chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ.
- Hệ thống tài khoản: Theo thông tư 132/2018/TT-BTC.
- Hệ thống chứng từ: Theo thông tư 132/2018/TT-BTC.
- Hệ thống sổ sách: Theo thông tư 132/2018/TT-BTC.
- Hình thức ghi sổ: Nhật ký chung.
- Hệ thống báo cáo tài chính: Theo thông tư 132/2018/TT-BTC.
- Ngôn ngữ trong kế toán: Tiếng Việt.
- Đơn vị tiền tệ trong kế toán: Đồng Việt Nam (ký hiệu quốc gia là “đ”; ký hiệu quốc tế là “VND”.
- Kỳ kế toán áp dụng: Kỳ kế toán năm 12 tháng theo dương lịch.
- Kỳ kế toán năm đầu tiên bắt đầu từ ngày thành lập đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.
- Kỳ kế toán năm tiếp theo: từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.
- Phương pháp khấu hao tài sản cố định: phương pháp trích khấu hao theo đường thẳng.
- Phương pháp đánh giá hàng tồn kho: Theo phương pháp bình quân gia truyền.
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Phương pháp kiểm kê định kỳ.
Xin đề nghị chi Cục thuế….. xem xét chấp thuận./.
Nơi nhận: Người đại diện pháp luật
- Như trên; (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
- Lưu: VT.
Kết luận
Mẫu công văn đăng ký hình thức kế toán rất quan trọng và không thể thiếu khi doanh nghiệp mới thành lập và bắt đầu đi vào hoạt động. Việc đăng ký hình thức kế toán phải phù hợp với loại hình, ngành nghề của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và phải theo đúng mẫu quy định.
Chính vì vậy, việc bạn tìm hiểu và nắm rõ mẫu công văn đăng ký hình thức kế toán là kỹ năng cơ bản và cần thiết. Điều đó không chỉ giúp bạn soạn thảo nội dung công văn theo đúng quy định của nhà nước mà còn đảm bảo cho hoạt động của các doanh nghiệp diễn ra một cách nhanh chóng, dễ dàng và thuận tiện. Từ đó giúp bạn tránh được tình trạng sai sót làm ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
Bài viết trên đây đã hướng dẫn đầy đủ cho bạn về mẫu công văn đăng ký hình thức kế toán mới nhất hiện nay. Đồng thời bài viết cũng làm rõ những nội dung liên quan đến việc đăng ký hình thức kế toán trong cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp. Hy vọng với những nội dung trên sẽ giúp ích được nhiều cho bạn.
WinPlace chúc các doanh nghiệp thành công!
Add Comment