Ngành nghề đăng ký kinh doanh của mỗi doanh nghiệp là một trong những nội dung cần phải kê khai khi đăng ký thành lập. Để lựa chọn được mã ngành đăng ký kinh doanh phù hợp với lĩnh vực lựa chọn, thì doanh nghiệp phải biết cách tra cứu, thủ tục, bổ sung, thay đổi hồ sơ như thế nào. Qua bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Mã ngành nghề đăng ký kinh doanh là gì?
Mã ngành nghề đăng ký kinh doanh là ngành nghề kinh tế được phân theo quy định trong hệ thống ngành nghề kinh tế ở Việt Nam. Tại đây, sẽ tổng hợp tất cả danh mục mã ngành đăng ký kinh doanh để giúp doanh nghiệp tra cứu thuận tiện, chính xác.
Từ đó, giúp nhà nước dễ dàng hơn trong việc quản lý. Đồng thời, tạo tiêu chí riêng cho từng loại hình doanh nghiệp đặc thù.

Hệ thống mã ngành đăng ký kinh doanh ở Việt Nam
Tuỳ thuộc vào hình thức kinh doanh, đăng ký thành lập mà bạn cần chuẩn bị hồ sơ thành lập phù hợp. Trong ngành nghề kinh doanh cũng vậy, ngoài ngành nghề đăng ký bạn còn phải đăng ký thêm mã đăng ký kinh doanh trên hệ thống mã ngành nghề Việt Nam.
Hệ thống mã ngành nghề này được quy định gồm có 5 cấp theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg của chính phủ. Bao gồm những ngành sau:
- Mã ngành cấp 1: Được mã hoá theo bảng chữ cái từ A đến U, bao gồm 21 ngành nghề.
- Mã ngành cấp 2: Được mã hoá bằng 2 chữ số dựa trên mã ngành cấp 1 tương ứng, bao gồm 88 ngành nghề.
- Mã ngành cấp 3: Được mã hoá bằng 3 chữ số dựa trên mã ngành cấp 2 tương ứng, bao gồm 242 ngành nghề.
- Mã ngành cấp 4: Được mã hoá bằng 4 chữ số dựa trên mã ngành cấp 3 tương ứng, bao gồm 486 ngành nghề.
- Mã ngành cấp 5: Được mã hoá bằng 5 chữ số dựa trên mã ngành cấp 4 tương ứng, bao gồm 734 ngành nghề.

Tham khảo thêm dịch vụ Văn phòng giao dịch tại WinPlace
Một số quy định mã ngành đăng ký kinh doanh
Khi đăng ký mã ngành kinh doanh cho doanh nghiệp mới thành lập hoặc thay đổi, bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh thì phải dựa vào các quy định sau.
Đối với ngành nghề đăng ký kinh doanh không có điều kiện
- Doanh nghiệp phải đăng ký mã ngành cấp 4, tiếp đến là bổ sung thêm mã ngành nghề cấp 5 theo đúng quy định.
- Nếu doanh nghiệp muốn ghi rõ hơn mã ngành kinh doanh có thể ghi mã ngành cấp 4. Rồi sau đó liệt kê ra cụ thể các ngành mình đang kinh doanh vào đó.
Đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện
- Doanh nghiệp phải ghi rõ mã ngành nghề đăng ký kinh doanh vào trong văn bản được quy định của ngành nghề đó.
- Đối với ngành nghề đầu tư kinh doanh không có trong danh mục hệ thống ngành nghề kinh tế ở Việt Nam, doanh nghiệp cần ghi rõ mã mã ngành đăng ký kinh doanh.
- Vẫn cho phép kinh doanh nếu ngành nghề không bị cấm và được ghi nhận vào cơ sở dữ liệu kinh doanh quốc gia.
Lưu ý: Những ngành nghề bị cấm bao gồm:
- Kinh doanh chất cấm như ma tuý, hoá chất, khoáng vật…
- Mua bán động vật quý hiếm, hoang dã…
- Kinh doanh dịch vụ đòi nợ, mại dâm
- Kinh doanh các vật liệu nổ

Hướng dẫn cách tra cứu mã ngành đăng ký kinh doanh
Để tra cứu tra cứu ngành nghề đăng ký kinh doanh khi thành lập, các doanh nghiệp có thể tham khảo một số cách cụ thể như sau:
Cách 1: Tra cứu theo nội dung của từng danh mục ngành nghề được quy định tại Quyết định số 27/2022/QĐ-TTg của chính phủ.
Đối với mã ngành cấp 1 thường là những nhóm ngành kinh tế lớn, còn mã ngành cấp 2, 3, 4 là nhóm ngành được quy định chi tiết hơn.
Tuỳ vào lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp có thể thực hiện tra cứu theo thứ tự từng ngành hay rộng hơn đến các nghề nhỏ (cấp 2, 3, 4). Sau đó đưa ra quyết định lựa chọn mã ngành phù hợp.
Cách 2: Tra cứu trên cổng thông tin điện tử quốc gia
Bước 1: Doanh nghiệp cần truy cập vào link:
https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/NganhNghe.aspx
Bước 2: Nhập mã ngành nghề mình hay tên ngành nghề mình muốn tra cứu. Sau đó nhấn nút tìm kiếm.
Bước 3: Ghi ngành nghề kinh doanh doanh, bạn có thể tham khảo cách sau:
- Doanh nghiệp cần lựa chọn ngành nghề kinh tế cấp 4 trong thang bậc hệ thống ngành nghề Việt Nam để điền thông tin vào giấy đăng ký, đề nghị chuyển đổi hình thức kinh doanh.
- Trường hợp đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì ngành nghề kinh doanh được ghi theo quy định tại các văn bản pháp luật quy định ngành nghề đó.
- Trường hợp đối với các ngành nghề kinh doanh không có trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Thì cơ quan có thẩm quyền ghi nhận ngành nghề này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia nếu không bị cấm kinh doanh.
Lưu ý: Doanh nghiệp có thể ghi ngành nghề chi tiết hơn bằng cách ghi ngành nghề cấp 4. Sau đó liệt kê ra những ngành phù hợp với ngành nghề cấp 4 đã chọn.

Những thông tin về mã ngành đăng ký kinh doanh đã được chia sẻ. Đây là một vấn đề quan trọng trong quá trình thành lập công ty của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp cách đặt mã ngành chính xác khi đăng ký thành lập doanh nghiệp thì quá trình thành lập công ty sẽ diễn ra thuận tiện, nhanh chóng.
WinPlace chúc các doanh nghiệp thành công!
Add Comment