Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp được xem là một trong những kỹ năng mềm chiếm đến 75% sự thành bại của chúng ta. Việc rèn luyện kỹ năng lắng nghe là cả một nghệ thuật. Bạn không biết cách lắng nghe đồng nghĩa bạn sẽ giao tiếp kém.
Điều đó vô hình gây ảnh hưởng rất nhiều tới các mối quan hệ xung quanh chúng ta. Do đó việc cải thiện khả năng giao tiếp là vô cùng cần thiết. Trước tiên, cần xác định nguyên nhân khiến bạn lắng nghe không hiệu quả là gì? Và cải thiện chúng qua một số gợi ý trong bài viết dưới đây nhé.
Kỹ năng lắng nghe là gì?
Lắng nghe là một kỹ năng của giao tiếp, bao gồm: lắng nghe, lời nói, lời khen hoặc chê,…Trong đó, việc lắng nghe yêu cầu bạn phải có sự tập trung cao độ, chăm chú. Là quá trình chủ động thấu hiểu để có thể tóm tắt được những gì người nói truyền đạt.
Nhiều người thường bị nhầm lẫn giữa 2 định nghĩa “Nghe” và “Lắng nghe”. Thực chất “Nghe” là quá trình tiếp nhận các âm thành một cách thụ động. Ngược lại “ Lắng nghe” lại là sự chủ động tập trung, mong muốn hiểu được nội dung của người nói. Từ đó, bộ não sẽ phân tích thông tin và đưa ra lời chia sẻ, đối đáp với người đối diện.
Thêm một sự khác nhau giữa 2 thuật ngữ, đó là “Nghe” là một phản xạ, còn “Lắng nghe” lại là một kỹ năng đòi hỏi chúng ta phải có sự rèn luyện trong một thời gian. Trong cuộc sống, việc lắng nghe cực kỳ quan trọng. Không chỉ đối với người thân gia đình mà còn áp dụng trong môi trường làm việc. Người có kỹ năng lắng nghe tích cực thường được mọi người yêu mến, tin tưởng.
Nguyên nhân khiến cho kỹ năng lắng nghe kém
Có kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp tốt thể hiện bạn là một người luôn tôn trọng người khác. Giúp bạn nhận được nhiều sự quý mến từ mọi người và dễ đi đến thành công trong cuộc sống.
Thực tế cho thấy không phải ai cũng nhận thức được tầm quan trọng của việc lắng nghe và thường bỏ qua nó. Và nếu có hiểu được thì người ta cũng khó làm chủ được kỹ năng này. Vậy đâu là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới kỹ năng nghe kém?
Nguyên nhân khách quan
Đầu tiên phải kể đến nguyên nhân khách quan của những tác động bên ngoài vào quá trình giao tiếp làm cho chúng ta mất sự tập trung, việc lắng nghe bị đứt quãng, không liền mạch.
Pha lẫn tạp âm, tiếng ồn
Tiếng ồn, tạp âm thường là rào cản chủ yếu khiến cho cả người nói lẫn người nghe mất sự tập trung. Ví dụ điển hình dễ thấy nhất là trong lớp học. Các bạn học sinh, sinh viên nói chuyện trong giờ thầy cô đang giảng bài.
Không những thiếu sự tôn trọng với thầy cô mà còn làm ảnh hưởng đến các bạn khác đang tập trung lắng nghe, khó tiếp thu bài học.
Chất lượng các công cụ hỗ trợ không tốt
Rào cản khách quan thứ hai sẽ ít hơn tiếng ồn, nhưng vẫn xảy ra chứ không phải hiếm. Các công cụ hỗ trợ như loa, mic, âm thanh,…cũng có vai trò quan trọng không kém.
Trong một buổi lễ lớn như ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, trong lúc đang phát biểu về công ơn to lớn của các thầy cô giáo. Mà bộ phận âm thanh không ổn định hay micro nói tiếng được tiếng mất. Bầu không khí trang nghiêm sẽ trở nên hỗn loạn, ảnh hưởng cả khả năng truyền tải lẫn sự tập trung lắng nghe.

Thời gian không phù hợp để giao tiếp
Thời gian không phù hợp cũng trở thành nhân tố tác động tới kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp. Rõ rệt nhất là trường hợp của các bạn học sinh, sinh viên. Học từ ca 1 bắt đầu lúc 7h cho tới ca 4 của buổi chiểu, tất nhiên là khả năng lắng nghe và tập trung của sinh viên sẽ giảm đi một nửa.
Chưa kể có thể mệt mỏi cộng thêm tâm lý chờ đến giờ ra về cũng một phần ảnh hưởng đến sự tập trung, dẫn tới kỹ năng lắng nghe không cao.
Nguyên nhân chủ quan
Có nhiều rào cản tác động tới kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp, làm quá trình tiếp thu diễn ra không trọn vẹn. Tuy nhiên nguyên nhân chính vẫn là do sự chủ quan của từng cá nhân như thể chất, tâm lý, quan điểm, tính cách,..
Trái quan điểm
Trái quan điểm là rào cản phổ biến nhất làm chúng ta có kỹ năng lắng nghe kém. “9 người 10 ý” vẫn là câu nói quen thuộc. Để giải thích về sự bất đồng trong giao tiếp của con người với con người. Mỗi người đều có ý kiến, tư duy, quan điểm riêng. Có thể đúng với người này nhưng trái ý người khác.
Mặc dù là vậy nhưng khi nghe người khác đưa ra luận điểm trái với ý bản thân. Chúng ta thường sẽ phản bác ngay ý kiến của người đó. Để bảo vệ quan điểm của mình là đúng, lâu dần nó hình thành nên thói quen không tốt và khiến cho kỹ năng lắng nghe của chúng ta giảm rõ rệt.
Tình trạng mệt mỏi, thiếu sự tập trung
Ai cũng sẽ rơi vào tình huống này. Mỗi khi cơ thể mệt mỏi mà bạn buộc phải tập trung lắng nghe một điều gì đó như họp với sếp chẳng hạn. Chắc chắn sự tập trung của bạn sẽ giảm đi một nửa so với bình thường. Và bạn chỉ muốn mau chóng kết thúc thời gian họp.
Tư duy chậm
Kỹ năng lắng nghe tích cực sẽ đi cùng với việc thấu hiểu câu chuyện của người nói. Nó đòi hỏi bạn phải có khả năng tư duy tốt.
Nếu cá nhân bạn không theo kịp nội dung mà người khác truyền tải. Bạn sẽ không theo kịp vấn đề. Và khi bắt đầu không hiểu một điều nhỏ. Bạn sẽ cảm thấy chán và không muốn tiếp tục nghe nữa.
Thiếu sự kiên nhẫn
Kiên nhẫn là điều kiện tối thiểu để bạn tập trung lắng nghe trong các cuộc giao tiếp diễn ra trong thời gian dài.
Bên cạnh đó, để hiểu rõ được ý của người nói, ngoài việc lắng nghe các nội dung mình đã hiểu. Bạn cần phải nắm cả phần thông tin khô khan và khó hiểu nhất. Nếu không có sự kiên nhẫn, bạn sẽ mau chóng bỏ việc lắng nghe và chuyển sang suy nghĩ việc khác.
Đặc biệt ở khía cạnh các bạn học sinh, sinh viên nguyên nhân dẫn tới kỹ năng lắng nghe kém còn hình thành từ các thói quen như: thiếu kiên nhẫn về một vấn đề nào đó, thích nghe chọn lọc, không có mục tiêu cụ thể,…
Các nguyên tắc giúp bạn có được kỹ năng lắng nghe hiệu quả
Ở phần trên, chúng ta đã chỉ ra nhiều rào cản khách quan lẫn chủ quan. Ảnh hưởng trực tiếp tới kỹ năng lắng nghe. Về khía cạnh khách quan mặc dù điều kiện không thuận lợi. Nhưng nếu muốn thì chúng ta vẫn có thể bỏ qua và đạt được kết quả.
Do đó ảnh hưởng lớn nhất vẫn đến từ các rào cản chủ quan. Sau đây là một số nguyên tắc giúp bạn cải thiện và có trong tay kỹ năng lắng nghe hiệu quả hơn.
Tập trung cao độ
Nói thì dễ, nhưng thực hiện lại không hề dễ. Bạn phải tạo tính kỷ luật cho mình bằng cách gạt bỏ hết các việc khác qua một bên. Để tập trung vào các thông tin quý giá mà người nói sắp truyền đạt. Lắng nghe không chỉ với nghĩa đen, mà còn bằng cả trái tim và sự tương tác ánh mắt.
Biết cách phản hồi tích cực
Bạn phải cho người nói thấy được thái độ tích cực, cầu thị của bạn khi lắng nghe câu chuyện của họ. Có thể gợi ý bằng câu nói kiểu như “Vậy ý của bạn là…”, “Sau đó mọi chuyện diễn biến thế nào…”. Điều đó vô tình bạn đang hướng người nói sang chủ đề khác gợi mở hơn. Có thể bản thân họ chưa định đề cập đến.
Bên cạnh đó bạn cũng cần hồi đáp lại những nội dung mà mình nghe được. Việc phản hồi cũng thể hiện bạn là người có kỹ năng lắng nghe tích cực và hiểu câu chuyện. Đồng thời xác nhận lại các thông tin mà bạn tiếp nhận không bị sai lệch. Ngược lại nếu bạn hiểu chưa đúng, người nói sẽ giải đáp chúng bạn nhìn nhận được chính xác và hiểu sâu hơn.
Tuy nhiên có một lưu ý là khi người khác đang nói, bạn không nên suy nghĩ bản thân sẽ đặt câu hỏi gì. Điều đó sẽ làm giảm sự tập trung của bạn. Và không lắng nghe hết được vấn đề người khác đang truyền tải.
Xác định mục đích của việc lắng nghe
Nếu cá nhân bạn không xác định được mục đích hoặc lợi ích của việc lắng nghe. Thì bạn sẽ không có động lực tập trung để tiếp nhận thông tin. Chúng ta sẽ cho phép bản thân bỏ cuộc giữa chừng, đến đâu thì đến.
Do đó trong thâm tâm của mỗi người, chúng ta phải có quan niệm rằng nếu lắng nghe chúng ta không bao giờ thiệt. Và sẽ luôn học được một điều mới mẻ nào đó có thể là: Tiếp thu kiến thức mới, câu trả lời vấn đề mà mình đang thắc mắc, học cách chia sẻ giúp người khác nhẹ lòng hơn,…
Ví dụ như có nhiều bạn sinh viên trong tiết học không muốn lắng nghe. Vì cho rằng điều này mình đã biết. Không cần lắng nghe cũng được, mà các bạn quên rằng kiến thức là vô biên.
Trên đời còn nhiều vấn đề bạn chưa biết hoặc chưa gặp, không có nghĩa là không tồn tại. Những thông tin mà giảng viên cung cấp chưa bao giờ là thừa, vì đó là kinh nghiệm của họ. Rất có ích cho các bạn sau khi tốt nghiệp và bắt đầu đi làm.
Tìm hiểu thêm về phương pháp cải thiện kỹ năng giao tiếp tại đây
Hạn chế cắt ngang lời người khác
Nguyên tắc cuối cùng đó là chúng ta phải biết đặt bản thân vào vị trí người nói. Với thái độ lắng nghe tích cực nhất. Hãy tưởng tượng nếu bản thân mình đang nói mà người khác không có sự tập trung. Lơ là việc lắng nghe hoặc cắt ngang lời mình nói thì bản thân sẽ cảm thấy thế nào?
Qua đó chúng ta sẽ biết cách thấu hiểu cảm xúc người khác. Và không cho phép mình mất tập trung, xen ngang lời nói để đưa ra ý kiến tranh luận của bản thân. Nếu làm được như vậy, người nói sẽ cảm nhận được sự tôn trọng và cổ vũ tinh thần rất lớn.
4 cấp độ của kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp
Qua cách nói của chúng ta việc lắng nghe tưởng như chỉ có 1 cấp độ. Nhưng kết quả của các quá trình nghiên cứu cho thấy có 5 cấp độ lắng nghe như sau:
- Cấp độ 1: Nghe giả vờ
- Cấp độ 2: Lắng nghe chọn lọc
- Cấp độ 3: Lắng nghe chủ động, chăm chú
- Cấp độ 4: Lắng nghe để thấu hiểu
Cấp độ 1: Nghe giả vờ
Là lúc bạn cho rằng những thông tin mình đang nghe là không cần thiết. Nên không muốn tập trung, lắng nghe. Nhưng vì không muốn để người khác biết hoặc vì phép lịch sự. Bạn đã cố gắng tỏ ra bản thân đang nghe.
Có thể bạn đang gật đầu hoặc phản xạ các câu như “Vâng”, “Vậy hả”,… Nhưng thực chất lại không nghe gì cả, mọi thông tin tiếp nhận đều không đọng lại trong suy nghĩ của bạn.
Thường thì ai cũng sẽ rơi vào trường hợp này. Thay vì cố che giấu thì chúng ta thường sẽ thừa nhận sự mất tập trung qua các câu như “Xin lỗi, mình đang mải nghĩ về ý tưởng bạn vừa đề cập, bạn có thể nhắc lại lời nói cuối cùng bạn vừa nói được không”.
Điều này sẽ giúp cho người nói cảm thấy thông tin của họ vẫn quan trọng với bạn. Và bạn muốn khẳng định việc lắng nghe lại lần nữa.
Cấp độ 2: Lắng nghe chọn lọc
Là kiểu nghe phổ biến nhất, có xu hướng lựa chọn các thông tin mà mình thích, quan tâm để lắng nghe. Ngược lại thường sẽ bỏ qua và phân tâm bởi việc khác. Là hình thức lắng nghe đối với đa số mọi người.
Nó không cần nhiều nỗ lực, vì những gì cần nghe sẽ hiện hữu hết trong suy nghĩ của cá nhân chúng ta. Lắng nghe chọn lọc giúp cân bằng giữa việc nói, lắng nghe và xử lý thông tin. Sự tập trung của bạn ở người kia về những gì bạn muốn nghe và cả những điều bạn chuẩn bị nói.
Cấp độ 3: Lắng nghe chủ động, chăm chú
Là cấp độ người nghe sẽ tự nỗ lực tập trung sự chú ý đề lắng nghe và xử lý thông tin hơn là nói.
Người nghe có mục đích lưu giữ thông tin đó và thấu hiểu hoàn toàn. Song song với việc lắng nghe, họ sẽ ghi chú lại các thông tin từ người nói.
Người nghe còn xác nhận liên tục việc họ đang lắng nghe bằng các ngôn ngữ cơ thể hoặc âm thanh. Có sự chủ động rõ rệt bằng cách dùng những câu hỏi để làm rõ, xác minh lại thông tin,…
Cấp độ 4: Lắng nghe để thấu cảm
Là cấp độ cao nhất, không những nghe bằng thính giác. Mà còn cảm nhận bằng cả trái tim để thấu hiểu những thông tin mở rộng người nói không đề cập. Để đạt được trình độ này, bạn cần phải có thời gian dài tập luyện được trạng thái lắng nghe sâu nhất có thể.
Lắng nghe để thấu hiểu là kỹ năng lắng nghe ít sự can thiệp của trí não nhất. Có thể gọi là lắng nghe một cách tự nhiên và sâu. Cả tâm trí của người nghe tập trung hoàn toàn vào người nói. Gần như là không còn nhận thức được về bản thân. Luôn trong trạng thái “hiện diện” cùng người nói.
Mức độ tập trung càng cao thì cấp độ lắng nghe của bạn càng sâu sắc. Và chỉ khi bạn lắng nghe ở mức độ thấu cảm thì mới trở thành kỹ năng, nghệ thuật lắng nghe.
Bài học từ các ví dụ về kỹ năng lắng nghe
Bài học 1: Nói khi thực sự cần thiết
Có 2 bạn kia đang yêu nhau, khoảng 1 tháng nữa là đến sinh nhật của bạn nữ. Nhưng ngày sinh nhật càng đến gần thì người bạn trai lại luôn viện lý do bận, không đoái hoài gì đến ngày sinh nhật đó cả. Thậm chí vào các ngày cuối tuần còn từ chối gặp mặt bạn nữ.
Bạn nữ thật sự thất vọng và nghĩ rằng bạn trai mình đã có người khác. Cho đến ngày sinh nhật, bạn trai đã có một món quà là một con gấu thật to dành tặng bạn gái mình. Bạn nữ rất bất ngờ và vô cùng xúc động. Sau đó bạn nam mới nói vì để có tiền mua quà sinh nhật, bạn nam đã phải làm việc tăng ca liên tục, nên không dành thời gian cho gặp bạn gái.
Bài học ở đây giúp ta hiểu thêm giá trị của chờ đợi và lắng nghe. Đôi khi chúng ta thường dễ dàng nghi ngờ và kết luận về những gì mình cho là đúng. Vì không đủ kiên nhẫn để biết câu trả lời, không ngờ rằng đằng sau đó lại là cả một tình yêu bao la dành cho mình. Do đó, để giao tiếp tốt, việc lắng nghe trong các mối quan hệ xung quanh thật sự rất quan trọng.
Bài học 2: Đừng vội buông lời khi đang nóng giận
Khi bạn đang rất mệt mỏi, trở về nhà sau giờ làm căng thẳng. Tuy nhiên khi trở về nhà, thay vì được yên tĩnh để nghỉ ngơi thì bạn lại bị người thân phàn nàn vì những chuyện nhỏ nhặt. Nếu như ở trạng thái bình thường, bạn sẽ yên lặng nghe theo. Nhưng do đang ở trong trạng thái rất uể oải, không kiềm chế được bản thân. Bạn đã buông những lời không đúng đối với người thân của mình.
Sau đó bạn thấy họ khóc và sáng hôm sau khi nghĩ lại chuyện hôm qua. Bạn lại ước giá như mình chưa nói những lời như thế với người thân của mình. Và rồi bạn tự nghĩ ai là người nấu đồ ăn sáng cho bạn, sau khi trở về nhà ai là người nấu cơm cho bạn ăn. Ai là người giặt đồ cho bạn,…Và rồi bạn thấy hối hận nhưng không cách nào quay trở lại được nữa.

Bài học rút ra: Trong giây phút nóng giận, không giữ nổi bình tĩnh và kiểm soát được cảm xúc của mình. Tốt nhất chúng ta không nên nói ra bất cứ lời nói nào. Có thể khoảnh khắc đó bạn sẽ thấy uất ức, nhưng đổi lại bạn sẽ không hối hận khi buông những lời không đúng dành cho người thân yêu của mình.
Qua 2 bài học trên, chúng ta càng nhận ra được tầm quan trọng của việc lắng nghe trong xã hội hiện nay là vô cùng cần thiết. Lắng nghe là một nhân tố kì diệu giúp bạn xây dựng được nhiều mối quan hệ tốt đẹp.
Hiện nay có nhiều bài giảng kỹ năng lắng nghe với những câu chuyện xoay quanh được chia sẻ trên các diễn đàn, trang mạng xã hội. Đặc biệt là kênh Youtube với các chủ đề nổi bật như bài giảng Kỹ năng lắng nghe của Tâm Việt Group, Làm sao để lắng nghe một cách tích cực? trên kênh 15 phút một ngày, rèn luyện kỹ năng lắng nghe thuộc kênh HTV Kids,…
Tham khảo thêm dịch vụ Thành lập mới tại WinPlace
Vai trò quan trọng của việc lắng nghe
Rèn luyện cho mình kỹ năng lắng nghe tích cực là một việc cần bạn phải bỏ nhiều thời gian và công sức. Không phải tự nhiên mà chúng ta có câu “Nói là bạc, im lặng là vàng, lắng nghe là kim cương”.
Để chúng ta nhận ra được sự quan trọng của việc lắng nghe không phân biệt bất kỳ đối tượng nào, dù lớn hay nhỏ, giới tính nghề nghiệp ra làm sao. Cứ có kỹ năng lắng nghe tốt bạn đã đạt được 1/3 đoạn đường thành công rồi.
Thể hiện sự tôn trọng đối với người nói
Theo nghiên cứu tháp thang đo nhu cầu của con người Maslow thì sự tôn trọng được xếp thứ 5 trong 7 bậc nhu cầu thiết yếu của con người. Nhu cầu được tôn trọng luôn có trong mỗi cá nhân chúng ta, không có bất kỳ sự phân biệt nào. Dù nghèo hay giàu, nghề nghiệp là gì,… Thì mọi người đều có lòng tự trọng, cảm nhận như nhau.
Bản thân chúng ta lắng nghe câu chuyện của người khác bằng sự chân thành. Cũng chính là cách chúng ta tôn trọng họ. Nếu bạn muốn được người khác tôn trọng thì bản thân bạn phải cho đi điều đó trước. Không ai muốn nhận về sự lạnh lùng trong khi họ đã trao đi những yêu thương ấm áp cả.
Đặc biệt khi bạn giữ một vị trí lớn trong công ty dưới vai trò là lãnh đạo thì bạn càng phải có kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp tốt để hiểu và nắm được các ý kiến của cấp dưới mình.
Hạn chế sự xung đột, mâu thuẫn
Khi bạn thật sự chân thành, lắng nghe bằng cả tấm lòng. Chính điều đó sẽ biến thành “dòng nước” xoa dịu “cơn lửa” trong lòng người khác. Ngoài ra, khi họ cảm nhận được sự tôn trọng từ bạn, họ sẽ cởi mở hơn với bạn. Sau đó sẽ từ từ giải quyết các vấn đề theo hướng ổn thỏa nhất có thể.
Giúp các bạn học sinh, sinh viên tiếp thu bài tốt hơn
Bạn có tin rằng chỉ cần 30 phút tập trung lắng nghe thầy cô truyền đạt trên lớp. Về nhà chỉ cần xem sơ lại bạn đã có thể nhớ được kiến thức mà không cần phải học bài không? Thời gian bạn học bài cũ, bạn có thể tìm hiểu và đọc thêm kiến thức mới.
Tiếp cận sự thành công nhanh hơn
Khi có khả năng lắng nghe tốt, bạn sẽ tiếp nhận được nhiều tri thức hơn. Ngoài ra có thể được học hỏi từ những kinh nghiệm của người đi trước, giúp bạn có cái nhìn thấu đáo hơn trong mọi tình huống. Giao tiếp tốt sẽ đưa bạn kết giao được với nhiều mối quan hệ chất lượng. Chỉ cần như thế thôi bạn cũng đủ thành công hơn một số người rồi.
Kết luận
Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp là một “hành trang” không thể thiếu trên con đường chinh phục tri thức và học hỏi kinh nghiệm của tất cả chúng ta. Thói quen lắng nghe sẽ giúp bạn duy trì được nhiều mối quan hệ tốt đẹp. Đồng thời tạo điều kiện cho bạn biết cách thấu hiểu, chia sẻ với mọi người xung quanh.
WinPlace chúc các doanh nghiệp thành công!
Add Comment