Các cá nhân, doanh nghiệp được quyền tự do kinh doanh các ngành nghề theo quy định của pháp luật. Có rất nhiều thắc mắc liên quan đến vấn đề kinh doanh ngành nghề không có trong giấy phép bị xử lý như thế nào. Cùng tìm hiểu các vấn đề liên quan đến kinh doanh ngành nghề không có trong giấy phép.
Giấy phép kinh doanh có tầm quan trọng như thế nào?
Khi muốn kinh doanh bất kì ngành nghề nào, việc đăng ký kinh doanh là điều kiện cần thiết đầu tiên. Nếu doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề không có trong giấy phép sẽ ảnh hưởng đến một số cơ quan, tổ chức nhất định. Giấy phép kinh doanh còn ảnh hưởng đến những đối tượng sau:
Tác dụng của giấy phép kinh doanh với nhà nước
Nhà nước có thể theo dõi chính xác các hoạt động kinh tế, thống kê số lượng các doanh nghiệp mới thành lập khi đăng ký làm giấy phép kinh doanh. Từ đó, kiểm soát tốt hơn nền kinh tế của nước ta giúp đem lại nguồn thu nhập và duy trì được tình hình xã hội.
Việc đăng ký giấy phép kinh doanh còn kiểm soát tốt vấn đề nộp thuế của doanh nghiệp. Nhất là khi các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất, mua bán thực phẩm thì Nhà nước dễ dàng kiểm soát được vấn đề an toàn thực phẩm.
Và các công ty hóa chất thì các vấn đề rủi ro được kiểm soát dễ hơn.
Ngoài ra, việc đăng ký giấy phép kinh doanh, giúp doanh nghiệp được phép cấp các giấy tờ xuất nhập khẩu hàng hóa đủ tiêu chuẩn ra nước ngoài.
Tác dụng của giấy phép kinh doanh với doanh nghiệp
Giấy phép kinh doanh được xem là điều kiện giúp các doanh nghiệp hợp thức hóa hình thức hoạt động kinh doanh. Hoạt động kinh doanh rõ ràng, minh bạch, đem đến lợi ích cho xã hội chứ không phải các ngành nghề ảnh hưởng xấu đến xã hội.
Nếu là một doanh nghiệp uy tín, chuyên nghiệp việc có giấy phép chính là một cách tạo hình ảnh, niềm tin vào các dịch vụ hay sản phẩm của doanh nghiệp. Đó cũng là một phần giúp khách hàng tin tưởng hơn.
Tác dụng của giấy phép kinh doanh với đối tác, khách hàng
Khi doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh thì người tiêu dùng sẽ cảm thấy tin tưởng, an tâm hơn về chất lượng, hay dịch vụ của doanh nghiệp.
Đặc biệt, giấy phép kinh doanh còn là “chìa khóa” giúp doanh nghiệp có cơ hội liên kết với các đối tác lớn, uy tín. Bởi các đối tác chỉ chọn những doanh nghiệp đăng ký hợp pháp. Do vậy, muốn thành công trong lĩnh vực kinh doanh nhất định phải đăng ký giấy phép kinh doanh.

Tham khảo thêm dịch vụ Văn phòng giao dịch tại WinPlace
Một số trường hợp không cần giấy phép kinh doanh khi hoạt động
Theo điều luật quy định thương mại 2022, một số loại hình kinh doanh ngành nghề không có trong giấy phép đa số là các hoạt động nhỏ, cụ thể đó là:
- Các hoạt động buôn bán hàng rong không có địa điểm cố định, thường xuyên thay đổi địa điểm bao gồm cả các hoạt động buôn bán sách, tạp chí, báo.
- Các hoạt động bán vặt không cố định địa điểm, mua bán các vật dụng mặt hàng nhỏ lẻ.
- Các hoạt động bán quà vặt không có địa điểm cố định như bánh kẹo, đồ ăn, nước uống giải khát.
- Các hoạt động buôn bán hàng hóa từ nơi khác theo hình thức bỏ sỉ hay lẽ.
- Các hoạt động nhỏ như bán vé số, rửa xe, đánh giày, giữ xe, vẽ tranh, cắt tóc, sửa chìa khóa…
- Các hoạt động thương mại độc lập không có địa điểm cố định.

Kinh doanh ngành nghề không có trong giấy phép có bị xử lý không?
Hiện nay, Luật doanh nghiệp hiện hành, các doanh nghiệp cần đăng ký ngành nghề kinh doanh mới được quyền kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký. Ngoài ra, khi muốn điều chỉnh, bổ sung hay thay đổi ngành nghề kinh doanh thì các doanh nghiệp phải tiến hành đăng ký với cơ quan có thẩm quyền và thực hiện sửa đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Theo Nghị định 185/2013/NĐ-CP, doanh nghiệp kinh doanh không có trong giấy phép sẽ bị xử phạt hành chính như sau:
- Đối với hoạt động kinh doanh không đúng với ngành nghề, địa điểm, mặt hàng khi đăng ký sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng – 5.000.000 đồng.
- Đối với trường hợp khi tiếp tục kinh doanh khi đã bị đình chỉ giấy chứng nhận đăng ký bởi cơ quan quản lý Nhà nước sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng – 10.000.000 đồng.
- Đối với trường hợp quy phạm từ khoản 1 đến khoản 3 Điều này khi kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hạn chế kinh doanh sẽ bị phạt tiền gấp đôi mức tiền phạt.
- Đối với trường hợp doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ quan Nhà nước sẽ bị phạt từ 10.000.000 đồng – 15.000.000 đồng.
- Trong trường hợp doanh nghiệp cố ý vi phạm nhiều lần, kinh doanh ngành nghề không có trong giấy phép sẽ căn cứ vào mức độ vi phạm về tiến hành xử lý.
Doanh nghiệp sẽ bị xử lý theo pháp luật nêu kinh doanh ngành nghề không có trong giấy phép
Vậy là các không tin liên quan về kinh doanh ngành nghề không có trong giấy phép đã được chia sẻ cụ thể. Hy vọng những ai còn thắc mắc về vấn đề này có thể hiểu rõ hơn, khách quan hơn và sẽ giúp bạn trong vấn đề kinh doanh của mình.
WinPlace chúc các doanh nghiệp thành công!
Add Comment