Hầu hết chúng ta đều thiết lập mục tiêu nhưng lại bỏ cuộc trước khi đạt được nó. Vậy đâu là lý do? Một trong những lý do lớn nhất chính là thiếu sự kiên trì. Vậy kiên trì là gì mà quan trọng đến như vậy? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Kiên trì là gì?

Kiên trì là thái độ nỗ lực, cố gắng, quyết tâm vượt qua thử thách để theo đuổi mục tiêu. Thêm vào đó, kiên trì còn là sự nhẫn nại, bền bỉ, luôn giữ vững ý chí. Sự kiên trì cũng chính là chìa khóa dẫn đến thành công .
Có thể thấy cuộc sống luôn có những thách thức và chông gai luôn chờ đợi. Và thành công cũng không đến một cách ngẫu nhiên và dễ dàng.
Điều chúng ta cần làm là dám đối mặt và kiên trì theo đuổi mục tiêu đến cùng. Như câu tục ngữ: ”Có công mài sắt, có ngày nên kim” là một điển hình cho sự kiên trì.
Bên cạnh đó, kiên trì cũng là một đức tính tốt và phẩm chất đáng quý. Và có ý nghĩa lớn quyết định đến cuộc đời của mỗi người chúng ta. Bởi muốn có thành quả tốt, bạn phải cần nỗ lực và sự bền bỉ.
Vì sao chúng ta cần phải rèn luyện tính kiên trì?
Chúng ta đều biết kiên trì là một đức tính tốt đẹp và cần được phát huy. Thế nhưng, kiên trì có vai trò và giúp ích như thế nào mà chúng ta cần rèn luyện và trau dồi? Cùng tìm hiểu dưới đây nhé!
Kiên trì mở ra những cơ hội tốt

Mỗi công việc, hành động đều là cả một quá trình dài cần sự rèn luyện mỗi ngày. Bạn chắc chắn không thể thành thục ngoại ngữ khi chỉ học một thời gian ngắn rồi bỏ.
Bạn ước mơ trở thành kỹ sư nhưng cơ hội sẽ không mở ra nếu bạn không theo đến cùng. Nên khi bạn muốn làm điều gì, hãy theo đuổi nó đến cùng. Bởi vì cơ hội sẽ đến khi bạn đủ kiên nhẫn và kiên trì.
Chẳng hạn, bạn là sinh viên năm 3 và mong muốn trở thành một Marketer giỏi. Bạn sẽ đạt được mục tiêu khi bạn không ngừng học tập, trau dồi kiến thức và kỹ năng.
Nhờ có sự kiên trì nhẫn nại tập luyện, cơ hội nghề nghiệp sẽ đến. Tất nhiên điều đó cần quá trình phấn đấu rất nhiều.
Những vĩ nhân trên thế giới này cũng thế. Họ kiên trì sau rất nhiều lần thất bại mới trở thành những người thành công. Chris Gardner là một doanh nhân, diễn giả người Mỹ. Và là tấm gương sáng của lòng kiên trì.
Ông từng là một người vô gia cư, bây giờ là một triệu phú chứng khoán. Và quá trình đó đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng nghỉ của ông dù khó khăn vất vả.
Tham khảo thêm bài viết: Làm sao để kiên trì được
Kiên trì giúp chúng ta mạnh mẽ vượt qua khủng hoảng

Trên con đường chinh phục mục tiêu, khủng hoảng và khó khăn chắc chắn sẽ có. Tuy nhiên đây chính là thử thách mà chúng ta phải vượt qua. Nhưng khi vững quyết tâm và không bỏ cuộc thì sẽ tạo ra động lực để vượt qua.
Bạn theo đuổi công việc yêu thích nhưng lại trượt phỏng vấn nhiều lần. Sẽ có nhiều người nản chí, chọn từ bỏ và không tiếp tục làm điều đó nữa. Nhưng khi bỏ cuộc, cơ hội đó chắc chắn sẽ không bao giờ đến.
Ngay cả khi khó khăn hay tuyệt vọng, hãy nghĩ đến công sức bạn đã bỏ ra để tiếp tục phấn đấu. Bởi vì chỉ khi bạn kiên trì, bạn mới có nghị lực và niềm tin để bước tiếp.
Kiên trì mang lại tinh thần tích cực

Việc luôn giữ tinh thần lạc quan và suy nghĩ tích cực cũng là yếu tố quan trọng. Vì bạn cần điều đó để giữ vững ý chí quyết tâm.
Khi vấp ngã hay gặp khó khăn, chính sự kiên trì sẽ vực dậy tinh thần của bạn. Bạn tin tưởng chắc chắn rằng mình sẽ thành công dù đang gặp thử thách lớn.
Chính sự kiên định sẽ mang lại tinh thần tích cực cho bạn. Và chỉ khi lạc quan, bạn mới đủ tinh thần để tiếp tục theo đuổi mục tiêu của mình.
Làm thế nào để rèn luyện đức tính kiên trì?

Mọi chuyện đều cần quá trình rèn luyện mới có thể đạt được, đức tính kiên trì cũng thế. Chúng ta có thể rèn luyện đức tính đó mỗi ngày qua nhiều cách như sau:
Tham khảo thêm dịch vụ: Văn phòng trọn gói tại WinPlace
Xác định ước mơ của mình
Điều đầu tiên cần phải làm chính là phải biết và xác định mình muốn làm gì. Bởi chúng ta không thể đi xa khi không biết mình phải đi đâu. Và ước mơ là “kim chỉ nam” để bạn lên kế hoạch cụ thể từng bước cần phải làm gì. Chúng ta cần phải biết đích đến mới có thể giữ vững quyết tâm và bền bỉ để theo đuổi nó.
Vạch ra mục tiêu cụ thể
Mục tiêu ở đây là những gì bạn muốn đạt được trong một thời gian cụ thể. Việc vạch ra mục tiêu giúp bạn có định hướng rõ ràng hơn. Và giúp bạn nỗ lực trau dồi, sắp xếp thời gian và nguồn lực để đạt được nó.
Bạn có thể đặt mục tiêu ngắn hạn để từng bước đạt được mục tiêu trong dài hạn. Việc này sẽ giúp bạn không cảm thấy nản chí và mệt mỏi. Mà sẽ nỗ lực ngày qua ngày để đạt cái nhỏ trước, sau đó là mục tiêu lớn hơn.
Tự động viên bản thân theo đuổi mục tiêu
Quá trình chinh phục mục tiêu luôn không bằng phẳng. Sẽ có lúc bạn cảm thấy nản lòng và muốn từ bỏ. Sẽ đôi lúc bạn sẽ thấy chỉ có một mình trên hành trình này.
Hãy chấp nhận rằng không phải lúc nào cũng sẽ luôn có người bên cạnh để động viên và cổ vũ bạn. Quan trọng là ở chính bản thân mình. Hãy tự động viên mình vượt qua và không từ bỏ nó. Bạn sẽ ngày càng trở nên kiên định.
Tạo thói quen & lối sống kỷ luật
Việc rèn bản thân vào thói quen và lối sống kỷ luật sẽ giúp ta bám sát theo kế hoạch và định hướng đã vạch ra.
Một người kỷ luật bản thân tốt thường ít khi xao nhãng bởi tác nhân bên ngoài. Họ sẽ không bao giờ đầu hàng hay bỏ cuộc cho dù gặp khó khăn, thử thách. Vậy nên khi sống có kỷ luật, bạn sẽ rèn luyện được tính kiên trì. Vì kỷ luật sẽ “giữ” bạn lại khi có ý định buông bỏ.
Biết trân trọng & yêu thương bản thân
Đôi khi bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, những lúc này hãy dành thời gian cho bản thân nghỉ ngơi. Chỉ khi bạn biết trân trọng và yêu thương chính mình, bạn mới có động lực để làm những việc khác.
Bạn không thể cứ tiếp tục khi bỏ bê bản thân đang kiệt sức. Chắc chắn sẽ dẫn đến việc cảm thấy nản lòng và từ bỏ. Hãy chậm lại và lắng nghe bản thân nhiều hơn. Điều đó sẽ giúp bạn có động lực và tiếp tục kiên trì theo đuổi đam mê.
Những yếu tố khiến chúng ta mất tính kiên trì
Trong mọi chuyện, con người thường có xu hướng bị tác động bởi nhiều nguyên nhân. Cả tác động bên ngoài lẫn bên trong. Vậy thì cụ thể những yếu tố khiến chúng ta mất tính kiên trì là gì?
Hiệu ứng đám đông
Có thể hiểu hiệu ứng đám đông là khi ta bị suy nghĩ và hành động của người khác ảnh hưởng đến mình. Tác động của đám đông sẽ khiến tư duy riêng lẻ của chúng ta bị giảm xuống. Nếu không vững tin vào quyết định của mình, bạn sẽ dễ bị ảnh hưởng từ hiệu ứng đám đông.

Cụ thể, khi bạn quyết định làm một việc khác biệt với nhiều người. Nếu là một người vững vàng, bạn sẽ kiên trì theo nó đến cùng và ngược lại. Sự kiên định sẽ bị lung lay nếu bạn không tin tưởng vào bản thân mình. Hãy xem hiệu ứng đám đông là một nguồn tham khảo ý kiến thay vì đi theo số đông.
Dễ hài lòng
Chúng ta nên công nhận thành quả mình đạt được để lấy động lực tiếp tục cố gắng. Nhưng không có nghĩa là chúng ta luôn thấy hài lòng với bản thân.
Đôi khi sự không hài lòng sẽ thúc đẩy chúng ta kiên định theo đuổi mục tiêu. Bởi khi cảm giác thỏa mãn kéo dài khiến ta cảm thấy hiện tại là đủ. Dẫn đến việc không còn đủ kiên trì để tiếp tục.
Không rõ mình muốn gì
Sự chênh vênh và vô định là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc nản lòng và bỏ cuộc. Khi không rõ mình muốn gì, bạn như đang chạy mà không biết đích đến ở đâu.
Vậy nên cần phải xác định điều mình muốn là gì. Tiếp đến vạch kế hoạch rõ ràng cho bạn thân thì bạn mới có quyết tâm và kiên định để theo đuổi đến cùng.
Kiên trì chính là chìa khóa hữu ích giúp bạn đạt được thành công. Những khi bạn cảm thấy nản lòng thì hãy chậm lại một chút. Miễn là đừng bỏ cuộc bạn nhé!
Tổng kết
Qua bài viết này, bạn đã hiểu kiên trì là gì rồi đúng không nào? Đây là một đức tính cần có ở mỗi người. Vì vậy, chúng ta hãy cứ kiên định, vững vàng tiến đến mục tiêu. Và mọi nỗ lực hôm nay đều sẽ gặt được thành quả xứng đáng. Như Sammuel Johnson nói: “Những thành tựu vĩ đại không được gặt hái bằng sức mạnh mà bằng sự kiên trì”.
WinPlace chúc các doanh nghiệp thành công!
Add Comment