Hướng dẫn cách kế toán xuất nhập khẩu theo thông tư 200 năm 2014 của Bộ Tài chính

kế toán xuất nhập khẩu theo thông tư 200

Ngày nay doanh nghiệp phải áp dụng quy định về kế toán xuất nhập khẩu theo thông tư 200 năm 2014 của Bộ Tài chính. Trong văn bản này hướng dẫn việc ghi sổ kế toán cũng như làm các báo cáo tài chính.
Doanh nghiệp có thể hạch toán thuế xuất nhập khẩu với nhiều hạng mục khác nhau. Cách hạch toán kế toán xuất nhập khẩu theo thông tư 200 giúp doanh nghiệp ghi sổ và làm báo cáo thuận tiện hơn. 

Hạch toán thuế nhập khẩu theo thông tư 200

Trong kế toán xuất nhập khẩu theo thông tư 200 có sự khác biệt giữa việc hạch toán thuế xuất khẩu và nhập khẩu. Đối với thuế nhập khẩu thì cần sử dụng những tài khoản kê khai khác nhau. 

Tài khoản sử dụng trong hạch toán thuế nhập khẩu

Trong Thông tư 200 quy định nhiều loại tài khoản khác nhau sử dụng trong kế toán. Đối với thuế xuất nhập khẩu thì cần sử dụng một tài khoản riêng biệt để kê khai thông tin. Tài khoản mà doanh nghiệp phải sử dụng trong trường hợp này là TK 3333 – chi tiết thuế xuất nhập khẩu. 

kế toán xuất nhập khẩu theo thông tư 200
Tài khoản doanh nghiệp sử dụng là TK 3333 chi tiết thuế xuất nhập khẩu

Tài khoản 3333 được sử dụng để phản ánh vào sổ thuế xuất nhập khẩu. Tài khoản này được dùng để phản ánh thuế đã nộp, đang nộp, còn phải nộp của doanh nghiệp với ngân sách nhà nước. 

Hạch toán thuế nhập khẩu khi nhập khẩu vật tư, hàng hóa, tài sản cố định

Khi nhập khẩu hàng hóa, doanh nghiệp cần phải đóng thuế, bao gồm cả thuế nhập khẩu. Kế toán là người có nhiệm vụ phản ánh giá trị vật tư của hàng hóa, tài sản cố định được nhập khẩu. Số tiền này bao gồm tổng tiền phải thanh toán cho người bán, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), chi phí vận chuyển và thuế bảo vệ môi trường (nếu có). 

Khi đó, kế toán cần hạch toán các thông tin gồm tổng trị giá số hàng nhập khẩu bị tính thuế: Nợ các TK 152, 153, 156, 211, trong đó có:

  • Tiền thuế nhập khẩu: TK 3333
  • Tổng giá trị tiền phải thanh toán: TK 111, 112, 311 (TK 311 là số tiền phải trả cho người bán)
  • Nếu như thuế giá trị gia tăng không được khấu trừ thì phải ghi thêm TK 3331
  • Các loại thuế có yêu cầu phải nộp gồm: TK 3332 (thuế tiêu thụ đặc biệt), TK 33381 (thuế bảo vệ môi trường).

Một vài doanh nghiệp tạm nhập tái xuất thì chịu thuế với các mức khác nhau. Khi đó, doanh nghiệp chỉ cần phải đóng và hạch toán thuế xuất nhập khẩu và ghi TK 3333 là thuế xuất nhập khẩu. 

Tham khảo thêm bài viết: Chuẩn mực kế toán theo thông tư 200

Hạch toán thuế nhập khẩu khi nhập khẩu ủy thác

Khi hạch toán thuế nhập khẩu thì có bên ủy thác và bên giao ủy thác. Bên giao ủy thác phải ghi khoản tiền bán hàng xuất khẩu phải thu từ bên nhận ủy thác.

Ngoài ra, kế toán xuất nhập khẩu theo thông tư 200 bên giao ủy thác sẽ ghi nhận các khoản phí thu hộ phải thu hồi. Những phí này bao gồm phí ngân hàng, phí giám định hải quan, tiền vận chuyển. 

thong tu 200
Bên giao ủy thác ghi nhận nhiều khoản phí

Khi bên nhận ủy thác thông báo về nghĩa vụ nộp thuế, kế toán của doanh nghiệp bên giao ủy thác ghi nhận số thuế nhập khẩu phải nộp. Khi đó, kế toán hạch toán số tiền phải nộp với TK 3333 là tiền thuế xuất nhập khẩu. 

Kế toán phải phản ánh việc giảm nghĩa vụ với ngân sách nhà nước về thuế nhập khẩu. Tuy nhiên, kế toán phải thực hiện điều này chỉ khi nhận được chứng từ nộp thuế của bên nhận ủy thác. Khi đó, bên giao ủy thác phải hạch toán một số khoản tiền trong nợ TK 3333 gồm có các trường hợp sau: 

  • Nếu trả tiền ngay cho bên nhận ủy thác thì phải hạch toán các TK 112, 111
  • Nếu chưa thanh toán tiền thuế nhập khẩu cho bên nhận ủy thác thì phải hạch toán TK 3388
  • Nếu đã ứng số tiền cho bên nhận ủy thác để nộp thuế nhập khẩu thì hạch toán TK 1138 bằng cách số tiền ghi giảm đã ứng.

Hạch toán khi nộp thuế khi được hoàn, giảm

Khi số tiền thuế nhập khẩu vật tư đã nộp được hoàn, giảm thì kế toán phải hạch toán các khoản tiền trong Nợ TK 3333 bao gồm: 

  • Nếu xuất hàng hóa để bán thì hạch toán TK 632 là giá vốn bán hàng
  • Nếu xuất hàng hóa trả lại thì hạch toán TK 152, 153, 156 là trị giá hàng hóa.

Hạch toán xuất khẩu theo thông tư 200

Với những doanh nghiệp chuyên xuất khẩu thì cũng phải thực hiện kế toán xuất nhập khẩu theo thông tư 200 năm 2014 của Bộ tài chính. Tuy nhiên, khác với nhập khẩu, doanh nghiệp phải chú ý về tỷ giá tính doanh thu cùng với thời điểm ghi nhận doanh thu xuất khẩu. 

Lưu ý về thời điểm và tỷ giá tính doanh thu hàng xuất khẩu

Kế toán xuất nhập khẩu theo Thông tư 200 hướng dẫn doanh nghiệp cách ghi nhận sổ sách, báo cáo tài chính. Về thời điểm ghi nhận doanh thu xuất khẩu và tỷ giá tính doanh thu được quy định trong một số các văn bản pháp luật khác của Bộ Tài chính.

Tại Thông tư 119 năm 2014 của Bộ Tài chính, thời điểm để xác định doanh thu để tính thuế xuất khẩu là ngày doanh nghiệp hoàn tất các thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan. 

xác định doanh thu

Thời điểm xác định doanh thu là ngày hoàn tất các thủ tục hải quan

Về tỷ giá tính doanh thu thì sẽ gồm thu nhập và các chi phí. Quy định về tỷ giá tính doanh thu hàng xuất khẩu điểm 3 khoản 4 Điều 2 Thông tư 26 năm 2015 của Bộ Tài chính. Khi đó, tỷ giá doanh thu được tính như sau: 

  • Tỷ giá để hạch toán doanh thu là tỷ giá mua vào tại Ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản
  • Tỷ giá để hạch toán chi phí là tỷ giá bán ra tại Ngân hàng thương mại mà doanh nghiệp mở tài khoản tại thời điểm phát sinh giao dịch thanh toán. 

Cách hạch toán hàng xuất khẩu đối với thuế xuất khẩu theo Thông tư 200

Doanh nghiệp hạch toán kế toán xuất nhập khẩu theo thông tư 200 năm 2014 của Bộ Tài chính vào thời giao dịch. Tuy nhiên, ở thời điểm đó sẽ phát sinh ra hai trường hợp là tách được thuế phải nộp và không tách được thuế phải nộp. Khi đó, doanh nghiệp phải dựa vào hoàn cảnh của mình để hạch toán thuế xuất khẩu sao cho phù hợp. 

Thời điểm giao dịch tách được thuế xuất khẩu phải nộp

Thời điểm giao dịch tách được thuế xuất khẩu phải nộp sẽ thuận lợi hơn cho doanh nghiệp khi hạch toán thuế. Khi đó, kế toán chỉ cần hạch toán doanh thu bán hàng hoặc các mức phí khi cung cấp dịch vụ.

Trường hợp này doanh nghiệp không cần phải hạch toán thuế xuất khẩu. 

thuê xuất khẩu
Nếu tách được thuế xuất khẩu thì không phải hạch toán

Tại thời điểm giao dịch tách được thuế xuất khẩu phải nộp thì kế toán phải hạch toán tổng giá trị thanh toán với nợ các TK 111, 112, 131. Trong đó bao gồm:

  • TK 511 là doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ nhưng không bao gồm thuế xuất khẩu
  • Chi tiết tiền thuế xuất khẩu với TK 3333. 

Thời điểm giao dịch không tách được thuế xuất khẩu phải nộp

Tại thời điểm giao dịch không tách được thuế phải nộp, doanh nghiệp phải hạch toán các khoản tiền bao gồm cả thuế xuất khẩu. Kế toán là người có trách nhiệm phản ánh doanh thu bán hàng của doanh nghiệp và cả thuế xuất khẩu. 

khai thuê xuất khẩu
Nếu không tách được thì phải kê khai cả thuế xuất khẩu

Trường hợp này, kế toán hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ với nợ các TK 111, 112, 131. Trong đó bao gồm TK 511 là doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ bao gồm cả thuế xuất khẩu. 

Bên cạnh đó, kế toán phải ghi nhận các kì giảm doanh thu với việc xác nhận thuế xuất khẩu đã nộp. Khi đó, doanh nghiệp phải hạch toán nợ TK 511 với chi tiết tiền thuế xuất khẩu. Trong đó có TK 3333 là chi tiết tiền thuế xuất khẩu. 

Như vậy, doanh nghiệp cần phải hạch toán, kế toán xuất nhập khẩu theo Thông tư 200 năm 2014 của Bộ Tài chính. Giữa hạch toán thuế nhập khẩu và xuất khẩu tồn tại sự khác biệt với nhiều khoản tiền khác nhau.

Doanh nghiệp có thể dựa vào bài viết trên để hạch toán các thông tin sao cho phù hợp với đơn vị của mình. 

WinPlace chúc bạn và doanh nghiệp luôn thành công.

Add Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài viết liên quan

CitiLight
Chi nhánh quận 1
CitiLight Tower, 45 Võ Thị Sáu, P.Đa Kao, Q.1

Toà nhà văn phòng ngay trung tâm Quận 1

Đem đến hình ảnh chuyên nghiệp, đẳng cấp cho DN

Quy mô: 10.150 m²- 14 tầng

Quản lý chuyên nghiệp từ Savills Việt Nam

jamona
Chi nhánh quận 7
Jamona Heights , 210 Bùi Văn Ba, P. Tân Thuận Đông, Q.7

Toà nhà hiện đại, thuộc khu đô thị ven sông sầm uất, tiện nghi

Không gian làm việc ‘xanh’, ôm trọn view Q.7

Quy mô: 5,768 m²

Gồm 2 blocks – 18 tầng