Tài sản cố định được biết đến là một bộ phận của tư liệu sản xuất và đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như phát triển nền kinh tế quốc dân. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần có bộ phận kế toán quản lý tốt tài sản cố định. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về quy trình kế toán tài sản cố định theo thông tư 200.
Kế toán tài sản cố định theo thông tư 200 cố định là gì?
Trước khi tìm hiểu các thông tin về quy trình kế toán tài sản cố định theo thông tư 200, chúng ta cần hiểu được kế toán tài sản cố định là gì? Kế toán tài sản cố định được hiểu đơn giản là các nghiệp vụ của người kế toán liên quan đến tài sản cố định.

Theo các quy định hiện hành về việc quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp, mọi tài sản cố định trong doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ riêng. Bộ hồ sơ bao gồm:
- Biên bản giao nhận Tài sản cố định
- Hợp đồng
- Hoá đơn mua TSCĐ và các chứng từ
- Một số giấy tờ khác liên quan
Bên cạnh đó, mỗi Tài sản cố định đều phải được phân loại, đánh số và có thẻ riêng, được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi Tài sản cố định và được phản ánh trong sổ theo dõi tài sản cố định. Đồng thời, mỗi tài sản cố định phải được quản lý theo số hao mòn luỹ kế, nguyên giá và giá trị còn lại ghi trên sổ sách kế toán.
Ngoài ra, các doanh nghiệp còn có tài sản cố định không dùng đến hay chờ thanh lý nhưng chưa chiết khấu hao. Đối với tài sản này thì doanh nghiệp phải thực hiện quản lý, bảo quản.
Tham khảo thêm bài viết: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo thông tư 200
Công việc kế toán tài sản cố định trong doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp cần phải có bộ phận thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, hạch toán tài sản. Do vậy, người làm kế toán tài sản cố định trong doanh nghiệp có nhiệm vụ thực hiện các công việc sau:
- Nhiệm vụ quản lý và theo dõi số lượng tài sản cố định để tránh bị thất thoát tài sản doanh nghiệp bằng cách mở thẻ tài sản cố định
- Nhiệm vụ lập biên bản kê khai Tài sản cố định nhằm mục đích xác định số lượng. Tuy nhiên, tùy vào tính chất của tài sản cố định mà có thể quy định kiểm kê đột xuất hoặc vào cuối năm.
- Nhiệm vụ trích khấu hao đầy đủ chi phí vào các bộ phận liên quan khác của những tài khoản tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh
- Đối với bộ chứng từ của tài sản thì phải được lưu tại thẻ tài sản cố định vì còn phục vụ cho nhiều năm.
- Đối với việc bàn giao tài sản cố định cho bộ phận nào thì cần phải có biên bản bàn giao để dễ dàng quản lý tính hiện hữu của tài sản

Tổng quan về chế độ kế toán doanh nghiệp hiện nay
Chế độ kế toán đối với doanh nghiệp rất quan trọng, tuy nhiên có rất nhiều người chưa hiểu rõ về vấn đề này. Đặc biệt, khi tìm hiểu về kế toán tài sản cố định theo thông tư số 200 thì không thể bỏ quan các kiến thức này.
- Đối tượng áp dụng là tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực và mọi thành phần kinh tế. Đối tượng này không phân biệt vi mô doanh nghiệp
- Chuyển đổi báo cáo tài chính từ ngoại tệ sang VND: Các khoản nợ phải trả hay tài sản đều phải được quy đổi ra Đồng Việt Nam dựa trên tỷ giá giao dịch thực tế cuối kỳ (Đây là tỷ giá chuyển khoản của một ngân hàng thương mại mà doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch tại thời điểm báo cáo)

Tài khoản kế toán
Tài khoản kế toán tài sản cố định theo thông tư số 200 được quy định rõ theo từng đề mục quy định cụ thể. Theo đó, tài khoản kế toán gồm các nội dung sai:
- Kế toán tiền: Vàng, tiền tệ đã được phản ánh trong tài khoản 1113, 1123 là vàng được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ cất trữ giá trị không bao gồm các loại vàng đã được phân loại là vàng tồn kho mà được sử dụng với mục đích chức năng là nguyên vật liệu để sản xuất hàng hoá hay các sản phẩm để bán
- Kế toán phải thu khác và các tài sản cầm cố, ký quỹ, thế chấp, ký cược đã được phản ánh các tài khoản cầm cố, ký quỹ, ký cược, thế chấp vào TK 244
- Kế toán hàng tồn kho: danh mục hàng tồn kho của công ty, doanh nghiệp bao gồm cả hàng hoá được lưu giữ tại kho bảo thuế của công ty, doanh nghiệp
- Phải nộp, phải trả khác và các tài khoản nhận ký cược, ký quỹ tại thông tư 200 gồm: Bảo hiểm thất nghiệp đã hạch toán vào tài khoản 3386; các khoản nhận ký cược, ký quỹ hạch toán vào Tk 344; phải trả về cổ phần hạch toán vào tài khoản 3385
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái: Ở giai đoạn trước hoạt động của doanh nghiệp thì Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có thực hiện các công trình, dự án trọng điểm quốc gia gắn với các nhiệm vụ an ninh quốc phòng và ổn định nền kinh tế vĩ mô bao gồm:
- Trong trường hợp phát sinh lãi tỷ giá thì có số dư cuối kỳ kế toán
- Trong trường hợp phát sinh lỗ tỷ giá phải có số dư nợ cuối kỳ kế toán
- Các tài khoản liên quan đến việc trích lập và sử dụng Quỹ: Tại thông tư 200 quy định riêng các tài khoản dùng để ghi nhận việc trích lập và sử dụng quỹ mà thuộc nguồn vốn chủ sở hữu từ tài khoản 414 đến tài khoản 466
- Các khoản giảm trừ doanh thu: thì sẽ được hạch toán vào tài khoản 521
Báo cáo tài chính
Như chúng ta đã biết, báo cáo tài chính dùng để cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh,… Đối với kế toán tài sản cố định theo thông tư 200 thì gồm các mục sau:
Hệ thống báo cáo tài chính năm áp dụng cho doanh nghiệp, công ty đáp ứng giả định hoạt động liên tục, bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán theo mẫu số B 01 – DN
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo mẫu số B 03 – DN
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo mẫu số B 02 – DN
- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính theo mẫu số B 09 – DN
Hệ thống báo cáo tài chính năm áp dụng dành cho các doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục, bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán áp dụng đối với các doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục theo Mẫu B01/CDHĐ – DNKLT
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp áp dụng đối với các doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục theo Mẫu B02/CDHĐ – DNKLT
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ áp dụng đối với các doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục theo Mẫu B03/CDHĐ – DNKLT
- Thuyết minh Báo cáo tài chính áp dụng đối với các doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục theo Mẫu B09/CDHĐ – DNKLT
Nơi nộp báo cáo tài chính
Khi kế toán doanh nghiệp hoàn thành bản báo cáo tài chính thì phải nộp vào các cơ quan về tài chính, bao gồm:
- Cơ quan tài chính
- Cơ quan thống kê
- Cơ quan thuế
- Cơ quan đăng ký kinh doanh
- Doanh nghiệp cấp trên
- Ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp hay khu công nghệ cao nếu được yêu cầu
Phân loại tài sản và nợ phải trả
Tài sản và các khoản nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán phải được trình bày thành hai thành phần ngắn hạn và dài hạn; Trong từng phần ngắn hạn và dài hạn, các chỉ tiêu sẽ được sắp xếp theo tính thanh khoản giảm dần.
Các khoản doanh thu,thu nhập, chi phí của các kỳ trước có sai sót làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và lưu chuyển tiền phải được điều chỉnh hồi tố, không điều chỉnh vào kỳ báo cáo.
Tái Phân loại tài sản và nợ phải trả:
Doanh nghiệp phải tái phân loại tài sản dài hạn và nợ phải trả dài hạn thành tài sản ngắn hạn và nợ phải trả ngắn hạn.
Đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ: Đánh giá lại theo tỷ giá thực tế tại thời điểm báo cáo như bình thường
Trên đây là các thông tin chi tiết về kế toán tài sản cố định theo thông tư 200. Hy vọng, những kiến thức về kế toán mà chúng tôi chia sẻ ở bài viết thực sự hữu ích cho các bạn.
WinPlace chúc các bạn thành công!
Add Comment