Kế toán – tài chính là một trong những phòng ban quan trọng, có vị trí chủ chốt hàng đầu của doanh nghiệp. Trong đó, nhân sự của phòng này cũng bao gồm nhiều vị trí khác nhau.
Vậy hãy cùng tìm hiểu về kế toán quản trị là gì? Những nhiệm vụ, công việc cụ thể của chức vụ này ra sao? Từ đó, bạn sẽ tự có cho mình sự chuẩn bị tốt nhất, đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Vị trí kế toán quản trị là gì đối với doanh nghiệp?
Với tình hình phát triển mạnh mẽ cùng quy mô ngày càng lớn mạnh của các công ty, doanh nghiệp hiện nay đòi hỏi đội ngũ kế toán có chuyên môn cao. Theo đó, phòng ban này sẽ được phân chia thành những nhánh/mảng công việc riêng biệt. Mỗi cá nhân đảm nhận một vị trí khác nhau, thực hiện các nhiệm vụ riêng nhưng có mối liên kết mật thiết, sẵn hàng hỗ trợ lẫn nhau.
Đối với mảng kế toán chuyên môn, nắm giữ vai trò vận hành hoạt động tài chính của doanh nghiệp, chúng ta có chức vụ kế toán quản trị. Đây là một nhánh mới của ngành, vì vậy khá nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ kế toán quản trị là gì.

Đúng như tên gọi của vị trí này, họ không những thực hiện các nhiệm vụ của một kế toán thông thường mà còn làm công tác quản trị doanh nghiệp. Đồng thời, người này phụ trách công việc kiểm soát, thu thập thông tin, thực trạng tài chính của đơn vị. Đây sẽ là chức vụ có tầm quan trọng hàng đầu đối với tình hình kinh tế đầy biến động hiện nay.
Một kế toán quản trị có năng lực sẽ như “viên ngọc sáng” của doanh nghiệp. Theo đó, những thông tin tài chính và phi tài chính sẽ luôn được họ cập nhật một cách đầy đủ và nhanh chóng nhất.
Không chỉ riêng làm việc thông qua sổ sách, giấy tờ, chứng từ, kế toán quản trị còn là nguồn cung thông tin chính xác. Từ đó, họ giúp ban lãnh đạo điều hành, quản lý và đưa ra những phán quyết quan trọng cho doanh nghiệp.
Nhiệm vụ của kế toán quản trị là gì?
Kế toán quản trị sẽ đề cao và đặt công tác quản lý lên hàng đầu. Thông qua đó, họ sẽ nhanh chóng nắm bắt được thông tin liên quan, từ đó phân tích và đánh giá, áp dụng cho công cuộc phát triển doanh nghiệp, công ty.
Người làm ở vị trí này còn có nhiệm vụ theo dõi và kiểm tra ngân sách của doanh nghiệp. Từ đó, đánh giá và nhận định được tình hình, hoạch định phương hướng hoạt động cũng như tiềm năng hợp tác, đầu tư. Nắm bắt và xử lý thông tin tài chính cũng là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của kế toán quản trị.

Ngoài ra, họ cũng sẽ có trách nhiệm đối với các nhân viên cấp dưới của mình. Đây là người trực tiếp dõi theo và kiểm tra công việc của phòng ban mình quản lý.
Mức lương của kế toán quản trị
Có thể nói, những mảng công việc liên quan đến kế toán – tài chính đều có mức lương khá tốt. Điều này cũng chính là điểm thu hút các bạn trẻ đến với nghề này. So với mặt bằng chung của kế toán viên, vị trí kế toán quản trị có mức lương cao hơn. Hiện tại, con số trung bình dao động từ 12 triệu đến 17 triệu.

Ngoài mức lương cố định, kế toán quản trị cũng sẽ nhận được các chế độ chính sách và ưu đãi của doanh nghiệp dành cho công nhân viên. Có thể kể đến các loại bảo hiểm, đãi ngộ lễ tết… Ngoài ra, với những ứng viên làm việc tại các doanh nghiệp có quy mô lớn hoặc doanh nghiệp nước ngoài, chế độ lương hoàn toàn có thể đạt tới con số 20 triệu hoặc 25 triệu.
Yêu cầu kế toán quản trị
Đây là một trong những mảng công việc kế toán khó, yêu cầu nghề nghiệp cao. Ngoài những kỹ năng, kiến thức chung về ngành cũng như phẩm chất đạo đức, bạn cần đáp ứng được những yêu cầu riêng biệt.
Vậy trước hết, phẩm chất đạo của kế toán quản trị là gì? Tính trung thực, liêm chính, rõ ràng, minh bạch là điều tối thiểu. Ngoài ra, cần đảm bảo rằng bạn không có ý định hoặc bất cứ ý nghĩ không chính đáng nào đối với nguồn tiền, tài chính của doanh nghiệp.
Tiếp đó, để trở thành một kế toán quản trị, bạn cần nắm vững kiến thức về kinh doanh, hoạt động và quy trình sản xuất. Đồng thời, những kiến thức về khoa học quản trị, tài chính, nguồn vốn hay đầu tư cũng cần phải có nền tảng vững chắc. Đảm bảo được điều này bạn mới có thể thực hiện nhiệm vụ nắm bắt và xử lý thông tin tài chính doanh nghiệp.

Người ứng tuyển vào vị trí này cần phải có niềm tin vào khả năng của bản thân. Đó chính là khả năng quan sát, nhìn nhận vấn đề, dựa vào cơ sở có sẵn để nhận định tình hình. Ngoài ra, không thể không kể đến kỹ năng giao tiếp, ứng xử, quản lý. Bởi lẽ, kế toán quản lý sẽ là người trực tiếp làm việc với các bên đối tác, nhà đầu từ cũng như ban lãnh đạo.
Cuối cùng, yêu cầu về học vấn đối với kế toán quản trị. Bạn phải là người có nền tảng học vấn vững chắc, có bằng đại học chuyên ngành kế toán – tài chính. Kèm theo đó, bạn cũng cần học tập, rèn luyện và học hỏi thêm kiến thức qua các lớp học bồi dưỡng. Điều này không những nâng cao trình độ mà còn đáp ứng được yêu cầu về chứng chỉ nghề nghiệp mà kế toán quản trị phải có.
Tham khảo thêm bài viết: Mô tả chi tiết công việc của kế toán trưởng trong doanh nghiệp
Mô tả công việc kế toán quản trị chi tiết
Là một mảng ngành mới, nhiều bạn trẻ vẫn còn nhiều điều băn khoăn đối với công việc này. Thực tế, các nhiệm vụ này còn phụ thuộc vào tính chất và quy mô của từng doanh nghiệp. Dưới đây là nội dung mô tả chi tiết để bạn hiểu rõ công việc kế toán quản trị là gì:
Theo dõi, kiểm tra, nắm bắt tình hình hoạt động của doanh nghiệp dựa trên ngân sách, nguồn vốn;
Dựa trên các số liệu đã thu thập được, phân tích, đánh giá và dự trù các rủi ro tài chính có thể xảy ra;
Lập kế hoạch sử dụng ngân sách, thành lập chiến lược kinh doanh và đầu tư;
Cùng ban lãnh đạo đánh giá tiềm năng trong việc hợp tác, đầu tư với các đơn vị khác;
Nghiên cứu thị trường, nắm bắt và xử lý thông tin tài chính. Từ đó đưa ra các phương án hiệu quả nhất giúp ban lãnh đạo phát triển hoạt động sản xuất doanh nghiệp;
Quản lý nhân viên cấp dưới trong hoạt động hoàn thành sổ sách và lập báo cáo;
Kiểm soát việc sử dụng nguồn tài chính doanh nghiệp, giám sát các nhân viên xử lý dữ liệu để quản lý hệ thống tài chính;
Chuẩn bị, kiểm tra và lưu trữ dữ liệu tài chính của doanh nghiệp. Phối hợp và hỗ trợ cung cấp dữ liệu, thông tin đến các bộ phận liên quan;
Cập nhật chi phí định kỳ, kiểm tra và giám sát quy trình thanh toán nợ và thuế;
Thực hiện lưu chuyển tiền tệ, từ đó lấy số liệu để lập báo cáo;
Hỗ trợ các quyết định tài chính quan trọng của doanh nghiệp cùng ban lãnh đạo;
Theo dõi, xem xét và đưa ra quyết định trong việc tài trợ, hỗ trợ vốn cho các hoạt động liên quan đến doanh nghiệp;
Theo dõi, quan sát và kiểm tra tính hiệu quả của dòng tiền, nguồn ngân sách đã được sử dụng của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh sản xuất cũng như đầu tư;
Lập báo cáo dự trù ngân sách lên ban lãnh đạo.

Có thể thấy, kế toán quản trị là một vị trí khó, đòi hỏi những kỹ năng và yêu cầu riêng biệt. Nắm vững và hiểu rõ được công việc kế toán quản trị là gì cũng như những thông tin liên quan giúp các bạn trẻ có cái nhìn khách quan nhất về ngành nghề. Từ đó, bạn có thể chủ động trong việc học tập, rèn luyện và nỗ lực để đủ tự tin ứng tuyển vào các vị trí then chốt của doanh nghiệp.
WinPlace chúc bạn thành công!
Add Comment