Những phương pháp kế toán khấu hao tài sản cố định

kế toán khấu hao tài sản cố định

Kế toán khấu hao tài sản cố định là một nghiệp vụ kế toán quan trọng đối với các doanh nghiệp. Nghiệp vụ khấu hao tài sản cố định tác động trực tiếp đến các khoản chi phí trong kỳ kinh doanh đó. Khấu hao tài sản cố định giúp doanh nghiệp tính toán được chi phí sản xuất và hạch toán vào bảng cân đối kế toán để bảo toàn vốn.

Tài sản cố định là gì?

Các văn bản quy phạm pháp luật hiện chưa có cách định nghĩa cụ thể về khái niệm tài sản cố định là gì. Tuy nhiên, một tài sản được xem là tài sản cố định khi tài sản đó có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên và có thời gian sử dụng trên 1 năm. Có hai dạng tài sản cố định được pháp luật quy định là tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình.

Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất rõ ràng và vẫn giữ được hình dạng trong và sau khi tham gia quá trình sản xuất như nhà cửa, máy móc, phương tiện vận tải, … Tài sản cố định vô hình là các tài sản không có hình thái vật chất rõ ràng, được hiểu như giá trị được đầu tư vào sản xuất. Một số tài sản cố định vô hình tiêu biểu có thể kể đến chi phí, bản quyền, …

Tài sản cố định phải có thời gian sử dụng trên 1 năm
Tài sản cố định phải có thời gian sử dụng trên 1 năm

Khấu hao tài sản cố định là gì?

Các tài sản sẽ bị hao mòn ở một mức độ nhất định trong quá trình sản xuất, làm giảm giá trị của tài sản theo thời gian. Khấu hao tài sản cố định là thao tác tính toán, định giá và phân bổ một cách có hệ thống giá trị hao mòn của tài sản. Giá trị khấu hao tài sản cố định sẽ được tính vào chi phí sản xuất hoặc chi phí quản lý doanh nghiệp trong suốt thời gian sử dụng tài sản cố định.

Tài sản cố định sẽ bị hao mòn trong quá trình sử dụng
Tài sản cố định sẽ bị hao mòn trong quá trình sử dụng

Khi nào cần thực hiện nghiệp vụ kế toán khấu hao tài sản cố định?

Nghiệp vụ kế toán khấu hao tài sản cố định phải được thực hiện dựa trên khung thời gian khấu hao tài sản cố định theo quy định của pháp luật. Mỗi loại tài sản sẽ được quy định khoảng thời gian tối thiểu và tối đa để thực hiện nghiệp vụ khấu hao. Trước khi thực hiện khấu hao, doanh nghiệp và kế toán viên cần tìm hiểu khung thời gian khấu hao để thực hiện đúng quy định pháp luật.

Kế toán viên cần lưu ý về khung thời gian khấu hao để tránh trường hợp khấu hao quá thời gian quy định sẽ bị loại khỏi chi phí được trừ thuế. Thời gian tối thiểu và tối đa thực hiện nghiệp vụ kế toán khấu hao của một số tài sản cố định phổ biến như sau:

  • Máy công cụ: thực hiện khấu hao tối thiểu 7 năm và tối đa 15 năm kể từ ngày mua máy.
  • Máy phát điện: kế toán viên khấu hao sau tối thiểu 7 năm và tối đa 20 năm.
  • Cần cẩu: khấu hao sau tối thiểu 10 năm và tối đa 20 năm tính từ ngày mua.
  • Nhà cửa (loại kiên cố): thực hiện nghiệp vụ khấu hao sau tối thiểu 25 năm và tối đa 50 năm tính từ sau khi hoàn thành xây dựng và đi vào hoạt động.
Khung thời gian khấu hao một số loại tài sản cố định
Khung thời gian khấu hao một số loại tài sản cố định

Tham khảo thêm về Luật kế toán

Các phương pháp kế toán khấu hao tài sản cố định

Có 3 phương pháp để thực hiện nghiệp vụ kế toán khấu hao tài sản cố định. Kế toán viên tại doanh nghiệp cần tìm hiểu và nắm vững nguyên lý cũng như các điều kiện để áp dụng các phương pháp này trong quá trình khấu hao. Áp dụng đúng phương pháp khấu hao giúp doanh nghiệp hạch toán được phần hao mòn của tài sản để tính ra được mức chi phí cần thiết cho hoạt động sản xuất.

Kế toán khấu hao tài sản cố định theo đường thẳng

Khấu hao tài sản cố định theo đường thẳng là nghiệp vụ kế toán khấu hao được thực hiện theo mức tính ổn định hằng năm. Cách khấu hao này được áp dụng cho hầu hết các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để thực hiện kế toán khấu hao tài sản cố định theo đường thẳng, kế toán viên cần tính toán được mức trích khấu hao hằng năm và mức trích khấu hao hằng tháng.

Công thức trích khấu hao hằng năm và hằng tháng được thực hiện qua các phép toán sau:

  • Mức trích khấu hao hằng năm = Nguyên giá tài sản cố định/Thời gian trích khấu hao (theo quy định của pháp luật hiện hành).
  • Mức trích khấu hao hằng tháng = Mức trích khấu hao hằng năm/12.
Công thức tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng
Công thức tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng

Đối với các tài sản cố định được mua về sử dụng và tính toán khấu hao ngay trong tháng, kế toán viên thực hiện phép tính:

  • Mức trích khấu hao theo tháng phát sinh = (Mức trích khấu hao hằng tháng/Số ngày của tháng phát sinh) * Số ngày sử dụng.
  • Trong đó, số ngày sử dụng = Tổng số ngày của tháng phát sinh – Ngày bắt đầu sử dụng tài sản cố định + 1.

Ví dụ, công ty X mua một máy phát điện trị giá 50.000.000 đồng vào ngày 19/7/2022 với giá chưa bao gồm thuế VAT. Công ty X được cơ sở cung cấp máy phát điện chiết khấu 2.000.000 đồng và chi trả cho công ty vận chuyển 1.000.000 đồng. Ngày 01/8/2022 công ty X sẽ thực hiện nghiệp vụ kế toán khấu hao tài sản cố định đối với máy phát điện này như sau:

  • Xác định thời gian khấu hao: máy phát điện được quy định thời gian khấu hao từ 7 đến 20 năm. Giả sử công ty X tính khấu hao theo mức thời gian 10 năm.
  • Nguyên giá: 50.000.000 – 2.000.000 + 1.000.000 = 49.000.000 đồng.
  • Mức khấu hao hằng năm: 49.000.000/10 = 4.900.000 đồng/năm.
  • Mức khấu hao hằng tháng: 4.900.000/12 = 408.333 đồng/tháng.
  • Mức khấu hao trong tháng 7/2022: (408.333/31) * (31-19+1) = 171.236 đồng.
  • Như vậy, công ty X sẽ hạch toán khấu hao tài sản cố định là máy phát điện trong tháng 7/2022 là 171.236 đồng. Từ tháng 8/2022, công ty được khấu hao 408.333 đồng/tháng và 4.900.000 đồng/năm vào chi phí.

Cách tính khấu hao tài sản cố định theo số dư giảm dần có điều chỉnh

Kế toán khấu hao tài sản cố định căn cứ theo số dư giảm dần có điều chỉnh là cách hạch toán khấu hao được áp dụng cho các lĩnh vực công nghệ phát triển. Để được khấu hao theo phương pháp này, tài sản cố định phải đảm bảo thỏa các điều kiện:

  • Là tài sản mới và chưa qua sử dụng trước khi mua về.
  • Tài sản cố định là các loại máy móc, dụng cụ, thiết bị dùng trong lĩnh vực thí nghiệm, đo lường.
Thiết bị đo lường được khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh
Thiết bị đo lường được khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh

Tham khảo thêm dịch vụ thành lập mới tại WinPlace

Nghiệp vụ kế toán khấu hao tài sản cố định theo số dư giảm dần có điều chỉnh được thực hiện theo công thức sau: 

  • Mức trích khấu hao hằng năm = Giá trị còn lại của tài sản cố định * Tỷ lệ khấu hao nhanh.
  • Trong đó, tỷ lệ khấu hao nhanh (%) = Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng * Hệ số điều chỉnh.
  • Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo đường thẳng (%) = (1/Thời gian khấu hao tài sản cố định) * 100.
  • Hệ số điều chỉnh được căn cứ theo thời gian trích khấu hao tài sản cố định: nếu trích khấu hao tối đa 4 năm thì hệ số bằng 1,5. Nếu thời gian trích khấu hao tài sản cố định từ 4 đến tối đa 6 năm thì hệ số bằng 2. Hệ số điều chỉnh sẽ bằng 2,5 nếu thời gian trích khấu hao lớn hơn 6 năm. 
  • Kể từ năm mà mức khấu hao nhỏ hơn hoặc bằng mức khấu hao bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của tài sản, mức trích khấu hao = giá trị còn lại/số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định.

Ví dụ, công ty X mua một thiết bị đo lường với nguyên giá 50.000.000 đồng, có thời gian sử dụng 4 năm. Nghiệp vụ kế toán khấu hao tài sản cố định theo số dư giảm dần của máy đo lường được tiến hành như sau:

  • Tỷ lệ khấu hao theo đường thẳng = (1/4) * 100 = 25%.
  • Tỷ lệ khấu hao nhanh (theo thời hạn tối đa 4 năm) = 25% * 1,5 = 37,5%.
  • Mức trích khấu hao hằng năm theo giá trị số dư giảm dần của máy đo lường được xác định như sau:
Mức trích khấu hao hằng năm đối với máy đo lường của công ty X
Mức trích khấu hao hằng năm đối với máy đo lường của công ty X

Tính khấu hao tài sản cố định theo số lượng, khối lượng sản phẩm

Nghiệp vụ kế toán khấu hao tài sản cố định có thể được tính dựa trên số lượng hoặc khối lượng sản phẩm. Để áp dụng phương pháp khấu hao này, tài sản cố định phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Là tài sản liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp có thể xác định được số lượng hoặc khối lượng sản phẩm được sản xuất từ tài sản cố định đó.
  • Tài sản cố định được sử dụng với công suất không dưới 100% công suất được thiết kế.
Tài sản liên quan trực tiếp đến sản xuất được khấu hao theo lượng sản phẩm
Tài sản liên quan trực tiếp đến sản xuất được khấu hao theo lượng sản phẩm

Nếu tài sản cố định đáp ứng được đầy đủ các điều kiện trên, nghiệp vụ khấu hao được tính theo công thức: 

  • Mức trích khấu hao hằng tháng = Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng * Mức trích khấu hao bình quân cho 1 sản phẩm.
  • Mức trích khấu hao hằng năm = Số lượng sản phẩm sản xuất trong năm / Mức trích khấu hao bình quân cho 1 sản phẩm.
  • Trong đó, mức trích khấu hao bình quân cho 1 sản phẩm = Nguyên giá của tài sản cố định / Số lượng dựa trên công suất thiết kế. Nếu nguyên giá hoặc số lượng có thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao bình quân. 

Ví dụ, công ty X mua một máy cắt gỗ nguyên giá 150.000.000 đồng với công suất thiết kế 15 mét/phút. Số lượng sản xuất căn cứ theo công suất thiết kế của máy cắt gỗ này là 1.000.000 mét. Số lượng gỗ mà công ty X cắt được khi sử dụng máy cắt gỗ này trong ba tháng 7, 8, 9 năm 2021 được thống kê như sau:

  • Tháng 7: 15.000 mét.
  • Tháng 8: 20.000 mét.
  • Tháng 9: 30.000 mét.

Mức trích khấu hao của máy cắt gỗ này được tính như sau:

  • Mức trích khấu hao bình quân 1 mét gỗ = 150.000.000/1.000.000 = 150 đồng.
  • Mức trích khấu hao ba tháng 7, 8, 9 năm 2021 đối với tài sản máy cắt gỗ của công ty X như sau:

Tháng 7: 15.000 * 150 = 2.250.000 đồng.

Tháng 8: 20.000 * 150 = 3.000.000 đồng.

Tháng 9: 30.000 * 150 = 4.500.000 đồng.

  • Tổng mức khấu hao của máy cắt gỗ sau ba tháng sử dụng trong năm 2021 = 2.250.000 + 3.000.000 + 4.500.000 = 10.000.000 đồng.

Khấu hao tài sản cố định là một nghiệp vụ kế toán giúp doanh nghiệp tính toán được phần chi phí hao mòn của tài sản để hạch toán vào chi phí sản xuất. Có 3 phương pháp để thực hiện nghiệp vụ kế toán khấu hao tài sản cố định. Các doanh nghiệp cần xác định đúng phương pháp cần áp dụng để bảo toàn được số vốn đầu tư cho tài sản cố định.

WinPlace chúc các doanh nghiệp thành công!

Lâm Bảo Anh
Lâm Bảo Anh

Biên tập viên tại Winplace Coworking Space

Add Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài viết liên quan

CitiLight
Chi nhánh quận 1
CitiLight Tower, 45 Võ Thị Sáu, P.Đa Kao, Q.1

Toà nhà văn phòng ngay trung tâm Quận 1

Đem đến hình ảnh chuyên nghiệp, đẳng cấp cho DN

Quy mô: 10.150 m²- 14 tầng

Quản lý chuyên nghiệp từ Savills Việt Nam

jamona
Chi nhánh quận 7
Jamona Heights , 210 Bùi Văn Ba, P. Tân Thuận Đông, Q.7

Toà nhà hiện đại, thuộc khu đô thị ven sông sầm uất, tiện nghi

Không gian làm việc ‘xanh’, ôm trọn view Q.7

Quy mô: 5,768 m²

Gồm 2 blocks – 18 tầng