Kế toán giá thành là gì? Vai trò, nhiệm vụ của kế toán thuế

kế toán giá thành là gì

Kế toán giá thành là bộ phận nhân sự không thể thiếu đối với các doanh nghiệp lớn nhỏ hiện nay. Đặc biệt nhất là đối với những doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa. Vậy kế toán giá thành là gì? Vai trò nhiệm vụ của kế toán giá thành là gì? Hãy cùng Winplace tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!

Vị trí kế toán giá thành là gì đối với doanh nghiệp

Kế toán giá thành sự biểu hiện bằng tiền của toán bộ các khoản chi phí, tổn thất doanh nghiệp đã phải chi trả trong quá trình sản xuất hàng hóa và buôn bán hàng hóa. Chính vì vậy, kế toán giá thành có mối quan hệ mật thiết đối với khối lượng công việc và các thành phẩm được tạo ra. 

Một kế toán giá thành có nhiệm vụ xác định các chi phí như chi phí hàng hóa, giá thành thực tế sản phẩm, giá bán sản phẩm… Bởi vì những chi phí trên là cơ sở để doanh nghiệp định giá phù hợp và đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp nên mọi số liệu cung cấp cần phải được nghiên cứu đầy đủ, rõ ràng, chính xác.

Kế toán giá thành là gì?
Kế toán giá thành là gì?

Trong giá thành sản phẩm chỉ bao gồm những chi phí liên quan trực tiếp trong quá trình sản xuất không bao gồm những chi phí phát sinh trong trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.

Tìm hiểu thêm về Luật kế toán

Mô tả chi tiết công việc của một kế toán giá thành

Tùy vào quy mô lớn hay nhỏ của doanh nghiệp mà kế toán giá thành lại đảm nhiệm khối lượng công việc khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung đều phải bao gồm những công việc sau:

  • Tính toán, tổng hợp các chi phí sản xuất (chi phí nguyên vật liệu, chi phí khấu hao, chi phí máy móc, dụng cụ, các chi phí cần thiết cho hoạt động sản xuất như điện, nước, vật tư…);
  • Phối hợp với bộ phận sản xuất theo dõi, kiểm tra việc xuất nhập hàng hóa, tính toán số lượng, chi phí và đơn giá;
  • Liên tục kiểm tra, cập nhật các đơn giá, hóa đơn, so khớp với đơn hàng đã được ký duyệt;
  • Đánh giá khối lượng sản phẩm một cách chính xác, rõ ràng, làm tiền đề cho hạch toán kế toán;
  • Kiểm soát việc sử dụng nguyên vật liệu, nhiên liệu đảm bảo theo định mực quy định;
  • Thực hiện hạch toán tài khoản kế toán: theo dõi, giám sát và ghi chép lại các hoạt động sản xuất;
  • Lập báo cáo tổng hợp phân tích hiệu quả sản xuất theo các đơn hàng đã bán;
  • Lập báo cáo định kỳ như báo cáo sản xuất, báo cáo giá thành… lên ban giám đốc;
Công việc cơ bản của một kế toán giá thành
Công việc cơ bản của một kế toán giá thành

Phương pháp tính giá thành

Phương pháp tính giá thành trực tiếp

  • Các đối tượng áp dụng:
  • Doanh nghiệp có quy trình đơn giản, số lượng mặt hàng bán ít, sản xuất khối lượng hàng lớn.
  • Doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp, số lượng sản phẩm ít, sản xuất khối lượng lớn, mỗi sản phẩm được sản xuất trong một phân xưởng riêng biệt.
  • Đối tượng hạch toán chi phí là từng loại sản phẩm, dịch vụ hoặc giống với đối tượng định giá.
  • Ưu điểm: số lượng mặt hàng ít dễ hoạch toán, diễn ra vào định kỳ mỗi tháng nên dễ so sánh, đối chiếu.
  • Nhược điểm: chỉ áp dụng với điều kiện số lượng mặt hàng ít hoặc độc quyền một sản phẩm với khối lượng hàng lớn.

Phương pháp tính giá thành theo đơn hàng

  • Phương pháp này thường được áp dụng cho doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng. 
  • Ưu điểm: linh hoạt, dễ tính được chi phí cho từng đơn đặt hàng đơn
  • Nhược điểm: vì phải phân bổ ở phân xưởng khác nên rời rạc, khó quản lý.

Phương pháp tính giá thành phân bước

  • Phương pháp này thường được áp dụng doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp, nhiều công đoạn, luôn có sản phẩm dở dang chưa được hoàn thành.
  • Đối tượng hạch toán chi phí là các khâu chế biến. Đối tượng tính giá thành là thành phẩm của khâu trung gian và khâu chế biến cuối cùng.
  • Ưu điểm: các khâu diễn chặt chẽ, kế hoạch sản xuất ổn định..
  • Nhược điểm: tính toán phức tạp và nhiều công đoạn.

Phương pháp tính giá thành theo hệ số 

  • Phương pháp này thường được áp dụng cho doanh nghiệp sử dụng lượng nguyên liệu và lượng công nhân lao động giống nhau trong quá trình sản xuất nhưng lại thu được lại các sản phẩm khác nhau. Khi tổng hợp chi phí phải tổng hợp chung chứ không được từng loại sản phẩm.
  • Để tìm ra được giá thành từng sản phẩm thì kế toán phải quy đổi tất các sản phẩm về cùng một loại sản phẩm (sản phẩm tiêu chuẩn) theo hệ quy đổi đã được quy định sẵn.
  • Đối tượng hạch toán chi phí là phân xưởng hoặc quy trình sản xuất. Đối tượng giá thành là thành phẩm chính.
  • Ưu điểm: tính được nhiều loại mặt hàng trong cùng một quy trình.
  • Nhược điểm: khó tổng hợp, tính toán phức tạp.
6 phương pháp tính kế toán giá thành cơ bản
6 phương pháp tính kế toán giá thành cơ bản

Phương pháp tính giá thành tiêu chuẩn

  • Phương pháp này thường được áp dụng cho doanh nghiệp sản xuất nhiều sản phẩm có kiểu cách và chất lượng khác nhau như may mặc, cơ khí chế tạo… 
  • Đối tượng hạch toán chi phí là nhóm các sản phẩm cùng loại. Đối tượng tập hợp giá thành là kiểu cách sản phẩm trong nhóm.
  • Ưu điểm: dễ dàng tìm ra khoản chênh lệch giữa chi phí phát sinh thực tế và định mức ban đầu. 
  • Nhược điểm: tính toán phức tạp

Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ

  • Phương pháp này thường được áp dụng cho doanh nghiệp có cùng quy trình sản xuất. Bên cạnh thu được sản phẩm chính còn có sản phẩm phụ.
  • Để tính được giá sản phẩm chính phải lấy tổng chi phí sản xuất trừ đi sản phẩm phụ.
  • Ưu điểm: diễn ra vào định kỳ mỗi tháng nên dễ so sánh, đối chiếu.
  • Nhược điểm: khó phân chia rõ ràng giữa chi phí sản phẩm phụ và sản phẩm chính.

Mức lương của kế toán giá thành

Có thể nói, những công việc liên quan đến kế toán – tài chính đều có mức lương tương đối tốt. Điều này cũng chính là điểm thu hút khiến các bạn trẻ hiện nay đổ xô nộp hồ sơ đăng ký các chuyên ngành liên quan đến kế toán tại các trường Đại học. Và kế toán giá thành cũng không ngoại lệ.

Đối với những sinh viên vừa mới tốt nghiệp ra trường ứng tuyển tại các công ty nội địa sẽ có mức lương khởi điểm là từ 6-8 triệu đồng. Mức lương sau đó sẽ dần được tăng lên tùy vào năng lực và trình độ thể hiện trong quá trình làm việc.

Đối với những người có thâm niên cao và bề dày kinh kinh nghiệm trong công việc thì sẽ có mức lương cứng từ 10-12 triệu đồng. Nếu như đảm nhiệm thêm một số công việc khác liên quan thu nhập chắc chắn sẽ từ 14 triệu đồng trở lên.

Bên cạnh đó đối với những nhân viên kế toán giá thành khi đã được ký hợp đồng chính thức sẽ ngoài mức lương cố định, cũng sẽ nhận được các chế độ chính sách và đãi ngộ dành theo quy định của Nhà nước. Chẳng hạn như các loại bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, đãi ngộ lễ tết, lương tháng 13… 

Tham khảo thêm về Cơ hội việc làm cho ngành kế toán

Ngoài ra, với những ứng viên làm việc tại các doanh nghiệp có quy mô lớn hoặc doanh nghiệp quốc tế, chế độ lương hoàn toàn có thể đạt tới con số 20 – 25 triệu mỗi tháng. 

Kế toán thu giá thành đem lại thu nhập tương đối tốt
Kế toán thu giá thành đem lại thu nhập tương đối tốt

Yêu cầu đối với kế toán giá thành doanh nghiệp

Mỗi công ty khác nhau đều có những tiêu riêng để “chọn mặt gửi vàng”. Sau đây là một số tiêu chí mà các nhà tuyển dụng thường áp dụng để tuyển dụng vị trí kế toán giá thành:

  • Được đào tạo nghiệp vụ kế toán từ các trường chính quy, có nền tảng học vấn vững chắc; 
  • Nắm vững kiến thức về kinh doanh và quy trình sản xuất của công ty, doanh nghiệp;
  • Sử dụng thành thạo các ứng dụng tin học văn phòng cơ bản như Office, Excel và phần mềm kế toán chuyên dụng;
  • Thực hiện nghiệp vụ chuyên nghiệp, chính xác;
  • Liêm chính, trung thực, minh bạch;
  • Có khả năng quan sát, nhìn nhận vấn đề và đưa ra giải pháp linh hoạt;
  • Kỹ năng giao tiếp và ứng xử tốt với sếp đặc biệt là với khách hàng hay đối tác;
  • Có sức khỏe tốt, có khả năng ứng biến tốt trong môi trường áp lực cao;
  • Cẩn trọng, tỉ mỉ, có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao;
  • Hòa đồng, thân thiện với đồng nghiệp, có khả năng làm việc nhóm tốt.

Vừa rồi là toàn bộ thông tin liên quan đến kế toán giá thành. Hy vọng những kiến thức trên thực sự có ích đối với bạn. WinPlace mong rằng đây sẽ là bước đệm vững chắc giúp các bạn tự tin hơn trước nhà tuyển dụng. Nếu như còn điều gì còn thắc mắc mong muốn được giải đáp vui lòng liên hệ đường dây nóng hoặc trực tiếp ghé vào website Winplace.

Lâm Bảo Anh
Lâm Bảo Anh

Biên tập viên tại Winplace Coworking Space

Add Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài viết liên quan

CitiLight
Chi nhánh quận 1
CitiLight Tower, 45 Võ Thị Sáu, P.Đa Kao, Q.1

Toà nhà văn phòng ngay trung tâm Quận 1

Đem đến hình ảnh chuyên nghiệp, đẳng cấp cho DN

Quy mô: 10.150 m²- 14 tầng

Quản lý chuyên nghiệp từ Savills Việt Nam

jamona
Chi nhánh quận 7
Jamona Heights , 210 Bùi Văn Ba, P. Tân Thuận Đông, Q.7

Toà nhà hiện đại, thuộc khu đô thị ven sông sầm uất, tiện nghi

Không gian làm việc ‘xanh’, ôm trọn view Q.7

Quy mô: 5,768 m²

Gồm 2 blocks – 18 tầng