Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại

Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại

Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại là nghiệp vụ cơ bản cần nắm. Bước này giúp doanh nghiệp xác định được chính xác tình hình kinh doanh thực tế, đưa ra phương án phát triển. Winplace sẽ chia sẻ đến bạn phương pháp kế toán và cách xác định kết quả kinh doanh thông qua những số liệu này. 

Kế toán bán hàng là gì?

KKế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại là việc ghi chép những thông tin liên quan đến các khoản thu từ hoạt động bán hàng doanh nghiệp. Trong đó, kế toán viên cần phải tổng hợp hóa đơn, sổ thông tin chi tiết về doanh thu bán hàng, thuế GTGT,… Công việc này đòi hỏi kế toán viên cần nắm vững kỹ năng chuyên môn liên quan đến nghiệp vụ kế toán. 

Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại
Xác định kết quả kinh doanh dựa trên số liệu thống kê

Để xác định kết quả kinh doanh từ kế toán bán hàng, bạn cần dựa trên số liệu đã tổng hợp, chi phí kinh doanh và các khoản phí phát sinh (giảm giá, hoàn hàng, hủy hàng do hết hạn sử dụng,…). Để đưa ra kết quả có giá trị tham khảo cho chủ doanh nghiệp lên kế hoạch đầu tư, kế toán viên cần chú ý tính chính xác trong từng khoản mục. Bạn cần đảm bảo liệt kê đầy đủ các khoản thu chi để kết quả tính được là chuẩn xác nhất. 

Các khoản kế toán bán hàng

Để xác định kết quả kinh doanh, kế toán viên cần tính toán chính xác các khoản kế toán bán hàng. Bao gồm:

Kế toán giá vốn bán hàng

Giá vốn trong kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại là khoản phí cần sử dụng để sản xuất hàng hóa của doanh nghiệp. Chẳng hạn, chi phí nguyên liệu cho sản phẩm là 1.000.000 đồng, chi phí bao bì là 1.000 đồng/sản phẩm. Chi phí lương là 300.000 đồng/8 giờ. Sau 8 giờ, doanh nghiệp bạn sản xuất được 1.000 mẫu hàng. Giá vốn cho đợt hàng này là 1.000.000 + 1.000 x 1000 + 300.000 = 2.300.000 đồng. Và giá vốn cho từng mẫu hàng là 2,300 đồng. 

Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại
Tính toán giá vốn bán hàng

Từ giá vốn bán hàng doanh nghiệp sẽ xác định được mức giá niêm yết của sản phẩm để thu được lợi nhuận. Tuy nhiên, trong thực tế, kế toán viên cần tính toán giá vốn dựa trên nhiều khoản chi hơn so với ví dụ kể trên. Các phương pháp xác định giá vốn bao gồm:

  • Phương pháp nhập trước (FIFO): Bán hàng hóa giá thấp, sản xuất trước đầu tiên. Vì giá sản phẩm luôn tăng theo thời gian, do đó, các doanh nghiệp sử dụng FIFO sẽ ưu tiên bán hàng giá rẻ trước tiên. 
  • Phương pháp nhập sau, xuất trước: Hàng hóa nhập kho sau sẽ được bán trước. Phương pháp này thường được sử dụng trong gian lạm phát, giá cả tăng cao, cần bán những hàng hóa nhập vào giá cao trong giai đoạn này.
  • Phương pháp chi phí trung bình: Tính trung bình tất cả mức giá hàng hóa trong kho bất kể thời điểm mua và bán. Phương pháp này có cách tính đơn giản, dễ áp dụng và ít bị ảnh hưởng bởi chi phí cực đoan. 

Kế toán doanh thu bán hàng

Doanh thu bán hàng của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại là khoản tiền nhận được từ phân phối, cung cấp sản phẩm, hàng hóa và cung ứng dịch vụ. Đây là nguồn tiền được thể hiện như lợi ích kinh tế, góp phần gia tăng vốn của chủ sở hữu. 

Có khá nhiều điều kiện để doanh nghiệp ghi nhận doanh thu trong nghiệp vụ kế toán. Cụ thể, phải đáp ứng một trong các điều kiện sau để ghi nhận doanh thu:

  • Đã chuyển rủi ro và lợi ích gắn liền với sản phẩm cho người mua;
  • Không còn nắm giữ quyền quản lý/sở hữu hàng hóa;
  • Khoản tiền thu được từ lợi ích kinh tế thông qua bán hàng, cung ứng dịch vụ.

Các khoản doanh thu được ghi nhận có thể bao gồm: Doanh thu bán hàng hóa, bán thành phẩm, cung cấp dịch vụ, trợ cấp trợ giá, kinh doanh bất động sản và các khoản doanh thu khác. Tài khoản kế toán cấp 1 được sử dụng là TK 511.

Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại
Tổng hợp doanh thu để xác định kết quả kinh doanh

Kế toán chi phí bán hàng

Chi phí bán hàng của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại là toàn bộ khoản phí phát sinh trong quá trình phân phối, bán hàng hóa, sản phẩm và cung cấp dịch vụ. Các chi phí này có thể bao gồm: chi phí tiếp thị, giới thiệu, bảo hành, chi phí nhân sự, chi phí dụng cụ đồ dùng, khấu hao tài sản cố định,… Tài khoản kế toán cấp được sử dụng trong trường hợp này là TK 641. 

Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại
Chú ý tính chính xác khi nhập số liệu

Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí quản lý doanh nghiệp là toàn bộ các khoản chi liên quan đến hoạt động quản lý, bao gồm: vận hành bộ máy sản xuất, quản lý hành chính, đồ dùng văn phòng, thuế phí và lệ phí,… Các khoản phí này được ghi nhận thông qua tài khoản cấp 1 là TK 642. 

Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại
 Xác định chi phí vận hành và quản lý doanh nghiệp

Bên cạnh đó, các khoản dự phòng trong hoạt động kinh doanh cũng được liệt kê vào chi phí quản lý doanh nghiệp. Các khoản dự phòng này gồm có: thu khó đòi, dự phòng trợ cấp việc làm,…

Các khoản kế toán khác

Với kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại, ngoài 4 khoản mục kể trên, bạn cần nắm được một số các khoản kế toán khác. Cụ thể: 

  • Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu: Một số trường hợp làm giảm doanh thu của doanh nghiệp bao gồm: chiết khấu thương mại (doanh nghiệp giảm giá niêm yết của sản phẩm theo khối lượng lớn, hàng bán trả lại, giảm giá hàng bán (người mua giảm trực tiếp cho người bán do sản phẩm sai quy cách, chênh lệch chất lượng,…) thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu. 
  • Kế toán doanh thu hoạt động tài chính: lãi tiền gửi, lãi vay vốn, lãi bán hàng trả chậm, doanh thu từ cho thuê tài sản, lợi nhuận được chia, doanh thu từ đầu tư, doanh thu từ chuyển nhượng, lãi chuyển nhượng vốn, doanh thu từ ngoại tệ (chênh lệch giá bán và mua). 
  • Kế toán chi phí hoạt động tài chính: chi phí đầu tư, mua/bán ngoại tệ (chênh lệch giá bán và mua), các khoản dự phòng,..
  • Kế toán thu nhập khác: chuyển nhượng/bán, thanh lý tài sản cố định; phạt khách hàng vi phạm hợp đồng; tiền bảo hiểm được bồi thường, nợ phải trả không xác định được chủ; hoàn thuế, tiền thưởng của khách hàng, thu nhập từ quà tặng, biếu, hiện vật của khách hàng/doanh nghiệp,…
  • Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
  • Kế toán chi phí khác: Chi phí do thanh lý, chuyển nhượng/bán tài sản cố định; giá trị còn lại của tài sản cố định sau thanh lý, chuyển nhượng/bán; tiền phạt do vi phạm hợp đồng; khoản chi do kế toán xóa nhầm;…

Cách xác định kết quả bán hàng

Sau khi tổng hợp thông tin, điền đầy đủ các số liệu trong khoản mục kể trên, kế toán viên có thể xác định kết quả bán hàng. Đây là sự chênh lệch giữa doanh thu và các khoản chi phí liên quan đến bán hàng. Tuy nhiên, tùy thuộc chế độ kế toán doanh nghiệp áp dụng, cách tính kết quả có sự khác biệt nhất định.  Đây cũng là bước quan trọng trong kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại

Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại
Thống kê số liệu tính toán và xác định kết quả kinh doanh

Doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 200/2014/TT-BTC, công thức xác định kết quả bán hàng:

Kết quả bán hàng = Doanh thu thuần về bán hàng – Giá vốn bán hàng – Chi phí bán hàng – Chi phí quản lý DN

Doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 133/2016/TT-BTC, công thức xác định kết quả bán hàng:

Kết quả bán hàng = Doanh thu thuần về bán hàng – Giá vốn bán hàng – Chi phí quản lý kinh doanh

Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại được chia sẻ cụ thể qua bài viết trên. Winplace đã tổng hợp những thông tin chung nhất liên quan đến nghiệp vụ kế toán. Hy vọng rằng bạn đã có thể hình dung sơ lược về các bước xác định kết quả bán hàng. 

Lâm Bảo Anh
Lâm Bảo Anh

Biên tập viên tại Winplace Coworking Space

Add Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài viết liên quan

CitiLight
Chi nhánh quận 1
CitiLight Tower, 45 Võ Thị Sáu, P.Đa Kao, Q.1

Toà nhà văn phòng ngay trung tâm Quận 1

Đem đến hình ảnh chuyên nghiệp, đẳng cấp cho DN

Quy mô: 10.150 m²- 14 tầng

Quản lý chuyên nghiệp từ Savills Việt Nam

jamona
Chi nhánh quận 7
Jamona Heights , 210 Bùi Văn Ba, P. Tân Thuận Đông, Q.7

Toà nhà hiện đại, thuộc khu đô thị ven sông sầm uất, tiện nghi

Không gian làm việc ‘xanh’, ôm trọn view Q.7

Quy mô: 5,768 m²

Gồm 2 blocks – 18 tầng