Hủy giấy phép kinh doanh – Những trường hợp cụ thể và thủ tục cần biết

hủy giấy phép kinh doanh

Cùng với những thủ tục thành lập doanh nghiệp, thủ tục hủy giấy phép kinh doanh cũng nhận được sự quan tâm rất lớn của nhiều nhà đầu tư trẻ. Việc tìm hiểu những trường hợp bị hủy giấy phép, hồ sơ cần chuẩn bị và những thủ tục có liên quan là gì sẽ giúp các bạn tránh được những hợp đáng tiếc trong kinh doanh. Hãy cùng bài viết tích lũy những kiến thức thật sự có ích và hữu dụng. 

Những trường hợp bị hủy giấy phép kinh doanh và thủ tục

Căn cứ theo pháp luật về doanh nghiệp hiện hành, hiện nay, bạn sẽ không có thể tìm ra những trường hợp bị hủy giấy phép kinh doanh. Thay vào đó, Luật doanh nghiệp 2020 và những văn bản pháp lý có liên quan khác sử dụng thuật ngữ “thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp” để miêu tả cho trường hợp này. Vậy trong trường hợp nào sẽ bị thu hồi loại giấy chứng nhận kinh doanh này?

Hủy giấy phép kinh doanh có thể diễn ra ở rất nhiều trường hợp khác nhau
Hủy giấy phép kinh doanh có thể diễn ra ở rất nhiều trường hợp khác nhau

Nội dung kê khai trên giấy đăng ký là không chính xác

Trường hợp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đầu tiên được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 212 Luật Doanh nghiệp 2020 chính là kê khai thông tin giả mạo. Trong trường hợp này, tùy theo mức độ của hành vi vi phạm, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận hoặc thu hồi và khôi phục giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ban đầu.

Đối với hành vi kê khai thông tin trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bị kê khai sai từ hồ sơ đăng ký ban đầu, cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định thu hồi. Với trường hợp này, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có khả năng bị chấm dứt hoàn toàn. Khi muốn kinh doanh lại, bạn cần thực hiện các bước trong thủ tục thành lập doanh nghiệp ngay từ ban đầu. Trường hợp này thường được biết đến chính là hủy giấy phép kinh doanh. 

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bị hủy do có sự sai lệch về thông tin
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bị hủy do có sự sai lệch về thông tin

Ngoài ra, vẫn còn có trường hợp thứ hai sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh khi có thể chứng minh những thông tin đó là giả mạo. Tuy nhiên, tại trường hợp này, việc sai lệch về thông tin chỉ được thể hiện trên giấy phép kinh doanh mới được sửa đổi, bổ sung của doanh nghiệp. Do đó, khi phát hiện ra dấu hiệu vi phạm, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ sẽ thu hồi đối với giấy chứng nhận kinh doanh mới nhất. 

Bên cạnh đó, trong các trường hợp bị thu hồi giấy phép này, doanh nghiệp của bạn cũng phải gánh chịu những hậu quả, trách nhiệm pháp lý tương đối nặng nề. Nếu cơ quan điều tra vào cuộc và chứng minh được hành vi của bạn gây ra những thiệt hại với mức độ nghiêm trọng, bạn còn có thể bị phạt tiền hoặc phạt tù tùy mức độ. 

Doanh nghiệp đã ngừng kinh doanh hơn 01 năm nhưng không thông báo cho cơ quan thuế

Trong khoảng thời gian được nhà nước tạo điều kiện, khuyến khích thành lập công ty để kinh doanh, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp cũng rất được chú trọng, Chính sách này đã giúp thúc đẩy tinh thần sáng tạo, thúc đẩy các bạn trẻ chủ động lập nghiệp và kinh doanh phát triển. Tuy nhiên, song song với ưu điểm đó, nó cũng gây ra tình trạng hàng loạt doanh nghiệp sẽ không thể trụ được lâu tại thương trường đầy khắc nghiệt. 

Không kinh doanh trong thời gian 01 năm và không kê khai thuế, bạn sẽ bị hủy giấy phép kinh doanh
Không kinh doanh trong thời gian 01 năm và không kê khai thuế, bạn sẽ bị hủy giấy phép kinh doanh

Pháp luật doanh nghiệp cũng đã có quy định về trường hợp các doanh nghiệp đã ngừng thực hiện các hoạt động kinh doanh hơn 01 năm và không thông báo cho cơ quan quản lý thuế. Theo đó, giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp sẽ bị thu hồi và công ty phải thực hiện các thủ tục giải thể theo pháp luật về phá sản. 

Về mặt thủ tục, sau khi nhận được thông báo từ cơ quan thuế về những doanh nghiệp đã ngừng hoạt động kinh doanh, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh sẽ triệu tập chủ doanh nghiệp để giải trình sự việc. Trong khoảng thời gian được quy định là 10 ngày làm việc, nếu chủ doanh nghiệp không xuất hiện để giải trình thì cơ quan quản lý về đăng ký kinh doanh sẽ hủy giấy phép kinh doanh của đơn vị. 

Tham khảo thêm dịch vụ thành lập mới tại WinPlace

Người tham gia thành lập doanh nghiệp không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật

Một trong những trường hợp mà khi thành lập doanh nghiệp, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ phải thu hồi giấy chứng nhận chính là chủ thể thành lập không đáp ứng được các điều kiện. Chủ thể chính là yếu tố căn bản quyết định cho việc một doanh nghiệp có thể đảm bảo tốt nhất điều kiện kinh doanh của mình hay không. Nếu không thể đáp ứng được, việc hủy giấy phép kinh doanh là điều không thể tránh khỏi. 

Chủ thể thành lập không đáp ứng đủ điều kiện cũng là trường hợp bị hủy giấy phép kinh doanh
Chủ thể thành lập không đáp ứng đủ điều kiện cũng là trường hợp bị hủy giấy phép kinh doanh

Tùy thuộc vào mỗi doanh nghiệp cụ thể, những đòi hỏi về chủ thể thành lập doanh nghiệp cũng sẽ khác nhau. Khi cơ quan đăng ký kinh doanh tiến hành rà soát, nếu bạn không thể đáp ứng điều kiện, cơ quan này sẽ có những hướng dẫn và ra thông báo về việc thay đổi thành viên sao cho phù hợp. Quá thời gian nêu trong thông báo nhưng doanh nghiệp không thực hiện thì sẽ bị thu hồi giấy phép kinh doanh. 

Đây cũng là một trong những trường hợp bị hủy giấy phép kinh doanh phổ biến nhất hiện nay tại Việt Nam. Đặc biệt là ở các mô hình công ty nhỏ lẻ, quy mô gia đình như công ty trách nhiệm hữu hạn một và hai thành viên, doanh nghiệp tư nhân hay hộ gia đình cá nhân kinh doanh. Để giúp giảm thiểu tình trạng này, các bạn hãy nhớ lưu ý kiểm tra thật kỹ về điều kiện được thành lập doanh nghiệp, giúp tiết kiệm thời gian và giảm thiểu các rủi ro có thể gặp phải. 

Bị hủy giấy phép kinh doanh theo quyết định của Tòa án hoặc theo quyết định cưỡng chế của cơ quan thuế

Đây cũng là một trong số những trường hợp bị hủy giấy phép kinh doanh diễn ra tương đối nhiều hiện nay. Khi doanh nghiệp thực hiện những hoạt động kinh doanh và có những hành vi vi phạm, Tòa án xem xét và có yêu cầu gửi đến cơ quan quản lý thành lập doanh nghiệp thu hồi giấy phép. Khi đó, việc hủy giấy phép kinh doanh là điều hoàn toàn có thể. 

Hủy giấy phép kinh doanh theo quyết định từ Tòa án hoặc cơ quan thuế
Hủy giấy phép kinh doanh theo quyết định từ Tòa án hoặc cơ quan thuế

Để tránh trường hợp này, những nhà đầu tư kinh doanh cần hết sức lưu ý đến hoạt động kinh doanh của mình, nhằm hạn chế những rủi ro. Thủ tục hủy giấy phép kinh doanh trong trường hợp này sẽ không bao gồm bước giải trình nên diễn ra trong thời gian ngắn. Thường ngay sau khi có quyết định của các cơ quan nhà nước thì giấy phép kinh doanh cũng sẽ bị thu hồi và hủy bỏ. 

Những điều nhà đầu tư cần biết để tránh trường hợp hủy giấy phép kinh doanh

Từ việc tìm hiểu những trường hợp và thủ tục hủy giấy phép kinh doanh theo pháp luật hiện hành hiện nay, bạn có thể rút ra những bài học nhất định cho bản thân. Việc thu hồi giấy phép kinh doanh thường chỉ xảy ra khi người thành lập doanh nghiệp không đủ điều kiện hoặc thực hiện những hoạt động kinh doanh vi phạm quy định của pháp luật. 

Để hạn chế việc bạn bị rơi vào tình huống phải ngừng kinh doanh do giấy đăng ký kinh doanh bị hủy bởi cơ quan có thẩm quyền, bạn hãy nhớ đảm bảo điều kiện kinh doanh ngay từ ban đầu. Hoạt động kinh doanh chân chính và hợp pháp sẽ giúp doanh nghiệp của bạn thu được nguồn lợi nhuận ổn định, đồng thời luôn nhận được sự bảo vệ từ pháp luật. 

Kinh doanh chân chính và trung thực
Kinh doanh chân chính và trung thực

Việc kê khai thuế đầy đủ cũng là một nội dung rất quan trọng, là một nghĩa vụ mà mỗi doanh nghiệp, công ty cần phải thực hiện. Nếu công ty buộc phải tạm ngừng hoạt động, chủ sở hữu nên lưu ý thông báo đến cho cơ quan quản lý thuế để không bị hủy giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Hoạt động này không tốn quá nhiều thời gian nhưng đem lại ý nghĩa rất quan trọng. 

Hủy giấy phép kinh doanh chắc chắn là điều không một chủ sở hữu doanh nghiệp nào mong muốn. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ tích lũy được cho bản thân những nội dung cần thiết, từ đó có được những phương hướng, cách thức ngăn chặn phù hợp. Chúc cho doanh nghiệp của bạn sẽ luôn phát triển mạnh mẽ và bền vững nhé!

WinPlace chúc các doanh nghiệp thành công!

Thiên Bình
Thiên Bình

Biên tập viên tại Winplace Coworking Space

Add Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài viết liên quan

CitiLight
Chi nhánh quận 1
CitiLight Tower, 45 Võ Thị Sáu, P.Đa Kao, Q.1

Toà nhà văn phòng ngay trung tâm Quận 1

Đem đến hình ảnh chuyên nghiệp, đẳng cấp cho DN

Quy mô: 10.150 m²- 14 tầng

Quản lý chuyên nghiệp từ Savills Việt Nam

jamona
Chi nhánh quận 7
Jamona Heights , 210 Bùi Văn Ba, P. Tân Thuận Đông, Q.7

Toà nhà hiện đại, thuộc khu đô thị ven sông sầm uất, tiện nghi

Không gian làm việc ‘xanh’, ôm trọn view Q.7

Quy mô: 5,768 m²

Gồm 2 blocks – 18 tầng