HRD là gì? Trong lĩnh vực quản trị nhân sự, tuyển dụng và quản lý nhân sự không chỉ là hai công việc duy nhất. Bên cạnh đó, chúng ta còn có HRD (Human resource development) – phát triển nguồn nhân lực. Đây là một khái niệm vẫn còn xa lạ với nhiều người. Đôi khi, HRD còn bị nhầm lẫn với HRM (Human resource management).
Trong bài viết này, Sau Giờ Hành Chính sẽ cung cấp thông tin nhằm giải đáp câu hỏi HRD là gì. Cũng như giúp bạn phân biệt sự khác nhau giữa những thuật ngữ trong ngành nhân sự.
HRD là gì?
Thuật ngữ HRD vẫn còn xa lạ đối với những người không hoạt động trong lĩnh vực quản trị nhân sự. Vậy nên việc không biết hay không hiểu rõ HRD là gì cũng là điều dễ hiểu.
HRD là từ viết tắt của thuật ngữ Human Resource Development (tạm dịch: Phát triển nguồn nhân lực). Chúng ta có thể hiểu HRD là toàn bộ những hoạt động mang tính đào tạo, hướng dẫn nhân viên. Nhằm trang bị cho nhân viên những kỹ năng làm việc hiệu quả hơn. Ngoài ra còn là để giúp họ có đủ điều kiện để đáp ứng các vai trò công việc trong tương lai.

Những hoạt động này được doanh nghiệp xây dựng và tổ chức theo khuôn khổ, diễn ra trong một thời gian nhất định. Một chương trình HRD có thể diễn ra trong thời gian ngắn (vài giờ, vài ngày). Nhưng cũng có những chương trình kéo dài cho đến vài năm. Điều này hoàn toàn được quyết định bởi mục đích đào tạo và kế hoạch phát triển năng lực nhân viên của doanh nghiệp.
Dù thường không được chú trọng và nhắc đến nhiều bằng HRM, thế nhưng HRD vẫn là khoản đầu tư xứng đáng về lâu dài. Bởi mục tiêu cốt lõi của HRD chính là nâng cao năng lực của nội bộ doanh nghiệp.
Tham khảo thêm bài viết HRD tại Vietnambiz
Đặc điểm của ngành HRD
Phương thức phát triển nguồn nhân lực thường được tổ chức dưới 2 hình thức: chính thống và không chính thống.
Những hoạt động HRD chính thống gồm có:
- Được đào tạo bởi quản lý
- Cộng tác với những đồng nghiệp đã được đào tạo bài bản
- Được cố vấn bởi những nhân viên có kinh nghiệm hơn
Những hoạt động HRD không chính thống gồm có:
- Các lớp huấn luyện chuyên môn
- Các khóa đào tạo bậc Đại học
- Cải tạo doanh nghiệp có kế hoạch
- Thuê chuyên gia về đào tạo cho nhân viên
Nhân viên mới sẽ trải qua một khóa đào tạo chính thống ngắn hạn để làm quen với văn hóa công ty. Trong quá trình làm việc, các nhân viên cũng sẽ được hướng dẫn bởi chuyên viên quản lý của bộ phận.

Các chương trình đào tạo chuyên sâu dành cho nhân viên nên được diễn ra thường xuyên. Một số công ty còn có chính sách mentor – mentee để tạo sự gắn kết, cùng tiến trong môi trường làm việc. Đồng thời cũng để phát triển năng lực nhân viên phù hợp với định hướng công ty và mục tiêu công việc của họ.
Những nhân viên kỳ cựu luôn là cái tên sáng giá cho các chức vụ lãnh đạo trong công ty. Doanh nghiệp thường sẽ cử họ đi học những khóa đào tạo chuyên sâu dài hạn. Nhằm rèn luyện kỹ năng lãnh đạo, lập chiến lược và một số kỹ năng cần thiết khác. Khi đó, những nhân viên này sẽ trở thành đội ngũ nhân viên chủ chốt để bảo đảm cho sự phát triển lâu dài của công ty.
Sự khác biệt giữa HRM và HRD là gì?
Do tên gọi có phần tương đồng với nhau, nhiều người thường khó phân biệt sự khác nhau giữa HRM và HRD là gì. Trên thực tế, hai thuật ngữ này đều có tầm quan trọng như nhau. Nhưng vai trò và mục tiêu của chúng hoàn toàn khác biệt.
Human Resource Management (HRM) là một ngành thuộc khối ngành quản trị. Trong tiếng Việt, HRM có tên gọi là Quản trị nguồn nhân lực. Tập trung vào việc khai thác tối ưu nguồn nhân lực để mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.
Các hoạt động của HRM chủ yếu xoay quanh việc phân bổ và quản lý nguồn nhân lực sao cho hiệu quả nhất. Đồng thời duy trì mối quan hệ tốt đẹp, lành mạnh giữa các bộ phận trong công ty.
Human Resource Development (HRD) là một nhánh của ngành Quản trị nguồn nhân lực (HRM). Tuy nhiên, HRD không tập trung vào việc quản lý và duy trì mối quan hệ nội bộ. Mà chủ trương phát triển tiềm lực của tập thể nhân sự trong công ty. Nhằm nâng cao hiệu suất làm việc chung, đảm bảo lợi ích dài hạn cho doanh nghiệp.
HRM | HRD | |
Khái niệm | Phân bổ và duy trì nguồn nhân lực | Phát triển và nâng cao tiềm năng của nguồn nhân lực |
Cơ cấu tổ chức | Độc lập | Phụ thuộc lẫn nhau |
Mục tiêu | Nâng cao hiệu quả làm việc của nhân viên | Phát triển khả năng của nhân viên và cả doanh nghiệp |
Người chịu trách nhiệm | Bộ phận nhân sự | Toàn bộ nhà quản lý các cấp trong công ty |
Cách tạo động lực | Tạo động lực cho nhân viên bằng lương thưởng | Tạo động lực cho nhân viên bằng cách đáp ứng nhu cầu |
Doanh nghiệp nào mới cần tuyển dụng HRD?
Vai trò của HRD hay HR Development sẽ vô cùng thiết yếu với những doanh nghiệp muốn tồn tại bền vững trước những biến đổi nhanh của thị trường. Đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs).
Doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện chiếm đến 96% tổng số doanh nghiệp cả nước. Tuy nhiên, một nghiên cứu cho thấy những doanh nghiệp này thường không mấy chú trọng đến việc phát triển nguồn nhân lực.
Trong khi đó, năng lực của nguồn nhân lực là một trong những yếu tố cốt lõi làm tăng khả năng cạnh tranh của công ty. Chính vì điều này, doanh nghiệp nhỏ khó giữ chân các nhân viên giỏi. Sự trung thành của nhân viên dành cho công ty cũng không cao.

Do đó, để duy trì cũng như phát triển doanh nghiệp một cách bền vững hậu COVID-19. Đặc biệt là sau khi trải qua cuộc khủng hoảng “Đại từ chức” (Great Resignation). Các công ty vừa và nhỏ rất nên chú trọng đến việc thiết lập bộ phận HRD để phát triển nguồn nhân lực một cách có tổ chức.
Theo McKinsey, bên cạnh mức đãi ngộ hấp dẫn, người đi làm cũng mong muốn tìm kiếm công việc có chế độ thăng tiến rõ ràng và nhiều cơ hội phát triển. Bằng cách tạo ra nhiều chương trình đào tạo phù hợp với năng lực của nhân viên, doanh nghiệp đang giúp họ phát triển hơn. Cùng với đó, doanh nghiệp cũng cần cải thiện bộ máy nhân sự và tạo điều kiện tốt để nhân viên có thực lực thăng tiến.
Tham khảo thêm dịch vụ Văn phòng giao dịch tại WinPlace
Vì sao doanh nghiệp cần có HRD?
Nhu cầu phát triển năng lực cá nhân các cấp đều cần thiết cho cả nhân viên và doanh nghiệp. Để có thể làm việc hiệu quả, một nhân viên cần được tôn trọng những văn hóa cá nhân, thích nghi tốt với môi trường doanh nghiệp, bên cạnh việc phát triển năng lực vốn có của mình.
Do đó, doanh nghiệp nào cũng cần thiết lập bộ phận HRD để tạo ra các chương trình đào tạo kiến thức, kỹ năng làm việc, năng lực cá nhân và thái độ của nhân viên. Từ đó năng lực của khối nhân viên được cải thiện đều đặn. Đảm bảo hiệu suất làm việc cao và ổn định.

Với những nhân viên có thực lực, HRD sẽ phối hợp với HRM để tạo điều kiện cho họ phát triển và nắm giữ các vai trò quản lý trong bộ phận chuyên môn của mình. Với mục đích tăng cường quản lý và tạo ra đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp ở các cấp.
Khi nguồn nhân lực của công ty được khai thác tối ưu và đầu tư đúng cách, hiệu suất của tập thể công ty sẽ tăng cao. Đồng thời làm tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường.
Kỹ năng & kiến thức để làm HRD
Để bắt đầu sự nghiệp trong ngành Phát triển nguồn nhân lực nói riêng và lĩnh vực Nhân sự nói chung, trước hết bạn cần phải có bằng Cử nhân ngành Quản trị nhân sự.
Nếu muốn phát triển sự nghiệp, bạn có thể học lên bậc Cao học cùng ngành. Tuy nhiên, lĩnh vực này thường không yêu cầu bạn phải có bằng Thạc sĩ. Trừ khi bạn muốn trở thành chuyên viên cố vấn hoặc chuyên gia đào tạo nhân lực.

Nhìn chung, nếu muốn trở thành một người phát triển nhân lực giỏi, bạn cần phải tập hợp đủ những kiến thức và kỹ năng chuyên môn sau đây:
Kỹ năng cứng
- Khả năng nắm bắt nhu cầu của nhân sự và công ty
- Khả năng hoạch định và xây dựng chiến lược phát triển nhân sự phù hợp với mục tiêu của công ty
- Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức các chương trình đào tạo nhân sự
- Biết thiết kế và xây dựng cơ cấu bộ máy nhân sự của doanh nghiệp
Kỹ năng mềm
- Kỹ năng giao tiếp nhạy bén, khéo léo để truyền tải nội dung cần thiết nhưng không gây mâu thuẫn
- Có kiến thức rộng về xã hội
- Kỹ năng giải quyết vấn đề và xử lý tình huống
- Kỹ năng thuyết phục và thương lượng
- Kỹ năng lắng nghe tốt để thấu hiểu nhu cầu của nhân sự và công ty
- Kỹ năng phối hợp với tập thể để hỗ trợ cho nhiều ban ngành khác nhau trong công ty
Khái niệm HRD là gì hay phát triển nguồn nhân lực tuy nghe lạ lẫm, nhưng đóng vai trò rất cần thiết cho sự phát triển của doanh nghiệp. Liệu doanh nghiệp của bạn đã biết “đối đãi” nhân viên đúng cách? Những thông tin trên hy vọng đã giúp bạn tìm ra câu trả lời cho câu hỏi này.
WinPlace chúc các bạn thành công!
Add Comment