Hình thức kế toán nhật ký chung theo thông tư 200 đã quy định rõ ràng và cụ thể. Là một ngành mang tính đặc thù, đòi hỏi quá trình hoàn thiện và ghi chép phải rõ ràng, chính xác và minh bạch. Vậy bạn đã nắm rõ những yêu cầu và quy định về chưa? Cùng theo dõi bài viết để không bỏ lỡ những nội dung quan trọng.
Sổ kế toán nhật ký chung theo thông tư 200 là gì?
Các doanh nghiệp luôn đề cao sự minh bạch và rõ ràng trong vấn đề tài chính, ghi chép của kế toán. Theo đó, loại sổ kế toán nhật ký chung được quy định và ban hành theo thông tư 200 được nhiều đơn vị lựa chọn để tổng hợp những vấn đề liên quan đến tài chính.
Sổ kế toán nhật ký chúng là loại sổ sử dụng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính. Trên thực tế, lúc nào cũng sẽ có những thay đổi trong lĩnh vực này theo trình tự thời gian. Đó là tổng số phát sinh bên Nợ và bên Có của những tài khoản ngân hàng mà những kế toán sử dụng cho doanh nghiệp trong quá trình giao dịch.

Chính vì vậy, cần có một công cụ để giúp lưu giữ và phản ánh lại những chuyển dịch đó qua từng kỳ kế toán. Đồng thời, đây còn là phương án hỗ trợ đắc lực trong quá trình hoàn thành sổ Cái. Chúng giúp phản ánh một cách chính xác nhất theo quan hệ đối ứng tài khoản.
Mọi nội dung, số liệu trong sổ nhật ký chung sẽ được sử dụng làm tài liệu để hoàn thành sổ Cái. Chính vì vậy, luôn đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối và không tẩy xóa. Đó là yêu cầu đầu tiên cũng là cơ bản nhất về hình thức kế toán nhật ký chung theo thông tư 200
Nguyên tắc và trình tự ghi sổ nhật ký chung theo thông tư 200
Hình thức kế toán nhật ký chung theo thông tư 200 được thực hiện theo nguyên tắc: ghi chép mọi thay đổi theo trình tự thời gian. Sổ nhật ký chung được xem là sổ trọng tâm trong quá trình lưu lại số liệu này. Bởi lẽ, về sau, khi hoàn thành sổ cái, họ sẽ dựa vào sổ nhật ký.
Hình thức kế toán nhật ký chung theo thông tư 200ế toán chi tiết. Những loại sổ này sẽ có trình tự ghi chép và hoàn thành khác nhau. Nhìn chung, sẽ tính theo ngày, theo tháng, quý hoặc năm.

Thông thường, các doanh nghiệp sẽ mở sổ nhật ký chung hằng ngày. Theo đó, kế toán có nhiệm vụ theo dõi và cập nhật dữ liệu hằng ngày. Căn cứ vào các chứng từ đã được kiểm tra để điền nghiệp vụ phát sinh trong sổ Nhật ký chung. Tiếp đó, những dữ liệu ở sổ Nhật ký chung lại trở thành cơ sở để hoàn thiện sổ Cái.
Còn việc mở sổ và thẻ kế toán chi tiết cũng như sổ Nhật ký đặc biệt thì sẽ phụ thuộc vào từng đơn vị. Nếu doanh nghiệp có nhu cầu này thì kế toán phải đồng thời hoàn thành cả hai loại sổ này song song với sổ Nhật ký chung và sổ Cái.
Theo trình tự đó, đến cuối mỗi tháng, mỗi quý và mỗi năm thì sẽ tiến hành cộng số liệu, đối chiếu và lập bảng cân đối phát sinh. Khi đó, sẽ đối chiếu số liệu trên sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết để tiến hành lập bảng.
Kết cấu, cách ghi sổ kế toán nhật ký chung theo thông tư 200
Hình thức kế toán nhật ký chung theo thông tư 200 do Bộ tài chính ban hành vào ngày 22/12/2014. Đây là mẫu sử dụng chung trong lĩnh vực này nên được quy định một cách viết cụ thể.

Kết cấu của mẫu sổ
Một trang sổ kế toán Nhật ký chung có kết cấu bao gồm 3 phần. Phần thông tin đầu trang, phần bảng chứa nội dung nghiệp vụ kế toán và cuối trang là phần xác nhận của các đơn vị/cá nhân có trách nhiệm.

- Góc trên bên trái thông tin của đơn vị doanh nghiệp và địa chỉ doanh nghiệp. Khi điền, kế toán cần nắm đúng thông tin để khi truy xuất và đối chiếu sẽ thuận lợi hơn;
- Góc trên bên phải là thông tin về tên mẫu sổ, kèm ngày công bố cũng như đơn vị công bố mẫu. Với sổ nhật ký chung, có tên là: S03a-DN;
- Tiếp đến là tên sổ và bên dưới là thông tin về năm thực hiện. Điều này giúp cho quá trình tìm kiếm và đối chiếu số liệu cho các năm sau được dễ dàng hơ;
- Mục đơn vị tính đặt phía trên bản nội dung sẽ điền đơn vị là: đồng;
- Ở giữa và cũng là nội dung quan trọng nhất chính là bảng thông tin trong nhật ký với 9 mục, tương ứng với các chữ số: A, B, C, D, E, G, F, 1, 2;
- Góc dưới bên trái là thông tin về số trang trong cuốn sổ, được tính từ trang một đến trang cuối. Cùng với đó là thông tin về ngày mở sổ của doanh nghiệp;
- Cuối cùng là ngày tháng hoàn thành và vị trí xác nhận bằng chữ ký của các đơn vị/ cá nhân có liên quan. Trong đó có: người ghi sổ, kế toán trường, giám đốc doanh nghiệp. Tất cả đều ký và ghi rõ họ tên tại đúng vị trí.
Hướng dẫn cách điền sổ kế toán Nhật ký chung
Hình thức kế toán nhật ký chung theo thông tư 200 được quy định rõ ràng. Chỉ những cuốn sổ được viết theo thông tin và định dạng chuẩn mới có hiệu lực và giá trị. Chính vì vậy, mỗi một kế toán đảm nhận công việc này đều phải có trách nhiệm và ý thức được vấn đề này.

- Mục A – ngày tháng ghi sổ: Kế toán căn cứ và viết chính xác ngày tháng mà mình đang thực hiện;
- Mục B – số hiệu (năm trong phần chứng từ): Đối chiếu với nội dung trong chứng từ, lấy đúng số hiệu để điển cho phần này;
- Mục C – ngày tháng ( nằm trong phần chứng từ): Mục này biểu thị ngày tháng lập nên chứng từ. Vì vậy, thực hiện cách đối chiếu và lấy thông tin tương tự với mục B;
- Mục D – diễn giải: Đây là mục cung cấp chính xác nhất nội dung phát sinh về kinh tế tài chính. Người thực hiện tiến hành điền nội dung tóm tắt vào ô này;
- Mục E – đã ghi sổ cái: Mục này cung cấp thông tin việc nội dung này đã được ghi vào sổ Cái hay chưa. Nếu rồi thì đánh dấu vào ô này, nếu chưa thì sẽ không đánh dấu;
- Mục G – số tự tự dòng: Điền vào đây số thứ tự dòng của Nhật ký chúng;
- Mục H – số hiệu TK: Tại đây sẽ điền thông tin số hiệu các tài khoản ghi Nợ, ghi Có. Theo đó, nội dung tài khoản ghi Nợ sẽ viết trước, nội dung tài khoản ghi Có sẽ viết sau. Mỗi nội dung chỉ được viết ở một dòng riêng;
- Mục 1 – nợ (nằm trong số phát sinh): Mục này sẽ điền thông tin về số tiền phát sinh của tài khoản ghi Nợ;
- Mục 2 – có (nằm trong số phát sinh): Tương tự, mục này sẽ điền thông tin về số tiền phát sinh của tài khoản ghi Có;
- Cuối trang, người thực hiện tiến hành cộng tổng số phát sinh. Kết quả sẽ được chuyển sang trang sau cho mỗi lần nhập liệu trang mới. Như vậy, ở đầu trang tiếp theo sẽ có kết quả đã cộng này.
Ngoài ra, có thể thấy, cách ghi của hình thức kế toán nhật ký chung theo thông tư 200 cho sổ Nhật ký chung và sổ Nhật ký đặc biệt đều khá giống nhau. Về nội dung và hình thức đều tương tự. Chính vì vậy, các đơn vị lo sợ đến sự trùng lặp nội dung, gây tình trạng hoang mang và khó khăn khi xem xét số liệu về sau nên sẽ chỉ hoàn thiện một trong hai. Theo đó, nếu các nghiệp vụ kế toán, tài chính đã ghi ở sổ Nhật ký thì sẽ không điền vào sổ còn lại nữa.
Hình thức kế toán Nhật ký chung theo thông tư 200 đều được quy định một cách rõ ràng. Từ cách thức, nội dung và cả cách ghi chép. Điều này giúp đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng, hỗ trợ đắc lực cho quá trình kiểm duyệt và đối chiếu về sau. Hy vọng với nội dung của bài viết từ Winplace, bạn đã có thể nắm rõ thông tin và hiểu cách hoàn thành một cuốn sổ nhật ký chung.
Add Comment