Vào cuối năm, nhân viên kế toán phải thực hiện việc hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp cho công ty. Việc hạch toán thuế tndn rất quan trọng và người kế toán phải nắm được tài khoản cũng như nghiệp vụ để hoàn thành tốt công việc.
Để thực hiện việc hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp thì kế toán phải sử dụng tài khoản 821. Các nghiệp vụ hạch toán thuế gồm nhiều việc và kế toán phải cần thận để tránh sai sót.
Tổng quan về tài khoản 821
Khi muốn hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp thì tài khoản 821 là nơi để ghi nhận các mức thu chi của công ty. Kết cấu của tài khoản 821 phản ánh những nội dung cho cả bên nợ và bên có trong công ty.
Tài khoản 821 – Tài khoản phản ánh thuế thu nhập doanh nghiệp
Tài khoản 821 được dùng để phản ánh chi phí của thuế TNDN phát sinh trong năm tài chính của doanh nghiệp. Thông qua đó, công ty sẽ xác định được kết quả kinh doanh sau thuế của năm tài chính hiện hành.

Chi phí thuế TNDN được ghi trong tài khoản 821 là số thuế công ty phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế trong năm, thuế suất thuế TNDN hiện hành. Vào cuối mỗi quý, kế toán viên phải ghi nhận số thuế TNDN tạm nộp vào tài khoản 821 dựa trên các hóa đơn, chứng từ.
Vào cuối năm tài chính, nếu như số thuế thực tế phải nộp có sự chênh lệch thì kế toán viên tiến hành điều chỉnh mức thuế suất phải nộp sao cho phù hợp. Sau khi hạch toán, kế toán viên phải kết chuyển chi phí thuế TNDN phát sinh vào tài khoản khác, được gọi chung là TK 911. Đây là tài khoản xác định kết quả sản xuất kinh doanh, nhờ đó công ty sẽ xác định được lợi nhuận sau thuế trong một kỳ kế toán nhất định.
Tìm hiểu thêm về Luật kế toán
Kết cấu, nội dung của tài khoản 821
Trong bất kỳ tài khoản kế toán nào thì cũng tồn tại bên nợ và bên có, tài khoản 821 cũng vậy. Hai tài khoản này kết hợp với nhau tạo nên kết cấu của tài khoản kế toán 821. Một điểm đặc trưng chung của tài khoản này đó chính là không có số dư cuối kỳ.
Bên nợ
Phần bên nợ của tài khoản 821 cần phải lưu ý một vài thông tin sau khi hạch toán:
- Chi phí thuế TNDN được phát sinh trong năm tài chính hiện hành
- Thuế TNDN của những năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót không quan trọng nhưng ảnh hưởng đến mức thuế phải nộp của năm hiện tại
- Chi phí thuế TNDN được hoãn lại phát sinh trong năm từ việc ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả
- Ghi nhận số tiền chênh lệch giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm cùng với tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm
- Kết chuyển chênh lệch giữa bên có và bên nợ của chi phí thuế TNDN hoãn lại phát sinh trong kỳ vào bên Có của tài khoản xác định kết quả kinh doanh (Tài khoản 911).

Bên có
Trong trường hợp số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp nhỏ hơn số thuế tạm tính trong năm thì công ty sẽ được giảm trừ vào chi phí thuế TNDN đã ghi nhận trong một năm. Ngoài ra, khi hạch toán bên có của tài khoản 821 cần chú ý những vấn đề như:
- Số tiền thuế TNDN phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót không quan trọng của những năm trước và ảnh hưởng đến thuế TNDN hiện tại được ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành trong năm hiện tại
- Ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại và ghi nhận tài sản thuế thu nhập bị hoãn lại
- Ghi giảm số chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong năm được hoàn nhập với thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm
- Kết chuyển số tiền chênh lệch giữa chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong năm với những khoản được ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành trong năm vào TK 911
- Kết chuyển tiền chênh lệch trong việc phát sinh bên nợ và bên có của tài khoản 8212 có trong kỳ kế toán vào bên nợ của tài khoản 911.
Nghiệp vụ hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp
Hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp hay nộp tờ khai quyết toán thuế TNCN đều yêu cầu phải có nghiệp vụ tốt. Nhìn chung, trong việc hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp thì cần xác định số thuế tạm nộp theo từng thời kỳ rồi sau đó kết chuyển chi phí TNDN vào cuối kỳ kế toán.
Xác định số thuế tạm nộp theo từng thời kỳ
Sau mỗi thời kỳ nhất định, kế toán viên phải tiến hành xác định số thuế phải nộp dựa trên các loại hóa đơn chứng từ. Nhìn chung, số thuế phải nộp khi hạch toán thuế được tính theo mỗi quý và cuối mỗi năm tài chính.
Tham khảo thêm bài viết: 4 vấn đề cần biết về chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
Xác định số thuế theo mỗi quý
Khi xác định số thuế theo mỗi quý thì kế toán phải dựa trên những hóa đơn, chứng từ phát sinh thu nhập chịu thuế. Sau khi đã xác định được số tiền đó thì kế toán viên phải ghi vào bên Nợ của tài khoản 8211 (Tài khoản chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp) và bên có của TK 3334 (Tài khoản thuế thu nhập doanh nghiệp).

Nếu như nộp thuế vào ngân sách nhà nước thì ghi vào bên Nợ của tài khoản 3334 (Tài khoản thuế thu nhập doanh nghiệp). Trong tài khoản này sẽ có những tài khoản con như TK 111, 112.
Xác định số thuế vào cuối năm tài chính
Vào cuối năm tài chính, số thuế phải nộp được xác định dựa trên tờ khai quyết toán thuế cuối năm hoặc số thuế do cơ quan thuế thông báo phải nộp. Trường hợp này, kế toán viên phải dựa vào sự chênh lệch số thuế phải nộp và tạm nộp để hạch toán chính xác.

Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong năm lớn hơn số thuế tạm nộp, kế toán viên phải phản ánh việc nộp bổ sung thuế. Khi đó, việc hạch toán thuế sẽ được ghi vào bên Nợ của TK 8211 và bên Có của TK 3334.
Trường hợp như số thuế thực tế phải nộp nhỏ hơn số thuế TNDN phải tạm nộp thì kế toán sẽ ghi giảm thuế. Khi đó, việc hạch toán giảm thuế được ghi vào bên Nợ của TK 3334 và bên Có của TK 8211.
Trường hợp phát hiện sai sót
Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu của những năm trước liên quan đến mức thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, doanh nghiệp phải hạch toán tăng hoặc giảm số thuế phải nộp vào chi phí thuế TNDN hiện hành của những năm trước. Việc hạch toán sẽ có sự liên quan đến việc tăng hay giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.

Nếu sai sót không trọng yếu của những năm trước dẫn đến phải bổ sung thêm thuế thì doanh nghiệp điều chỉnh tăng thuế TNDN của năm hiện tại. Khi đó, kế toán phải ghi vào bên Nợ của TK 8211 và bên Có của TK 3334.
Nếu sai sót không trọng yếu dẫn đến giảm thuế phải nộp thì doanh nghiệp điều chỉnh giảm chi phí thu nhập doanh nghiệp của năm hiện tại. Khi đó, kế toán viên phải ghi vào bên Nợ của TK 3334 và Bên Có của TK 8211.
Kết chuyển chi phí TNDN vào cuối kỳ kế toán
Vào cuối kỳ kế toán trong năm, doanh nghiệp phải kết chuyển chi phí thuế TNDN. Nếu có số nợ phát sinh chênh lệch thì phải kết chuyển chi phí vào tài khoản phù hợp.
Nếu TK 821 có bên Nợ phát sinh lớn hơn số phát sinh bên Có thì số chênh lệch ghi vào bên Nợ của TK 911 và bên Có của TK 821. Trường hợp nếu có số nợ phát sinh nhỏ hơn thì ghi vào bên Nợ của TK 821 và ghi vào bên Có của TK 911.
Việc hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp là công việc mỗi năm của nhiều kế toán. Để hạch toán đúng cách, kế toán viên phải sử dụng Tài khoản 821 để ghi chép đầy đủ các chi phí. Ngoài ra, khi hạch toán thuế TNDN cần sự cẩn thận, tỉ mỉ để tránh sai sót khi nộp thuế TNDN cho cơ quan nhà nước.
WinPlace chúc bạn thành công!
Add Comment