Chắc hẳn bạn đã thường nghe đến cụm từ giấy chứng nhận đầu tư và giấy đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, một số người thường bị nhầm lẫn hai loại giấy tờ này với nhau. Thực chất, giấy đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đầu tư có một số điểm tương đồng và khác biệt. Do vậy, bạn cần phân biệt rõ hai loại giấy tờ này để không nhầm lẫn khi thực hiện những thủ tục xin giấy phép kinh doanh hay đầu tư.
Những điểm chung của giấy chứng nhận đầu tư giấy đăng ký kinh doanh
Nhìn chung, giấy chứng nhận đầu tư và giấy đăng ký kinh doanh có một vài điểm tương đồng. Đầu tiên, hai loại giấy này đều là giấy phép kinh doanh được cấp bởi các cơ quan có thẩm quyền cho các tổ chức, doanh nghiệp. Thông qua giấy phép này, doanh nghiệp sẽ có đủ điều kiện pháp lý để kinh doanh các dự án trong khuôn khổ pháp luật.

Bên cạnh đó, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đầu tư được cấp cho các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức hoạt động ở Việt Nam. Đồng thời, cơ quan có thẩm quyền cấp hai loại giấy này là Sở Kế hoạch Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở hoặc tiến hành các hoạt động kinh doanh chính.
Hai loại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và chứng nhận đầu tư đều phải làm hồ sơ để được cấp. Trong hồ sơ làm giấy phép thì phải có các thông tin cụ thể, người đại diện theo pháp luật của cá nhân, doanh nghiệp và những nội dung khác đúng quy định trong các văn bản pháp luật.
So sánh điểm khác biệt của giấy chứng nhận đầu tư và giấy đăng ký kinh doanh
Giấy chứng nhận đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đều là các văn bản mà cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân, tổ chức muốn tiến hành hoạt động đầu tư kinh doanh. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm chung thì hai loại giấy tờ này còn có một vài điểm khác biệt về khái niệm, nội dung cũng như đối tượng được cấp.
Về khái niệm
Trong phần khái niệm thì trước hết cần làm rõ ràng, giấy chứng nhận đầu tư được quy định trong Luật Đầu tư. Trong khi đó, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được làm rõ khái niệm thông qua Luật Doanh nghiệp.

Luật Đầu tư chỉ ra rằng giấy chứng nhận đầu tư là một văn bản có dạng giấy hoặc điện tử để ghi nhận những thông tin đăng ký đầu tư của doanh nghiệp theo đúng quy định. Văn bản này thường được cấp gắn liền với các dự án đầu tư và áp dụng chủ yếu cho những đối tượng đầu tư đến từ nước ngoài.
Tuy nhiên, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lại là một văn bản được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền cho cá nhân, tổ chức đủ điều kiện đăng ký kinh doanh. Giấy chứng nhận này dùng để ghi nhận những thông tin của các công ty ở trong nước.
Về đối tượng được cấp
Một điểm khác biệt khá rõ của giấy chứng nhận đầu tư và giấy đăng ký kinh doanh đó chính là đối tượng được cấp. Các chủ thể khác nhau sẽ được cấp các văn bản khác nhau tùy theo tình hình đầu tư kinh doanh.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được cấp cho các cá nhân, doanh nghiệp trong nước đủ điều kiện thành lập theo đúng pháp luật. Một số doanh nghiệp kinh doanh những ngành nghề có điều kiện thì phải đáp ứng yêu cầu về điều kiện sản xuất, vốn thì mới được cấp giấy phép. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có thể được cấp cho các loại hình công ty thành lập trong nước như công ty TNHH, cổ phần, hợp doanh hay doanh nghiệp tư nhân.

Với giấy chứng nhận đầu tư thì đối tượng được cấp đa phần là những doanh nghiệp nước ngoài có các dự án phát triển trong nước. Ngoài những nhà đầu tư này thì những tổ chức có vốn nước ngoài nếu phát triển dự án thì cũng được cấp giấy chứng nhận từ cơ quan có thẩm quyền.
Tham khảo thêm bài viết về dịch vụ Thành lập mới tại WinPlace
Về nội dung của giấy chứng nhận
Một điểm khác của giấy chứng nhận đầu tư và giấy đăng ký kinh doanh đó chính là về nội dung của những giấy tờ này. Ngoài việc thể hiện thông tin của doanh nghiệp thì trên các loại giấy này ghi rõ những thông tin khác liên quan đến doanh nghiệp hoặc dự án đầu tư.
Giấy chứng nhận đầu tư
Trong giấy chứng nhận đầu tư sẽ phải ghi nhận một vài thông tin sau:
- Tên, mã số và thông tin của nhà đầu tư
- Địa điểm thực hiện, quy mô, dự án và mục tiêu của dự án đầu tư
- Số vốn đầu tư, thời hạn thực hiện dự án
- Trong tiến độ thực hiện dự án đầu tư thì phải ghi rõ tiến độ gom vốn, huy động nguồn vốn, tiến độ thực hiện dự án, nếu dự án đầu tư chia thành nhiều giai đoạn khác nhau thì phải ghi rõ cụ thể ra việc phải làm trong từng khoảng thời gian
- Hình thức ưu đãi cũng như điều kiện thực hiện dự án đầu tư nếu có.

Giấy đăng ký kinh doanh
Khác với giấy chứng nhận đầu tư, trong giấy đăng ký kinh doanh sẽ phải có một số thông tin như sau:
- Tên, mã số, địa chỉ và trụ sở của doanh nghiệp
- Thông tin của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân
- Thông tin của các thành viên, cổ đông góp vốn đối với công ty cổ phần, công ty TNHH
- Thông tin về vốn điều lệ, vốn đầu tư của doanh nghiệp.
Về hồ sơ cần chuẩn bị và thủ tục thực hiện
Đối với giấy chứng nhận đầu tư và giấy đăng ký kinh doanh thì đều cần phải chuẩn bị hồ sơ để được cấp giấy phép. Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ thì cá nhân, tổ chức xin giấy phép phải gửi đến cơ quan có thẩm quyền để được phê duyệt hồ sơ.
Giấy chứng nhận đầu tư
Đối với việc xin giấy chứng nhận đầu tư thì nộp hồ sơ đến Sở Kế hoạch và Đầu tư hoăc Ban quản lý khu công nghệ cao, khu chế xuất. Khi chuẩn bị hồ sơ thì cần phải có một số loại giấy tờ như:
- Văn bản xin cấp phép cho dự án theo đúng mẫu của cơ quan có thẩm quyền
- Văn bản nêu rõ nội dung của dự án, xác minh nguồn vốn cùng với khả năng đầu tư của cá nhân, tổ chức
- Nếu dùng quỹ đất lớn thì phải có văn bản đề xuất sử dụng đất, phương án di cư và tái định cư
- Đánh giá về hiệu quả của dự án đầu tư.
Sau khi chuẩn bị đúng hồ sơ thì bạn gửi đến cơ quan có thẩm quyền. Sau đó, phía cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét trong khoảng 5 ngày làm việc. Hết 5 ngày, nếu hồ sơ của tổ chức đạt chuẩn thì sẽ được cấp giấy chứng nhận đầu tư.
Giấy đăng ký kinh doanh
Đối với việc làm giấy đăng ký kinh doanh thì mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có một yêu cầu khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung thì doanh nghiệp phải chuẩn bị một số loại hồ sơ như:
- Đơn đề nghị thành lập doanh nghiệp theo đúng loại hình muốn thành lập
- Bản thảo điều lệ công ty đã được thông qua
- Các loại giấy tờ của cá nhân, tổ chức thành lập như CMND/CCCD, hộ chiếu, giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp
- Nếu các ngành nghề kinh doanh có điều kiện về vốn pháp định thì phải có văn bản thẩm định vốn của cơ quan thẩm quyền.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thì doanh nghiệp nộp hồ sơ đến Phòng Kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Sau 3 ngày làm việc, nếu hồ sơ của doanh nghiệp hợp lệ thì sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Giấy chứng nhận đầu tư và giấy đăng ký kinh doanh đều là những văn bản được cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân, tổ chức. Giữa hai loại giấy này có một vài điểm tương đồng nhưng cũng có các điểm khác nhau. Cá nhân, tổ chức nên phân biệt rõ hai khái niệm này để thuận lợi trong việc thực hiện hồ sơ.
WinPlace hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm thông tin hữu ích.
Add Comment