Nhắc đến thuế, đây được xem là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi cá nhân, tổ chức đối với Nhà Nước. Và các doanh nghiệp chính là đối tượng được quan tâm nhiều đối với vấn đề này. Cùng tìm hiểu những điều kiện về giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế doanh nghiệp.
Thế nào là mã số doanh nghiệp và mã số thuế doanh nghiệp?
Mã số doanh nghiệp là gì?
Mã số thuế doanh nghiệp được quy định tại Luật doanh nghiệp 2022 có nội dung như sau:
Mã số doanh nghiệp được hiểu là một dãy số được Hệ thống thông tin quốc gia thiết lập để hỗ trợ việc đăng ký doanh nghiệp. Mã số này được cấp cho doanh nghiệp khi thành lập. Và dãy mã số này được ghi ở trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Mã số doanh nghiệp là riêng, là duy nhất để phân biệt các doanh nghiệp với nhau. Đặc biệt, mã số này không được dùng lại để cấp cho những doanh nghiệp khác. Mã số doanh nghiệp được sử dụng nhằm tiến hành các nghĩa vụ về thuế, các thủ tục hành chính cũng như quyền và nghĩa vụ khác. Đồng thời, trong trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động thì mã số doanh nghiệp cũng không còn hiệu lực.

Mã số thuế là gì?
Dựa vào khoản 5 Điều 3 Luật quản lý thuế, mã số thuế là là một dãy số bao gồm 10 chữ số hay 13 chữ số, và một số ký tự khác. Đây là dãy số được cơ quan thuế cung cấp cho người nộp thuế, nhằm quản lý việc nộp thuế.
Ngoài ra, các công ty, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hay các tổ chức khác chỉ được cấp 01 MST duy nhất. Mã số thuế có hiệu lực sử dụng trong suốt quá trình hoạt động từ khi đăng ký thuế, và MST hết hiệu lực đến chấm dứt hoạt động.
Giấy chứng nhận đăng ký thuế doanh nghiệp là gì?
Khái niệm về giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chưa có bất kỳ khái niệm cụ thể nào. Nhưng với nhiều quan điểm dựa trên các quy định rõ ràng về khái niệm này. Thì Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế doanh nghiệp có thể hiểu như: “Giấy chứng nhận đăng ký thuế là loại mẫu giấy chứng nhận về việc đăng ký thuế do cơ quan thuế có thẩm quyền cấp cho người nộp thuế đã thực hiện thủ tục đăng ký thuế trước đó theo quy định.”
Giấy chứng nhận đăng ký thuế doanh sẽ được cấp cho doanh nghiệp, tổ chức… tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh. Doanh nghiệp phải có hồ sơ đăng ký thuế đầy đủ theo quy định sẽ được nhận Giấy chứng nhận đăng ký thuế từ cơ quan thuế Nhà nước.

Những đối tượng đăng ký thuế và cấp mã số thuế doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế và những điều kiện để cấp mã số thuế doanh nghiệp, cụ thể như sau:
Đối tượng đăng ký thuế doanh nghiệp
Doanh nghiệp phải tiến hành đăng ký thuế ở cơ quan thuế Nhà nước, sau đó sẽ được cấp mã số thuế trước khi thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh hay phát sinh những vấn đề với ngân sách của Nhà nước. Các đối tượng đăng ký thuế doanh nghiệp được quy định như sau:
Doanh nghiệp, tổ chức, tiến hành đăng ký thuế theo cơ chế một cửa liên thông. Và đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, kinh doanh dựa trên quy định của Luật Doanh nghiệp và một số điều luật liên quan khác.
Các tổ chức, cá nhân không nằm trong quy định tại điểm A điều khoản này tiến hành đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế theo quy định Nhà nước.
Tham khảo thêm gói dịch vụ văn phòng giao dịch tại WinPlace
Cấp mã số thuế doanh nghiệp
- Các doanh nghiệp, tổ chức lấy tư cách pháp nhân sẽ sử dụng mã số thuế 10 chữ số.
- Các đơn vị phụ thuộc và một số đối tượng khác sẽ sử dụng mã số thuế 13 chữ số.

Sự cần thiết của giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp khi đi vào hoạt động bắt buộc phải có Giấy chứng nhận mã số thuế. Mã số thuế duy nhất của mỗi doanh nghiệp giúp các cơ quan thuế Nhà nước dễ dàng trong việc quản lý. Đồng thời, có giấy chứng nhận mã số thuế thì các doanh nghiệp mới có thể tiến hành kê khai nộp thuế môn bài, quyết toán theo đình kỳ, phát hành hóa đơn.
Đặc biệt, nếu các doanh nghiệp tiến hành kinh doanh mà không thực hiện việc xin giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế doanh nghiệp sẽ được xem là việc không tuân thủ pháp luật. Nếu nghiêm trọng hơn, có thể bị các cơ quan thuế Nhà nước xử phạt vi phạm hành chính.
Trình tự cấp giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế
Hồ sơ cần chuẩn bị khi đăng ký mã số thuế doanh nghiệp bao gồm:
- Tờ khai đăng ký thuế doanh nghiệp
- Bản sao giấy phép thành lập hoạt động, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hay giấy tờ tương đương do các cơ quan có thẩm quyền cấp phép
- Các giấy tờ có liên quan đến mã số thuế doanh nghiệp khác
Thời gian cơ quan thuế cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế trong vòng 03 ngày, kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ. Các thông tin cần thiết của giấy chứng nhận đăng ký thuế gồm:
- Tên người nộp thuế
- Mã số thuế doanh nghiệp
- Số, ngày, tháng, năm của giấy đăng ký kinh doanh hay giấy phép thành lập doanh nghiệp và các loại giấy tờ liên quan khác.

Vậy là các thông tin về giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế doanh nghiệp đã được chia sẻ. Nếu bạn đang còn thắc mắc về những vấn đề về mã số thuế doanh nghiệp sẽ giúp ích được cho bạn.
WinPlace chúc các doanh nghiệp thành công!
Add Comment